Chỉ sáu năm trước, nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee đã đặt ra thuật ngữ “unicorn”- “kỳ lân” để mô tả bất kỳ công ty khởi nghiệp tư nhân nào trị giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Vào thời điểm đó, số doanh nghiệp có được định giá như vậy là rất hiếm, cho nên họ xứng đáng được gọi bằng cái tên đặc biệt như thế – nhưng phải nói rằng kể từ đó toàn cảnh giới khởi nghiệp đã thay đổi đáng kể. Các startup thi nhau nở rộ, dòng vốn chảy vào các doanh nghiệp tư nhân với một tốc độ chưa từng thấy.
Trong thời gian gần đây, số lượng các “kỳ lân” gia tăng thần tốc theo cấp số nhân. Bản thân các nhà đầu tư đã đóng góp vào tổng giá trị của 326 kì lân trên thế giới với số tiền lên đến 1,1 nghìn tỷ đô la.
1. Định hình toàn cảnh “unicorn” trong năm 2019:
Hình ảnh bảng biểu sử dụng dữ liệu được tạo bởi CB Insights của Unicorn Tracker- phân tích toàn cảnh về các kì lân theo ngành, định giá và theo từng quốc gia.
Top 10 công ty kỳ lân (theo mức định giá)
ByteDance hiện là kỳ lân lớn nhất thế giới với mức định giá 75 tỷ USD. Công ty sở hữu Toutiao, một nền tảng cung cấp nội dung, tin tức phổ biến tại Trung Quốc, sử dụng thuật toán học máy để tùy chỉnh nội dung tin tức xuất hiện sao cho phù hợp với sở thích người dùng. Công ty này cũng sở hữu nền tảng chia sẻ video Tik Tok.
Các chuyên gia đang ước tính rằng vào năm 2019, có hơn 100 kỳ lân có thể sẽ tiến hành IPO – lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng, bao gồm Uber và Airbnb- được nhắc đến trong bảng trên.
Cho đến nay, Lyft và Pinterest đã tiến hành IPO. Một kì lân khác là Zoom Video, nền tảng họp trực tuyến, gần đây cũng trong tiến trình, với giá cổ phiếu tăng mạnh đến 120% kể từ màn ra mắt ấn tượng vào hồi giữa tháng Tư.
>> Xem thêm: World Class là gì? Việt Nam có “World Class” nào không?
2. Các kì lân phân theo khu vực và nhóm ngành
Các kì lân tập trung vào hai lĩnh vực phổ biến, bao gồm: Dịch vụ phần mềm Internet và Thương mại điện tử.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, phân khúc được các nhà đầu tư đánh giá cao nhất chính là “On Demand”- các dịch vụ theo nhu cầu, bao gồm các công ty như Uber, Didi Chuxing và DoorDash.
Các kỳ lân phân loại theo khu vực địa lý và nhóm ngành.
Gần một nửa số kỳ lân trên thế giới đến từ Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng có một đội hình hùng hậu các công ty khởi nghiệp có giá trị cao.
Thật lạ khi ngoài sáu quốc gia lớn được liệt kê ở trên, chỉ có đúng 32 kì lân nằm rải rác ở các quốc gia còn lại khác- con số này chiếm chưa đầy 10% tổng kì lân trên thế giới.
3. Các kì lân phân theo định giá
Bảy “unicorn” – bao gồm Uber, WeWork, Airbnb và ByteDance – chiếm gần 30% tổng giá trị của toàn bộ “unicorn” trên thế giới.
Các kỳ lân phân theo mức định giá.
Theo mô hình kim tự tháp, có tổng 280 kì lân nằm ở phần đáy – vốn là phần bao gồm các “unicorn” có định giá từ 1- 5 tỷ đô la . Cộng lại, số kì lân này trị giá 461 tỷ USD, tương đương 42,5% tổng số kỳ lân.
>> Xem thêm: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
—
Nguồn: Jeff Desjardins, Visual Capitalist, WEF, May 2019.
InvestUp tổng hợp.