Những sản phẩm sáng tạo làm ra chỉ để lên Top Trending, chiều lòng số đông và được che đậy dưới cụm từ mỹ miều “nắm bắt thị hiếu” khiến tôi băn khoăn, ai là người đặt ra thị hiếu? Ai là người đặt ra định nghĩa của sự thành công và đánh giá được chất lượng? Hãy đừng để những cỗ máy và thuật toán chi phối những giá trị được đánh giá là con người và nhân đạo nhất.
Top Trending là gì?
Trong lúc dư luận một lần nữa đang sôi nổi bàn tàn Top Trending có quan trọng hay không, tôi cố thử tìm kiếm cụm từ này trong mục Help của Youtube để hiểu rõ hơn thì không tìm thấy một kết quả nào. Có lẽ đơn giản vì cụm từ Top Trending là một thứ được vẽ lên một cách mỹ miều và quảng bá rất nồng nhiệt, bởi ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, duy nhất tại Việt Nam. Hình như chúng ta bị ám ảnh với việc với lên Top và gắn tên mình hay sản phẩm với một thứ hạng. Youtube có một trang ngắn gọn để giải thích về Trending (không phải là Top Trending), nhưng theo đánh giá cá nhân, những chi tiết trong đó khá là trừu tượng và mập mờ về tỉ lệ của các thông số, không có ba rem cụ thể, nhưng phần nào lại khái quát lên mục đích thiết yếu của chức năng này.
Cái đích của Trending chính là hiển thị những video mà một khối lượng lớn người xem có thể hứng thú (Trending aims to surface videos that a wide range of viewers would find interesting.) Và đây cũng là điểm mấu chốt của một xã hội trong kỷ nguyên Internet, khi món hàng đáng giá nhất chính là sự chú ý của mọi người dùng. Nếu bạn đã xem bộ phim tài liệu The Social Dilemma trên Netflix, chúng ta đang sống trong nền kinh tế dựa trên sự chú ý, vì có quá dư thông tin, lượng thông tin tràn vào xã hội đã vượt mức mà bất cứ ai trong chúng ta mong muốn hiểu và tiếp thu.
Sỡ dĩ Top Trending ban đầu được giới chuyên môn và khán giả quan tâm là vì đại diện YouTube đã khẳng định chắc nịch: “Không có chuyện thứ hạng của Top Trending được trả tiền để mua. Một video có lượt xem cao nhất trong ngày chưa chắc đã ở Top 1 Trending, hay video có tỷ lệ view cao hơn chưa chắc đã xếp trên thứ hạng của các video khác, kể cả khi video đó hội tụ đủ mọi yếu tố cần(?!?). Chúng tôi sẽ tổng hợp mọi tiêu chí để chọn ra danh sách Top Trending chính xác nhất, update 15 phút/lần”. Vậy chúng tôi đang được nhắc đến là ai? Tôi thì không nghĩ đây là một con người, mà nó là một hiện thân của các thuật toán đề xuất phức tạp hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể điều phối.
Trên Youtube, mỗi phút có tầm tổng cộng 300 tiếng của tất cả các video được up, vậy là mỗi tiếng sẽ có 18.000 tiếng video, mỗi ngày sẽ có 432.000 tiếng các video được đăng tải mới. Cả mấy thế hệ nhà bạn xem chắc cũng không hết được số video up lên chỉ trong một ngày. Và trong hằng hà vô số các video này thì chỉ tầm 5 – 10% sẽ đạt được đến con số triệu view. Vì thế thuật toán đề xuất xuất hiện để giúp cả Youtube và cả người xem, với chức năng là cá nhân hóa trải nghiệm của người xem trên nền tảng, và mục đích tối thượng là giữ người dùng gắn chặt với nền tảng lâu nhất có thể (trong một lần lướt, một ngày, và cả… một đời người). Đề xuất của Youtube đã tồn tại từ những ngày đầu tiên, và thực ra nó điều phối mang tới 70% lượt xem, một con số thực sự khổng lồ. Và điều mà ít người biết, chính là những đề xuất này không chỉ này ở mục Home, mà nó đi sâu vào trong từng ngõ ngách của nền tảng này, ở khắp mọi mặt trận như Recommended, YouTube Mixes, <Channel> viewers also watch, <Topic> tab, Recently Uploaded, “Up Next” Videos, Trending và ngay cả ở Subscriptions.
Cuối cùng thì, Trending cũng chỉ là một thuật toán đề xuất, không hơn không kém, và mục đích lớn nhất là hiển thị những video mà nó tin rằng một phần lớn dân số sẽ nhấn chuột vào xem. Và rồi chúng ta vô hình trung biến thành chuột bạch, ăn những thứ chúng ta nghĩ rằng đã được chứng thực hoặc xếp hạng một cách minh bạch. Còn Top Trending thì thực ra lại không tồn tại, thế nhưng sức ảnh hưởng của nó lại rất sâu sắc.
Góc nhìn thú vị về các nhân vật trong truyện Doraemon
Cả 4 đứa Nobita, Chaien, Xeko, Xuka, Dekhi đều là dân phố cổ Tokyo, gốc thủ đô thanh lịch hàng chục đời. Từ nhà Nobita nhìn ra được tháp Tokyo, chứng tỏ phải ở quận...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
Sự ảnh hưởng của Top Trending
Với sự chạy đua như vũ bão của các nhà sáng tạo, của nghệ sĩ, của các chương trình, thị trường giải trí nghệ thuật dần bị ảnh hưởng với tâm lý gắn liền Top Trending với sự thành công và cả chất lượng. Từ 2018, thị trường Việt Nam hay sử dụng Trending như một bảng xếp hạng âm nhạc với lý do chúng ta chưa có một thước đo thành công cho sản phẩm này. Thế nhưng tab Trending lại là một cuộc hỗn chiến giữa video âm nhạc (MV), các loại show khác nhau từ gameshow, talkshow cho đến show thực tế, rồi cả những video chế parody, và những web sê-ri đủ kiểu. Sự so sánh khập khiễng này vô hình chung đem tới một chuẩn không đúng cho các sản phẩm, đó là số view, lượt tương tác, độ nóng, mọi thứ đều bị quy về những con số một cách máy móc. Thực sự rất đáng báo động nếu chúng ta quy kết sự thành công và cả chất lượng dựa trên những thuật toán đề xuất của duy nhất một platform để đánh giá, đây là một đánh giá phiến diện và không chu toàn.
Chức năng Trending mặc dù không cá nhân hoá theo từng người, nhưng lại là một công cụ thao túng dựa trên big data đậm màu sắc của chủ nghĩa tư bản giám sát (với mong muốn bạn tiêu thụ càng nhiều càng tốt). Việc dự đoán về tương lai và hành động của con người từ chức năng Trending đang dẫn dắt cả một tệp khách hàng sử dụng Youtube của một đất nước trong phần lớn các trường hợp (riêng ở Ấn có 6 phiên bản Trending dựa theo tiếng). Đứng từ phương diện người sáng tạo, việc đề cao một thể loại mà được cốp mác có giá trị Top Trending cao sẽ tạo nên sự rập khuôn cho sản phẩm nghệ thuật nói chung, khiến bản thân vô thức bị thao túng nặng nề bởi các thuật toán. Lâu dần thị trường mất đi sức sáng tạo và sự đa dạng về phong cách và thể loại. Sự tiêu cực tiếp nối với việc Top Trending dần dà trở thành một áp lực vô hình đặt lên nghệ sĩ, khi fans tấn công họ bằng những lời thách thức kiểu như “Đã có video nào Top Trending chưa?”
Các MV mang tính drama là một ví dụ điển hình của việc Top Trending chi phối sự sáng tạo ra sao, nội dung kiểu này tạo tính ức chế, gây tranh cãi và thoả mãn gu thưởng thức của phần đông khán giả trên Youtube hiện nay, chỉ cần khơi dậy sự sôi sục là nổ ra tranh luận. Có ai chợt nhận ra rằng chúng ta đã bị bội thực bởi những kịch bản yêu đường phản bội, không tai nạn thì cũng ung thư, những cú hất ly kèm thêm cú tát giáng trời (mà hình như các bạn chỉ đợi quay MV để được tát thì phải). Dần dà người trong nghề truyền nhau một bí kíp là: “Cứ drama là gây bàn tán, gây bàn tán là lượt xem, share tăng vượt trội theo cấp số nhân và sớm lọt Trending Youtube.” MV kiểu drama mà hết hot thì Youtube sẽ lại đưa cái gì lên đây?
Trong thời đại Youtube đánh dấu tầm quan trọng trong thói quen giải trí của người Việt, có thể thấy rõ, sản phẩm âm nhạc của Việt Nam luôn ưu tiên đăng tải trên Youtube. Cộng thêm việc nghệ sĩ và fans đề cao Top Trending càng dễ gây hiểu nhầm, vì thực ra danh sách đó không phản ánh được hết thị trường, đặc biệt loại đi những nền tảng đúng mực với cách thưởng thức văn minh nhất. Dần dà mang tới hệ lụy của việc cổ xuý cho tiêu thụ sản phẩm sáng tạo miễn phí. Rồi chúng ta chợt quên mất sản phẩm giá trị nhất của nghệ sĩ âm nhạc là album, là những bài hát thu âm, là những buổi trình diễn, chứ không phải chỉ là MV.
Đứng ở phương diện của người xem, những đề xuất theo cá nhân hay cả theo diện rộng như Top Trending đều sẽ khiến chúng ta dần giảm đi nhu cầu vươn ra ngoài và khám phá những điều mới. Những tưởng mọi cú click chuột của chúng ta đều xuất phát từ ý chí mỗi người, thực ra không phải vậy, bạn chỉ đang chọn giữa những lựa chọn mà Youtube đã chỉ định trước cho bạn rồi. Điều đó sẽ khiến mỗi chúng ta sống trong vỏ bọc riêng mà nền tảng này tạo ra, chúng ta sẽ mất dần sự chấp nhận với những khác biệt trong xã hội và tính chủ quan trong cách nhìn nhận về thế giới, dẫn tới sự phân hoá sâu sắc trong ý thức hệ.
World Class là gì? Việt Nam có “World Class” nào không?
Những năm gần đây thế giới người ta dùng khái niệm “World Class” (đẳng cấp thế giới) thay cho cụm từ cũ dài hơn “The best in the world” (tốt nhất thế giới) và coi...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
Đôi mắt, suy nghĩ và thời gian
Quay trở lại câu chuyện MV drama, chúng ta quyết định rằng chúng ta thích xem MV drama, hay Youtube đang quyết định đó mới là thể loại và kiểu video chúng ta nên xem? Nhưng cuối cùng đó có thực sự là mục đích của nền tảng này? Hay chỉ đơn giản Youtube tin rằng bạn sẽ xem một quảng cáo nhắm đến bạn trong video mà họ cũng đang mời chào tới bạn? Đây chỉ là những chiêu thức tấn công vào tâm trí được các tay to mặt lớn tại các nền tảng xã hội thiết kế để đưa bạn vào những hố thỏ (rabbit hole) không có điểm dừng. Việc thao túng hành vi trên mạng và mang tới những cảm xúc thăng hoa (dopamin) nhất thời được diễn ra liên tục và ngay tức khắc, khiến bạn bị rơi vào trong sự luẩn quẩn của cái bẫy này.
Để có thể vượt qua những chiêu trò này, bạn cần tỉnh táo và luôn chọn những gì mình dung nạp, đừng chỉ vì Top Trending, mà hãy tìm hiểu nghiền ngẫm xem mình nên dành thời gian đáng quý với nội dung gì. Có nhiều bài viết tổng hợp hay các group được người dùng chia sẻ với nhau để có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc khám phá và thưởng thức. Những gì bạn được giới thiệu bằng thuật toán, và sau đó xem trên mạng, đều có thể tác động đến cảm xúc và hành vi ngoài đời thực, và chúng ta không bao giờ có thể nhận thức được quá trình hay cả hệ quả. Hoặc như kể cả bạn không tiêu thụ, rất dễ để đi tới trạng thái đối nghịch. Trong trường hợp âm nhạc, thậm chí không ít người ngán ngẩm thốt lên: “Lâu lắm rồi, tôi không còn nghe nhạc Việt nữa” khi nhìn Trending, mà không nhận ra ngoài kia có rất nhiều nhạc Việt hay ho, đẳng cấp mà không lọt Trending như Suboi, Marzuz, CAM, Tuimi, Wean & Naomi…
Những sản phẩm sáng tạo làm ra chỉ để chiều lòng số đông và được che đậy dưới cụm từ mỹ miều “nắm bắt thị hiếu” khiến tôi băn khoăn, ai là người đặt ra thị hiếu? Ai là người đặt ra định nghĩa của sự thành công và đánh giá được chất lượng? Hãy đừng để những cỗ máy và thuật toán chi phối những giá trị được đánh giá là con người và nhân đạo nhất. Đối với những người sáng tạo nội dung và nghệ sĩ, hay luôn vượt lên trên cái mác Top Trending, hãy tự tìm về bản ngã và thử hỏi xem mình muốn truyền tải điều gì, với phương thức nào, và để lại được điều gì cho công chúng. Đặt mục tiêu duy nhất cho sản phẩm phải đạt vị trí đầu bảng Top Trending thể hiện sự phiến diện và hời hợt.
Dù bạn là người sáng tạo nội dung, là nghệ sĩ, là người làm chương trình, hay bạn là người yêu thích nghệ thuật, người xem hay người tiêu dùng, hãy làm chủ sự chú ý của mình. Hãy làm chủ đôi mắt, suy nghĩ và quan trọng nhất chính là thời gian của bạn.
Vì sao người lớn luôn nghĩ rằng họ có cuộc đời “thượng đẳng” hơn lũ trẻ?
Tôi vốn vẫn luôn thích lắng nghe những câu chuyện từ quá khứ, về những con người có nỗ lực kỳ diệu, cũng như một hoàn cảnh khó khăn tôi không nghĩ rằng mình có...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Vũ Hồng Quang
Ảnh: Google
Nguồn: facebook.com/hquang91/posts/10158910283797915