MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
  • Khỏe / Đẹp
    • Sức khỏe & Tập luyện
    • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Sự nghiệp
    • Tiền
    • Nghề nghiệp
    • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Phái đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
Home Mạng xã hội

Đã đến lúc vứt mẹ trường học đi!

Có lẽ ngoài nhà tù, là nơi chúng ta hết sức tránh, trường học là nơi con người phải chịu đựng nhiều bạo lực và đàn áp về thể chất nhất.

Đã đến lúc vứt mẹ trường học đi

Ảnh: Carlynn Alarid / Unsplash.

Tri thức thuộc về ai
Sự nghiệp

Tri thức thuộc về ai?

Tri thức, dù vay mượn hay tự thân, thì bản chất đều là ‘vay mượn’ cả. Cả những người thông...

Read more

Mục đích đầu tiên của trường học không phải là giáo dục trẻ em, mà là trông chúng khi bố mẹ đi làm.

Bài viết này thể hiện quan điểm của một nhà báo Anh về nền giáo dục phổ thông của Anh, niềm mơ ước của nhiều phụ huynh Việt Nam, đăng trên unherd.com (một website lập ra để cân bằng với các phương tiện thông tin đại chúng bị cho là đã trở nên một chiều). Tác giả viết khi có thời gian thực sự cảm nhận nền giáo dục của con mình trong đại dịch.

Bạn có thể không đồng ý với những quan điểm đó, nhưng theo tôi, dành thời gian để ngẫm nghĩ về cảm xúc của con cái mình tốt hơn là xả xtress lên mạng xã hội. Tôi thì đặc biệt thích ý tưởng cho học sinh đi làm sớm! Cha ông chúng ta trưởng thành từ 13 tuổi. Còn bây giờ 22 tuổi mới vào đời!

Tại sao đã đến lúc xóa bỏ trường học?

Nhiều thế kỷ qua, nước Anh nổi tiếng về việc đối xử dã man với trẻ em. Cả dân tộc yêu thích mù quáng sử dụng roi và gậy để đánh trẻ em và bọn tội phạm. Đầu thế kỷ 20, trong khi một số nước châu Âu lập ra những trại tập trung, thì người Anh tiếp tục nện những cậu học sinh van xin khóc lóc.

Những người Pháp quan sát kinh ngạc gọi đó là “tật xấu kiểu Anh – Le vice anglais” và so sánh nó với bệnh khổ dâm. Đó là hậu quả kinh hoàng của việc giới tinh hoa Anh được lớn lên trong các trường nội trú đầy bạo lực. Nhà sử học Clive Emsley cho rằng, ở tất cả các trường, việc đánh đập “được coi là một phương pháp đã được kiểm chứng để khép những cậu bé, đôi khi là cả các cô bé, ngỗ ngược vào kỷ luật và văn minh.”

trường học có cần thiết
Ảnh: Taylor Wilcox / Unsplash.

Cuối cùng, mãi đến năm 1987, Anh mới dỡ bỏ luật cho phép các thầy giáo được nện học sinh. Thời của “le vice anglais” đã qua, cũng như bẫy gấu, đế chế Anh hay quyền lực tuyệt đối của triều đình. Nhưng liệu các trường học ở Anh bớt bạo lực?

Một câu hỏi có vẻ buồn cười. Nhưng rồi covid, trường học bị đóng cửa, ta có thời gian ngẫm nghĩ, trường học sinh ra để làm gì và thực sự là trường đang làm gì với những học sinh mà nó chịu trách nhiệm?

Đại dịch đã hé lộ rằng, mục đích đầu tiên của trường học không phải là giáo dục trẻ em, mà là trông chúng khi bố mẹ đi làm. Thị trường lao động và trường học là những điều liên quan chặt chẽ với nhau. Khi trường học đóng cửa, kinh tế bị ảnh hưởng. Việc trẻ có muốn đến trường hay không, không quan trọng bằng việc bố mẹ chúng cần phải đi làm. Đó là lý do mà chính phủ Anh băn khoăn và đóng cửa trường muộn hơn hết tất cả các nước châu Âu.

Nhưng tại sao trẻ lại không muốn đến trường, khi “le vice anglais”, tắm nước lạnh và rác rưởi đã không còn nữa? Thật buồn là quấy rối, trả thù bằng ảnh nóng, bắt nạt vẫn là chuyện “thường ngày ở huyện” trong các trường học Anh. Đặc biệt quấy rối tình dục càng ngày càng tệ. Các quỹ từ thiện, các viện nghiên cứu và báo chí khẳng định lời giải là phải giáo dục thêm giới tính, phải thêm trường. Trong khi chính các trường học là nơi tạo ra vấn đề. Có lẽ ngoài nhà tù, là nơi chúng ta hết sức tránh, trường học là nơi con người phải chịu đựng nhiều bạo lực và đàn áp về thể chất nhất.

Nhưng còn có những thứ đáng sợ hơn bạo lực. Đó là sự buồn tẻ. Nếu bạn chưa từng làm ở trường, thì bạn có thể kết hợp tính cách của quan tòa, nhân viên bảo hiểm xã hội, và cai ngục, và bạn sẽ hiểu được rằng học sinh sẽ chán nản muốn chết. Nhiều đứa không chịu được đã lăn ra ngủ ngay trên bàn. Nếu giáo viên giỏi và sáng tạo, có thể chúng sẽ chú ý. Nhưng đối với đa số học sinh, bản thân việc chúng bị buộc phải đến trường là chán ngán, chứ chưa hẳn là các hoạt động hay thầy giáo.

Chúng bị bắt buộc phải làm những bài tập buồn tẻ, xem những video chán phèo và nghe những thầy giáo nhạt nhẽo. Hàng tấn những tài liệu không liên quan được quẳng lên đầu chúng, cho những mục đích tù mù. Khi chúng đã biết đọc, làm toán đơn giản, và đứng xếp hàng mà không đánh nhau, không hiểu chúng còn cần những thứ như chu kỳ biến hóa của nước hay đọc bản đồ làm gì? Chúng có thể tra google chu kỳ nước và dùng điện thoại có GPS để tìm bản đồ. Trẻ em thành thạo công nghệ, đến mức thầy cô và bố mẹ không thể hiểu nổi. Hệ thống giáo dục và một số hệ thống khác, đã bị công nghệ qua mặt trong thập niên gần đây và trở nên lạc hậu.

Và kết quả là học sinh càng ngày càng chán ngán với trường phổ thông đang đè nén chúng. Năm 2016, một phần ba học sinh lớp Chín nói rằng chúng cảm thấy buồn chán ở trường. Các chuyên gia biết điều đó từ lâu, nhưng bảo rằng đó là do hocmon, từ chối thừa nhận là bài giảng không liên quan đến mối quan tâm và không phù hợp với năng lực của học sinh.

Chẳn hạn nếu tôi bị nhốt vào trong phòng và phải xem một người mà tôi không thích, chẳng hạn Paul Mason (một bình luận viên của BBC) lảm nhảm về một thứ mà tôi chán ngán như cuộc đời và tư tưởng của Rosa Luxemburg, sẽ không ngạc nhiên lắm nếu tôi không sôi máu. Nhất là thêm vào đó tôi phải xin phép Paul để được đi đái, và thằng đằng sau thi thoảng lại chí thước kẻ đã mài nhọn lên lưng, thì tôi thực sự sẽ phát điên.

Đó chính xác mà hàng triệu đứa trẻ đang phải chịu đựng ở trường. Một cách có hệ thống, hợp pháp, được nhà nước trả tiền, và bị các giáo viên với tư tưởng chính trị nhảm nhí như Paul giám sát. Và bọn chúng phải chịu trong 4 năm nữa mới thoát ra được. Các trường học Anh đã từng đánh đập vật lý cơ thể học sinh, giờ chúng tra tấn tâm hồn và tuyên bố đó là tiến bộ.

Tuổi dậy thì

Cách giáo dục giới tính cho con trẻ ở tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính luôn là một vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt là khi...

Nhà văn Scott Alexander đã gọi đó “nhà tù trẻ em”. Ông viết, trường học “buộc học sinh nhốt mình trong một môi trường không thân thiện, không được cử động, thường xuyên buồn ngủ, bị sức ép là bố mẹ sẽ bị trừng phạt nếu chúng phản đối.” Gần đây, nhà phê bình Lorna Finlayson đã viết: “mục đích thực sự của trường học là áp đặt thói quen vâng lời cấp trên.” Bà đã bỏ học ở tuổi 13 và không bao giờ quay lại.

Tôi không chắc chắn là Finlayson và Alexander đúng, nhưng tôi đồng cảm. Suốt thời gian ở trường, tôi mơ màng, hoặc cãi nhau với thầy giáo, hoặc đi học muộn, hoặc đi bộ khi phải chạy, vẽ nguệch ngoạc lên vở bài tập và nhìn đồng hồ.

Nhưng tôi chịu được. Tôi không bị bắt nạt và tôi xin được bố mẹ yêu quí của tôi cho nghỉ ốm nhiều hơn đa số các bạn của tôi. Còn xung quanh là một sự khốn khổ thực sự và không được ai quan tâm. Hoàn toàn vô nghĩa, như bất cứ một sự khốn khổ nào khác. Chúng xảy ra chỉ vì chúng ở đó.

Khi tôi quay lại trường học trước đại dịch. Mọi sự vẫn thế, không có gì thay đổi, ngoài việc Tiktok đang soán ngôi Facebook. Giáo viên can thiệp nhưng không thể ngăn chặn bạo lực. Người lớn đành chấp nhận và gọi đó là sự “trưởng thành.”

Bỏ trường học đi có thể là một ý tưởng xa lạ. Nhưng nhu cầu phải làm cái gì đó để xóa bỏ cách thức suy nghĩ “tao_không_cần_quan_tâm_đến_cảm_xúc_của_mày” là thực sự. Chúng ta sẽ làm gì với những đứa con tự do mà chúng ta đã tạo ra? Có thể cho chúng đi làm chẳng hạn. Ý tưởng trẻ con đi làm bị hình ảnh David Copperfield quệt mồ hôi trong xưởng đóng chai làm méo mó. Nhưng gửi chúng đi làm có lẽ còn đỡ khủng khiếp hơn khóa chúng ở trong lớp học. Các con trai tôi chẳng hạn, sẽ trưởng thành và hiểu đời hơn nếu chúng kiếm được tiền và tự định vị được mình trong cuộc sống. Cũng sẽ có những đứa trẻ muốn học bảng tuần hoàn và đọc Carol Ann Duffy, chúng sẽ ở lại trường và hưởng lợi vì lớp học sẽ ít đi rất nhiều.

Các nhà bảo thủ chắc chắn sẽ phản đối. Cái gì. Bỏ trường đi à. Thế làm gì tiếp? Hay bỏ cả nhà tù đi? Bỏ luôn cả hoàng gia? Như Emsley đã phản ánh, sâu thẳm dưới thói quen đánh trẻ em trong trường, là giả thiết cho rằng cách làm của chúng ta là tốt nhất, là đặc biệt, và sự trừng phạt là “một phần của sự sắp xếp hợp lý của hiến pháp Anh.” Đó là một sự biện luận ngu dốt. Và các trường học đang làm như thế. Lấy ví dụ, tại sao lại phải học từ sáng sớm khi những đứa trẻ chưa thích nghi với nhịp sinh học như người lớn? Vì chúng ta làm thế. Đừng hỏi.

Tôi đã nghĩ, có lẽ giao phó việc chăm trẻ cho các thầy giáo tầm thường còn cực đoan hơn là bỏ béng trường học đi. Có thể là một mẩu luật ngớ ngẩn nhất của đất nước này, ngoại trừ việc cấm xe máy điện, là điều khoản của Luật giáo dục năm 1996, đòi hỏi các thống đốc và hội đồng phải cấm tuyên truyền “các quan điểm chính trị mang tính đảng phái.” Nếu bạn tin điều đó, cái gì bạn cũng sẽ tin. (Maybe the most flouted piece of legislation in this country — other than the one that says electric scooters can’t be used on public roads — is the part of the 1996 Education Act stating that governors and councils must ensure that the promotion “of partisan political views” is forbidden in schools. If you believe that, you’ll believe anything.)

trường học
Ảnh: Note Thanun / Unsplash.

11 tháng qua, phụ huynh có dịp nhìn rõ nền giáo dục của con cái hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên, phụ huynh và học sinh có thể ở cùng một vị thế, cùng được nghe các bài giảng “từ thời trung cổ” với nội dung nhàm chán do những người không thể làm được nghề gì khác thực hiện. Họ đã nhìn thấy giáo dục lạc hậu và vô nghĩa thế nào, và chứng kiến những tác động khó chịu lên con cái họ.

Theo truyền thống, người ta sẽ giải quyết vấn đề bằng cách ném tiền vào và hy vọng vấn đề sẽ tự mất đi. Tháng trước, chính quyền đã công bố gói 300 triệu bảng để bọn trẻ học hè bổ sung. Nhưng cần phải làm khác đi. Hãy đưa tiền cho bố mẹ để họ tự chăm sóc con mình, chứ không phải cho các thầy giáo cho rằng Greta Thunberg là “hình mẫu” tốt hơn cho lớp trẻ so với Đô đốc Nelson. Hãy giải phóng học sinh. Để cho hàng triệu trẻ vị thành niên đi làm, bù vào chỗ những người làm việc nước ngoài bỏ lại. Hãy để hàng triệu các nhóm “học_ ở_nhà” bùng nổ. Hãy nhìn thẳng vào sự thật là bắt trẻ đến trường là một sự trừng phạt vô hình và vứt nó vào sọt rác cùng với le vice anglais

–
MENBACK.COM
Theo bài dịch của ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT. Bài viết gốc: “Why it’s time to abolish schools” của tác giả Will Lloyd trên Unherd.

phạt con đúng cách

Cách phạt con hiệu quả không dùng đòn roi

Việc có những hình phạt để kỷ luật con cái là cần thiết nhưng quan trọng nhất là đúng cách...

Xem thêm trong chủ đề: Giáo dụcNhận địnhNuôi dạy con

Bài viết cùng chủ đề

con ở độ tuổi cấp 2
Gia đình

Viết cho bố mẹ có con học cấp 2

Hãy để con được khổ
Gia đình

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế
Mạng xã hội

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Văn minh bắt đầu từ cái toilet
Mạng xã hội

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Có nên cho trẻ xem ti vi sớm
Gia đình

Có nên cho trẻ xem ti vi và điện thoại sớm?

No Nut November NNN
Mạng xã hội

No Nut November (NNN): lời kêu gọi độc hại của những kẻ cực đoan?

ĐÁNG CHÚ Ý

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Xe ô tô đắt nhất thế giới

30 siêu xe đắt nhất thế giới hiện nay

Tình yêu

Bên trong thứ tình yêu cao thượng ấy, vốn không hề có cái tôi

Mất mát

Đôi khi, mất mát cũng là bài học cần phải có

Tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân và các nguyên tắc về tiền quan trọng nhất bạn phải biết

Thương hiệu thời trang workwear nổi tiếng

8 thương hiệu thời trang workwear nổi tiếng nhất thế giới

Áo ba lỗ nam

Áo ba lỗ nam: côn đồ hay nam tính, ẻo lả hay thời thượng

giá trị của đàn ông

Giá trị của thằng đàn ông

nhan tinh cua dan ong

Nhân tình của đàn ông

Đàn ông

Cảnh giới của đàn ông: Alpha-male, Realman, Spiritual Artist?

dan ong hut thuoc dep

Bàn chuyện hút thuốc và uống rượu của đàn ông

dan ong va tri ky

Vì sao đàn ông cần tri kỷ?

Có thể bạn quan tâm

tim fwb
Phong cách sống

FWB là gì? Cách tìm bạn FWB trên Zalo và Tinder?

stt-hay-va-chat-ve-dan-ong
Phong cách sống

STT hay về đàn ông cực chất và ý nghĩa nhất

nhung cau dao ly hay
Giải trí

STT hay về đạo lý làm người, tình yêu, đời sống anh em xã hội sâu sắc

những kiểu đầu cua đẹp nhất cho nam giới
Cơ thể

10 kiểu đầu cua đẹp nhất tăng độ nam tính cho đàn ông Việt

Làm thế nào để đẹp trai hơn
Cơ thể

Làm thế nào để đẹp trai hơn? Toàn bộ “Bí kíp” đẹp trai nằm trong bài viết này

Cách khắc phục mặt lệch hiệu quả
Cơ thể

Mặt lệch – nguyên nhân và cách khắc phục (kèm video bài tập tại nhà)

Chủ đề nổi bật

Tạp chí đàn ông và phong cách sống

Cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại.

Tạp chí thời trang nam

Phong cách, xu hướng, bí quyết mặc đẹp cho nam giới.

Phát triển bản thân

Những bài viết giúp bạn hiểu về cuộc sống, thấu hiểu bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Kiểu tóc nam

Các kiểu tóc hot trend nhất hiện nay dành cho nam giới.

Bóng đá

Phân tích chiến thuật trận đấu và tin tức về đội bóng yêu thích của bạn.

Review phim hay

Review, cảm nhận những bộ phim kinh điển và hot nhất hiện nay.

Du lịch khám phá

Những điểm đến không thể bỏ qua trong nước và thế giới.

Đang xu hướng

Bạn có còn nhớ ước mơ của mình không?

Bạn có còn nhớ ước mơ của mình không?

Tôi đã gặp không ít người trẻ, như tôi, giỏi hơn tôi rất nhiều, nhưng họ bị nhét vào những...

Những câu nói hay về sự cố gắng vươn lên, nỗ lực hết mình, phấn đấu đạt đến ước mơ

Những câu nói hay về sự cố gắng vươn lên, nỗ lực hết mình, phấn đấu đạt đến ước mơ

Những câu nói hay về sự cố gắng sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi đối diện những khó khăn...

Neckline (đường viền gáy): Điều bạn không được bỏ qua khi cắt tóc

Neckline (đường viền gáy): Điều bạn không được bỏ qua khi cắt tóc

Không quá khó để lựa chọn hình dáng neckline đường viền gáy cho mái tóc của bạn. Đặt người xuống...

Những câu nói hay về tình yêu

Những câu nói hay về tình yêu, ý nghĩa tâm trạng hot nhất

Câu nói hay về tình yêu ý nghĩa, tâm trạng, giúp bạn thêm yêu cuộc sống này và mãi tin...

Đời thằng đàn ông đừng bao giờ cầu an nhàn

Đời thằng đàn ông đừng bao giờ cầu an nhàn

Đàn ông mà tìm kiếm sự thảnh thơi, an nhàn, và hưởng lạc ở game đời này thì rất dễ...

Những câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

40 câu nói hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ khiến bạn phải suy ngẫm rất nhiều về vũ...

Tóc long trim nam đẹp

Tóc Long Trim: sự kiên nhẫn của “dân chơi”

Kiểu tóc Long Trim chưa bao giờ lỗi thời giữa muôn vàn xu hướng, kiểu cách dành cho mái tóc...

những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh

Tổng hợp những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh cực thấm thía

Những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh sẽ tiếp thêm động lực, nguồn năng lượng, truyền cảm hứng...

Quần Chinos dep

7 kiểu quần nam phổ biến bạn nên có trong tủ đồ

Đây là những kiểu quần phổ biến nhất để nam giới không còn phải lo nghĩ mặc gì. Không có...

TOYOTA RAV4 2024

Toyota RAV4 2024 công bố giá bán

Toyota vừa công bố giá bán cho mẫu RAV4 2024 tại thị trường Mỹ. Bước sang phiên bản mới, Toyota...

Load More
Facebook Youtube Pinterest
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Menback - cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại. Thành thật xin lỗi bạn nếu bị quảng cáo làm phiền hay bài viết chưa đủ hữu ích. Hãy tới đây thường xuyên vì chúng tôi vẫn luôn không ngừng nỗ lực để cùng bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày!
Menback icon
Menback.com Become a better man

THỜI TRANG

  • Thế giới thời trang
  • Thương hiệu
  • Phong cách
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Kinh doanh thời trang
  • Đồng hồ
  • Trang sức
  • Phụ kiện
  • Giày

PHÁI ĐẸP

  • Chuyện phái đẹp
  • Người đẹp

SỐNG

  • Tâm sự đàn ông
  • Lối sống
  • Tâm lý học
  • Tình yêu
  • Không gian sống
  • Du lịch
  • Uống
  • Ẩm thực
  • Nhân vật

THỂ THAO

  • Bóng đá
  • Hậu trường thể thao

CƠ THỂ

  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc cơ thể
  • Chăm sóc da
  • Mùi hương
  • Râu & Tóc
  • Kiểu tóc nam
  • Hình xăm

VIDEO

ẢNH

GIẢI TRÍ

  • Đọc
  • Văn hóa
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Showbiz

GIA ĐÌNH

  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Nhà cửa
  • Món ngon mỗi ngày

XE CỘ

  • Ô tô
  • Motor / Xe máy
  • Đánh giá xe
  • Siêu xe
  • Du thuyền
  • Máy bay

CÔNG NGHỆ

  • Thiết bị công nghệ
  • Thủ thuật công nghệ
  • Khoa học

SỰ NGHIỆP

  • Kinh doanh
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Phát triển bản thân

THƯ VIỆN

  • Sách hay
  • Góc nhìn xã hội
  • Bài học cuộc sống
  • Nghĩa là gì?
  • Những câu nói hay
  • Status hay
  • Lời bài hát / Hợp âm
menback

© 2022 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Website đang thử nghiệm.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý
dmca_protected
  • Home
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Tạp chí thời trang
  • Sức khỏe & Tập luyện
  • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Tiền
  • Nghề nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Kinh doanh Đầu tư
  • Phái Đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
  • Video
  • Ảnh

© 2022 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.
Liên hệ: media@menback.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist