Henriette Bùi: Kể từ cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi với bác sĩ trưởng khoa, thái độ của ông ta đã rất rõ: Khi tôi nhận chức, ông ta ngay lập tức bảo: “Cô phải mặc Âu phục.” Tôi hỏi lại vì sao: “Để cô được tôn trọng!” Nhưng tôi đã trả lời: “Không, tôi sẽ mặc đồ Việt Nam để mọi người học được cách tôn trọng tôi đúng cách.”
Henriette Bùi Quang Chiêu: nữ bác sỹ đầu tiên của Việt Nam
Gần đây, đối với việc Sở Văn hoá – Du lịch Huế cho nhân viên nam mặc áo ngũ thân vào thứ hai đầu tiên của mỗi tháng, có rất nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng đây là việc làm phủ nhận quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá – toàn cầu hoá của nước ta, trở về làm “nô lệ Khổng giáo”.
Đối với những người đó, tôi muốn giới thiệu họ đến một người phụ nữ là bà Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012). Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên, vượt qua mọi định kiến về giới tính, dân tộc,… trở thành bác sĩ. Từ năm 16 tuổi, bà đã đi du học ở Pháp. Bằng bác sĩ của bà là do trường đại học hàng đầu của Pháp cấp.
Nhưng dù học y khoa của phương Tây, nói tiếng Tây rành rõi, sống nhiều năm ở phương Tây, bà vẫn xem trọng áo ngũ thân của Việt Nam, và bà mặc áo ngũ thân để đi làm bác sĩ hằng ngày. Một bác sĩ khoa sản, có thể mặc áo ngũ thân để khám bệnh, để đỡ đẻ, thì liệu chúng ta nói áo ngũ thân là “bất tiện” để làm công việc bàn giấy có phải là quá vô lí hay không?
Tôi xin được dịch trích đoạn bà nói về quyết định mặc áo ngũ thân đi làm của bà trong Henriette Bui: The Narrative of Vietnam’s First Woman Doctor tác giả Tran Thi Liên, để những người Việt sống trong một đất nước tự do lại cho rằng mặc Âu phục mới là chuẩn công sở tự soi lại mình, xem quan niệm của bản thân có khác gì quan thầy người Pháp khinh thường người Việt không.
“Tôi sẽ mặc đồ Việt Nam đi làm”
Khi tôi trở thành bác sĩ chính vào năm 1934, tôi là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vị đó. Tất cả các tờ báo tiếng Pháp (bao gồm L’Opinion) đều phê phán tôi rất nhiều. […] Kể từ cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi với bác sĩ trưởng khoa, thái độ của ông ta đã rất rõ: Khi tôi nhận chức, ông ta ngay lập tức bảo: “Cô phải mặc Âu phục.” Tôi hỏi lại vì sao: “Để cô được tôn trọng!” Nhưng tôi đã trả lời: “Không, tôi sẽ mặc đồ Việt Nam để mọi người học được cách tôn trọng tôi đúng cách.” Ông ta liền bảo: “Họ sẽ nhầm cô là một bà đỡ đẻ!” Tôi đáp rằng: “Tôi không sợ họ nhầm tôi là gì hết.” Nếu tôi từng mặc Âu phục đi làm trước đó, thì từ thời điểm ấy tôi đã quyết định sau này sẽ mặc đồ Việt Nam đi làm.”
Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để phân tích vấn đề hiện nay.
Phong thủy nhà ở như thế nào là tốt nhất?
Ai cũng mải tìm vùng đất Nhân kiệt địa linh, nhưng lại chẳng biết phong thủy tốt nhất đời chính là tâm can mình. Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có...
Quán tính nguy hiểm trong quản trị doanh nghiệp
Gần đây, liên tục thảo luận cùng các nhân sự của các công ty mà tôi Coaching, giật mình thấy rằng hầu như mọi nhân viên đều đặt ra cùng 1 vấn đề: “Tôi không...
Ranh giới trêu đùa – quấy rối qua những tin nhắn mạng
Tôi từng tiếp xúc với rất nhiều nạn nhân của nạn quấy rối trực tuyến. Khi tìm đến tôi, họ đã chịu uất ức, tổn thương, ám ảnh tâm lý nặng nề mà không thể...
Vini Jr. không chỉ phải đấu với đối thủ theo kèm anh mà còn với cả “lũ lợn”
Những gì mà cả nền bóng đá Tây Ban Nha này đang đối xử với Vinicius thật sự tàn ác! Nhìn vào giọt nước mắt của Vini khi cậu liên tục bị CĐV tại Mestalla...
—
Tạp chí Menback
Nguồn: Le Hoang Anh | facebook.com/groups/maybefnews/permalink/1282853068739600