Biểu tượng vòng xoáy Âm-Dương có ý nghĩa như thế nào? Tại sao thuyết Âm Dương có thể giải thích sự vận hành của vũ trụ?
Chúng ta không lạ gì về cái gọi là hai thái cực “Âm-Dương” (Yin & Yang), thậm chí đã được nghe nhiều về những thứ liên quan đến khái niệm này.
Có vẻ to tát nhưng dường như nó rất gần gũi với đời sống hàng ngày đến mức cái Biểu Tượng (logo) của học thuyết Âm-Dương họ đã rất quen thuộc và thấy ở rất nhiều nơi, từ sách vở cho đến những nơi mang giá trị cổ truyền hay tâm linh của phương Đông đều có dấu ấn của biểu tượng Âm-Dương.
Nhưng để hiểu rõ ràng hơn về biểu tượng Âm-Dương mà người xưa để lại và áp dụng học thuyết Âm-Dương vào cuộc sống thì không phải ai cũng nắm được.
Và tôi biết, có nhiều người luôn muốn tầm nhìn của mình được mở mang hơn, muốn hiểu sâu và rộng hơn về cái gọi là “Nhân Sinh Quan” hay “Thế Giới Quan”, không muốn chỉ giới hạn bản thân trong “Cơm, áo, gạo, tiền” hàng ngày.
Ý nghĩa của biểu tượng Âm Dương
Chúng ta luôn có những câu hỏi ở tầm vĩ mô như: Cách mà thế giới (hoặc vũ trụ) này vận hành ra sao? Và hiểu về Âm-Dương có thể giúp chúng ta giải thích cho những điều đó.
1. Xoáy cùng chiều kim đồng hồ
Một biểu tượng tiêu chuẩn của vòng xoáy Âm-Dương đó là 2 thái cực có sự phân hóa rõ ràng và chuyển biến từ Dương sang Âm, từ Trái qua Phải.
Nghĩa là chữ S ở giữa logo đó luôn phải là “Chữ S ngược”, và do đó khoảng trắng (dương) sẽ nằm bên trái hình tròn và khoảng đen (âm) sẽ nằm bên phải hình tròn.
Nếu các bạn thấy hình vẽ logo của xoáy Âm-Dương nào mà chữ S ở giữa viết xuôi chiều (khiến vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ) thì nghĩa là tác giả không hiểu gì về ý nghĩa của học thuyết này.
Mấy gã lang băm “đông y nửa mùa” hay mấy dịch vụ “xoa bóp day bấm huyệt trá hình” là rất hay nhầm lẫn điều này.
2. Cân bằng Âm Dương
Đây là trạng thái tốt nhất, hợp lý nhất, hài hòa nhất và dễ chịu nhất mà vạn vật luôn hướng tới. Biểu tượng Âm-Dương đã thể hiện sự đối xứng và cân bằng giữa 2 thái cực này rất rõ ràng.
3. Cực Dương sẽ thành Âm, cực Âm sẽ thành Dương
Đây là đặc tính cơ bản đầu tiên (đặc tính 1) của học thuyết Âm-Dương. Đặc tính này được thể hiện rõ ràng trên biểu tượng logo Âm- Dương.
Quan sát hình vẽ các bạn sẽ thấy rằng phần mũi nhọn của mỗi cực (Âm hoặc Dương) nói lên tính chất của nó là nhỏ nhất (Min), trong khi phần đầu phình to hình bán nguyệt của mỗi cực sẽ nói lên tính chất của nó là lớn nhất (Max).
Nói cách khác, tính Dương sẽ tăng trưởng dần từ nhỏ nhất Min đến cực đại Max và đột ngột chuyển sang Âm (Min). Rồi tính Âm cũng sẽ tăng trưởng dần từ Min sang Max và cũng đột ngột chuyển sang Dương (Min). Cứ liên tục như vậy trong một vòng xoáy không hồi kết.
4. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm
Đây là đặc tính cơ bản thứ 2 (đặc tính 2) của học thuyết Âm-Dương, nó cũng được thể hiện trên biểu tượng Logo.
Đó là chấm tròn đen (âm) đặt trên phần trắng (dương) và chấm tròn trắng (dương) đặt trên phần đen (âm). Đặc tính này nói lên rằng ở mỗi thái cực luôn tồn tại hạt mầm của thái cực còn lại và nó có thể trỗi dậy bất cứ khi nào.
Theo Kid
Xem thêm
Đạo Bụt, Đạo Phật và chuyện ‘biết bỏ qua’
Bỗng nhiên tôi phát hiện ra trên một số mục Wikipedia tiếng Việt về Phật giáo, một vài người dùng...
Read more