MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result

Trang chủ / Kinh doanh / Vì sao đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ mà vẫn hoạt động?

Vì sao đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ mà vẫn hoạt động?

Editor Tin Nguyễn
20/06/2022 - Cập nhật 31/05/2025
in Kinh doanh
đường sắt Cát Linh Hà Đông

“Đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ 160 tỷ, riêng năm 2021 lỗ 63.73 tỷ đồng” là chủ đề mà nhiều tờ báo Việt Nam đăng tải trong ngày hôm qua. “Càng chạy càng lỗ”, “tốt nhất nên dừng khai thác” là ý kiến của nhiều Fbers đăng hoặc comment trên Facebook.

Câu hỏi đặt gia là hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng của các nước tiên tiến có lãi không? Nếu lỗ thì họ xử lý thế nào, có dừng khai thác không, nếu không dừng khai thác thì họ lấy tiền đâu để bù lỗ, để hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố tiếp tục hoạt động?

Giao thông công cộng ở đâu cũng lỗ!

Đây là số liệu của hệ thống giao thông công cộng (GTCC) của TP New York Mỹ (MTA): Năm 2014 MTA chỉ thu được 7 tỷ USD tiền bán vé (từ 6 triệu hành khách đi tàu điện ngầm và xe bus), trong khi đó tổng chi phí là 14.6 tỷ USD (theo New York Dailynews).

Điều ấy có nghĩa là năm 2014 MTA lỗ 7.6 tỷ USD, trong 2 năm 2020-2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 số lỗ của MTA lên đến 34.5 tỷ USD và đến năm 2024 dự kiến số lỗ vẫn là 16.2 tỷ USD (theo NYT).

Tại sao lỗ liên tiếp như vậy mà MTA không dừng hoạt động, họ lấy tiền ở đâu để duy trì? Câu trả lời là chính phủ liên bang và chính phủ bang New York tài trợ.

Không chỉ có New York, các hệ thống GTCC ở các TP lớn khác của Mỹ cũng bị lỗ và đều nhận được tiền tài trợ từ chính phủ liên bang và chính phủ các bang.

Riêng năm 2019 tiền tài trợ cho hệ thống giao thông công cộng của Mỹ là 79 tỷ USD (chiếm 2/3 chi phí của hệ thống GTCC Mỹ, tức tiền bán vé chỉ có 1/3 thôi), trong đó các bang và các thành phố tài trợ cỡ 60 tỷ USD, còn chính phủ liên bang tài trợ cỡ 19 tỷ USD.

Đấy là ở Mỹ, còn Anh UK thì sao? Năm tài khoá 2019-2020 hệ thống GTCC ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng và đi vay ngân hàng 0.9 tỷ bảng.

Vậy có nước nào có lãi không? Có, trong các hệ thống GTCC trên thế giới có hệ thống GTCC của Hongkong có lãi.

đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ

Vì sao hệ thống GTCC không có lãi mà vẫn phải làm?

Vậy tại sao hệ thống giao thông công cộng (tàu điện ngầm, tàu đường sắt đô thị, xe bus) ở hầu hết các đô thị trên thế giới đều lỗ mà người ta vẫn duy trì, không dừng hoạt động, vẫn tiếp tục xây mới với những khoản đầu tư khổng lồ?

Câu trả lời là hệ thống GTCC (tàu điện ngầm, tàu đường sắt, xe bus) tuy không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, thậm chí thua lỗ, nhưng nó lại mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gián tiếp, nó tối đa hoá lợi ích của toàn xã hội.

Với khả năng vận chuyển lượng hành khách cực lớn, hệ thống GTCC giúp giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm, giảm ô nhiễm không khí, đảm bảo an toàn cho hành khách, tiết kiệm nhiên liệu….

Với hệ thống giao thông công cộng người lao động sẽ đến công sở nhanh hơn, nhờ đó năng xuất lao động toàn xã hội cao hơn.

Không những thế hệ thống giao thông công cộng sẽ giúp giảm đầu tư cho hệ thống giao thông đô thị (nếu không có GTCC thì để giảm ùn tắc giao thông chinh phủ sẽ phải đầu tư nhiều tiền để mở thêm nhiều đường phố, đường trên cao, hầm chui, cầu vượt trong nội đô, nếu tính toán kỹ thì số tiền đầu tư này còn lớn hơn đầu tư cho GTCC).

Là phương tiện giao thông công cộng, phục vụ tất cả các tầng lớp lao động, trong đó có sinh viên và lao động nghèo, thế nên giá vé phải rẻ, phù hợp với thu nhập nên hầu hết các chính phủ đều kiểm soát giá vé của các phương tiện GTCC.

Trên đây là câu trả lời cho các câu hỏi “giao thông công cộng lỗ mà vẫn cần đầu tư, vẫn duy trì hoạt động” và “tại sao lỗ mà vẫn có tiền để duy trì hệ thống GTCC”.

Hy vọng rằng chúng ta có những nhìn nhận đúng về chuyện đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ, vì không những nó còn lỗ tiếp trong nhiều năm tới mà cả các tuyến Metro Bến Thành Suối Tiên, Nhổn Ga Hà Nội cũng sẽ lỗ như CL-HĐ khi đi vào hoạt động thôi.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT.

Tham nhũng ở Việt Nam

Việt Nam ở đâu trong bức tranh tham nhũng toàn cầu?

Tham nhũng ở Việt Nam có giống như những gì chúng ta vẫn tưởng? Trong bài viết Việt Nam đã...

Xem thêm trong chủ đề: Kinh tếNhận định

Bài viết nổi bật

đàn ông tự do

Đàn ông chưa ‘Độc lập’ thì đừng đòi ‘Tự do, Hạnh phúc’

Khi đói thì phải xắn tay áo lên đi kiếm ăn, chứ ngồi thiền không giúp chúng ta hết đói....

Bài viết cùng chủ đề

Đạo Bụt và Đạo Phật
Phong cách sống

Đạo Bụt, Đạo Phật và chuyện ‘biết bỏ qua’

Diễn viên và nhạc sĩ nổi tiếng có phải ngồi tù ở Tây Ban Nha
Giải trí

Diễn viên và nhạc sĩ nổi tiếng có phải ngồi tù ở Tây Ban Nha?

Chuyện nông dân bán đất và rủi ro từ việc giàu chụp giật
Kinh doanh

Chuyện nông dân bán đất và rủi ro từ việc giàu chụp giật

Đường mòn Hồ Chí Minh
Thư viện

Phía sau đường mòn Hồ Chí Minh là một tầm nhìn

Không phải người già nào cũng đáng kính
Phong cách sống

Không phải người già nào cũng đáng kính

tu thân
Phong cách sống

Và thường thì những người hiểu biết lại là người rất ít chê bai

Bài viết mới

Đàn ông tuổi 30-40: Bạn đã sẵn sàng dẹp bỏ ảo tưởng để sống một cách thông minh có chiến lược?

Tự do thực sự là gì?

Cảm hứng Trần Đình Long: Tay trắng dựng đế chế thép

Vì sao con người vẫn hút thuốc dù biết rõ tác hại của nó?

Phong cách đàn ông: Bí quyết để định nghĩa sự tự tin và nổi bật

12 kiểu quần dành cho nam giới hiện đại và sự khác biệt của chúng

“Chúng tôi tiên phong định hình bản sắc và truyền cảm hứng cho thế hệ đàn ông Việt Nam: trí tuệ, bản lĩnh, mạnh mẽ, phong cách, và giàu khát vọng dựng xây quê hương đất nước.”

  • Thời trang
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Phong cách sống
  • Xe cộ
  • Đồng hồ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Không gian sống
  • Sách hay
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Giải trí
  • Gia đình
  • Tình yêu
  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Sự nghiệp
  • Kinh doanh
  • Phát triển bản thân
PHÁI ĐẸP
THƯ VIỆN
VIDEO
ẢNH
#SERIES:
  • Cảm hứng từ Nhân vật
  • 30 ngày để trở thành người đàn ông tốt hơn
menback

© 2025 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Tạp chí Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
×
Sale 50%

Add New Playlist

  • TRANG CHỦ
  • THỜI TRANG
  • SỨC KHỎE & THỂ HÌNH
  • CHĂM SÓC & LÀM ĐẸP
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • PHONG CÁCH SỐNG
  • XE CỘ
  • ĐỒNG HỒ
  • CÔNG NGHỆ
  • THỂ THAO
  • DU LỊCH
  • KHÔNG GIAN SỐNG
  • TÌNH YÊU
  • HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
  • VĂN HÓA
    • SÁCH HAY
    • NGHỆ THUẬT
    • ÂM NHẠC
    • ĐIỆN ẢNH
    • GIẢI TRÍ
  • KINH DOANH ĐẦU TƯ
  • SỰ NGHIỆP
  • PHÁI ĐẸP

© 2025 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Đề nghị ghi rõ Nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này. Liên hệ hợp tác: media@menback.com