Bài viết có tựa gốc: ‘Đọc Facebook – đọc sách & chất lượng nội dung’ của ông Nguyễn Đức Sơn, chuyên gia chiến lược thương hiệu, nhà sáng lập Interloka Brand Agency, Menback gửi tới các độc giả để luận bàn một góc nhìn về văn hóa đọc hiện nay.
Một vị học giả lớn từng nói:
“Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng.”
– Theo Secret China, Ngọc Trúc biên dịch.
Đọc Facebook có mấy cái hay. Đó là đa dạng – đã là bàn buffet content rồi thì gắp tôm hùm hay mắm tôm là do kỹ năng, đừng kêu ca. Đó là đa chiều – cực đoan đến ôn hoà, chính thống đến tiếu lâm, hàn lâm đến chợ búa. Đã là chợ content rồi thì chọn nguyên liệu ngon dở là do mắt nhìn. Đừng đọc cái dở xong than phiền sao bullshit thế.
Cơ bản Facebook đã tác động rất lớn đến văn hoá đọc của chúng ta. Trong đó ảnh hưởng đến cả thói quen đọc sách.
Khá nhiều bài viết hay, rất hay trên Facebook. Nhưng phải thừa nhận là không nhiều. Đọc Facebook không thể thay thế văn hoá đọc sách – nơi đúc kết khổng lồ kiến thức chuẩn mực tất cả mọi lĩnh vực của nhân loại. Một cuốn sách kinh điển có thể thay đổi nhân sinh quan của một người. Tôi thích mì tôm, nhưng nó không thể thay thế bát phở chuẩn Hà Nội.
Với người làm content, chuyên nghiệp hoặc tay ngang, đọc sách có chọn lọc là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để có những bài viết chất. Đa số các bạn làm content viết đang viết quảng cáo bán hàng là chính. Không phải viết content. Đơn giản vì các bạn thiếu nguyên liệu hay để chế biến. Sách là kho nguyên liệu vô cùng phong phú.
Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Israel và Hungary. Ở Israel, trung bình mỗi năm người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ”.
Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, đọc sách báo là một phẩm chất tốt để đánh giá con người.
Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.
Hungary có gần 20.000 thư viện, bình quân 500 người lại có một thư viện, đi thư viện cũng bằng đi cà phê hay siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.
Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách tư duy rất khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.
Dân số Isael thưa thớt, nhưng nhân tài vô số. Lịch sử xây dựng đất nước tuy ngắn, nhưng đã có 8 người đoạt giải Nobel. Thiên nhiên Isael khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước mình thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất khẩu một lượng lớn. Xã hội Israel trật tự quy củ và người Israel được tôn trọng trên khắp thế giới.
Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v…. Nếu so với dân số, Hungary là “quốc gia của giải thưởng Nobel”. Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ cao. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.
Khi chưa có mạng xã hội, ngoài những người làm nghề, đa số chúng ta hiếm khi viết. Giờ đây everybody write (tôi lấy tiêu đề của một cuốn sách best-seller về copywriting). Giờ đây ai cũng có thể là một content writer. Thậm chí nhiều người khai quật được năng khiếu và đam mê viết tuyệt vời tiềm ẩn của họ.
Với người làm content, chuyên nghiệp hoặc tay ngang, đọc sách có chọn lọc là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để có những bài viết chất. Đa số các bạn làm content viết đang viết quảng cáo bán hàng là chính. Không phải viết content. Đơn giản vì các bạn thiếu nguyên liệu hay để chế biến. Sách là kho nguyên liệu vô cùng phong phú.
Xem thêm:
- 5 tựa sách hay của các tác giả Châu Á bạn nên đọc
- 4 cuốn sách bách khoa với tựa đề “lịch sử” giúp bạn mở mang kiến thức
- 4 câu Kinh Thánh đã giúp tôi trở nên bình an và hạnh phúc hơn