Hoa hải đường. một loài hoa có màu đỏ thắm, tươi tắn, rực rỡ tạo cảm giác ấm áp nhưng không hề chói mắt, thu hút mọi ánh nhìn. Những cánh hoa dịu dàng, tinh khiết ôm lấy những nhị hoa vàng óng tượng trưng cho sức sống của mùa Xuân. Theo truyền thống cây hoa hải đường thường được trưng vào mỗi dịp tết đến xuân về mang đến may mắn, niềm vui đến cho gia chủ.
Hoa hải đường là hoa gì?
Cây hoa hải đường có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Cây hoa hải đường được đánh giá là loại cây quý sánh ngang với các loại hoa đỗ quyên hay trà truyền thống.
Hải đường thuộc họ chè, có ngoại hình rất cứng cáp với chiều cao khoảng 0,5-5m. Lá hải đường có màu xanh, hình bầu dục, hai bên mép lá có răng cưa dày nhưng không sắc. Cây hoa hải đường sinh trưởng và phát triển chậm nhưng có thể sống đến hàng trăm năm.
Hoa hải đường thường có 5 cánh, mỗi cánh đều dày và mịn màng. Hoa hải đường có nhiều màu sắc khác nhau như trắng tinh khôi, đỏ thắm, hồng tươi… Hoa hải đường thường nở kéo dài từ tết đến tháng 3-4 hàng năm, mỗi bông hoa khá bền kéo dài từ 4-5 ngày không kể nụ. Không những thế hải đường rất sai hoa, hoa mọc ở nách lá ken dầy nổi bật trên nền lá xanh mượt.
Hải đường cũng có quả, mỗi quả có khoảng 2-4 hạt. Quả hải đường thường được thu hái từ tháng 9-10 âm lịch. Hạt sau khi thu hái được phơi nắng nhẹ vài lần để kích thích hạt dễ nảy mầm.
Tại Việt Nam, cây hoa hải đường được trồng từ khắp các vùng từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên-Huế.
Ý nghĩa của hoa hải đường
Hoa hải đường đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, tài lộc, giàu sang, phú quý.
Hoa hải đường trắng hay còn gọi là bạch hải đường tượng trưng cho sự trong sạch cao quý, tinh khôi khó lòng làm vấy đục, mang ý nghĩa sự khởi đầu mới mẻ, tràn đầy sức sống.
Hoa hải đường vàng tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ, bách niên giai lão.
Hoa hải đường còn được biết đến là biểu tượng của tình anh em luôn hòa hợp, gắn bó khăng khít.
Bởi những ý nghĩa trên nên hoa hải đường thường được các gia đình lựa chọn để chơi trong những ngày Tết với mong muốn một năm mới may mắn và nhiều tài lộc.
Người ta còn thường mua một chậu hoa hải đường trưng phòng khách, phòng thờ, trước cửa nhà hoặc cắm lọ lục bình trên bàn thờ để đón xuân sang với mong muốn một năm đỏ đắn, sung túc.
Cây hoa hải đường còn được trồng vườn, trồng bồn trước nhà tô điểm cho ngôi nhà thêm sinh động.
Cách trồng chăm sóc cây hoa hải đường
Cây hoa hải đường được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên nếu trồng hải đường từ hạt thì cây phải có tuổi từ 5-7 năm mới có hoa.
Cách trồng hoa hải đường
Cây hoa hải đường thuộc loại cây thân gỗ nhưng chịu bóng bán phần, ưa khí hậu mát mẻ nên khi trồng chăm sóc chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Ánh sáng: Cây hoa hải đường ưa ánh sáng bán phần, nên trồng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 50-60%. Cây trồng sau 3-4 năm sẽ cho nhiều hoa đẹp.
- Nhiệt độ: cây hoa hải đường ưa mát mẻ, nhiệt độ trung bình ưa thích khoảng 18-27oC.
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình
- Đất trồng: Cây hoa hải đường ưa đất tơi xốp, thoáng, giàu dinh dưỡng, nên bón lót bằng phân hữu cơ để dự trữ dinh dưỡng nuôi cây.
- Tưới nước: cây ưa nước trung bình, lượng nước tưới vừa phải. Nên tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi se khô.
- Bón phân: khi cây trong giai đoạn trưởng thành từ còn nhỏ đến 1m, nên bón phân mỗi tháng/lần bằng nước bể phốt pha loãng với 3-4 phần nước lã.
- Bệnh thường gặp: Hải đường thường bị rệp phồng lá vào khoảng tháng 4-7 hàng năm, dùng thuốc Regan phun 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 ngày.
Cách chăm sóc hoa hải đường để nở đúng dịp Tết
Để điều chỉnh cho hải đường nở rộ đúng dịp Tết Nguyên Đán thì ngay từ cuối thu, người chăm cây cần chú ý thực hiện tốt một số điều sau:
- Tỉa cành sâu bệnh, cành dăm nhỏ yếu, cành khuất tán để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cơ quan sinh sản, các cành mập khỏe, loại trừ vùng ẩn nấp của các bệnh nấm, dịch hại vừa tạo dáng thế đẹp cho cây. Thêm vào đó việc làm này còn giúp cây hạ thấp trọng tâm, cản gió mưa, giúp cây vững chãi hơn.
- Đề phòng sâu đục thân, nấm bệnh và tăng độ phản xạ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn thì ta quét nước vôi bão hòa vào thân cây. Hàng năm nên quét 2-3 lần,mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.
- Mỗi cành nhánh chỉ nên để 2-3 nụ khỏe mập, bỏ đi các nụ nhỏ, kẹ để tập trung nhựa nuôi nụ, để hoa bền và to.
- Bón thúc cho hoa bằng phân chứa: 40% phân hữu cơ hoai mục + 40% bùn khô đập nhỏ + 10% NPK với lượng N<10% + 10% còn lại là vôi, xỉ than, vữa đập nhỏ rồi trộn đều. Bón bằng cách đào rãnh ở ngoài chu vi bóng tán, bỏ phân rồi lấp đất, tưới ẩm đất tránh nền bị ngập gây úng ngạt rễ, rụng nụ và hỏng lộc.
Bài liên quan
Các mẫu cổng sắt đẹp cho công trình nhà ở của bạn
Các mẫu cổng sắt đẹp cho công trình nhà ở của bạn: Cổng nhà không chỉ có chức năng bảo vệ ngôi nhà, nó còn mang tính thẫm mỹ và hợp phong thủy của ngôi...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: internet.