Peer Pressure là những áp lực vô hình bạn tự cảm nhận khi nhìn vào thành công của bạn bè cùng trang lứa, điều này có thể làm ảnh hưởng đến giá trị sống và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Peer Pressure là gì?
Peer pressure là một từ rất phổ thông trong giáo dục, tâm lý học, luật pháp, và trong nền văn hóa nói chung. Peer pressure là áp lực của bạn bè đồng trang lứa xung quanh ta, áp lực để ta có cùng một chuẩn mực tác phong, hành vi, giá trị như mọi người chung quanh, để ta có tác phong như là một thành viên của nhóm, một thành viên của cộng đồng.
Peer Pressure hiểu đơn giản là việc bạn bị áp lực từ những người đồng trang lứa. Thực ra, ngay từ những ngày đầu tiên đi học, ta đã cảm thấy peer pressure. Từ trường học rồi dần lớn lên thành môi trường công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến mạng ảo luôn có những ai đó để ta nhìn vào và so sánh.
– Vừa tốt nghiệp cấp 3 mà bạn cùng lớp đã nhận học bổng du học.
– Sao này bằng tuổi mình mà đã thành lập công ty rồi nhỉ?
– Bạn này mới ra trường mà lương đã 50 củ.
– Anh, chị, em trong nhà học giỏi, thủ khoa, đậu đại học điểm cao cũng làm chính bạn thấy áp lực.
– Ôi bạn này chẳng ôn gì nhiều mà IELTS tận 8.0.
– Ta thấy mình xấu xí khi nhìn thấy những bức hình của các hot girl.
– Ta thấy mình béo, bụng mỡ khi nhìn vào người mẫu.
– Khi bên cạnh những người tích cực, ta lại cảm thấy mình tệ hơn.
– Những người có cuộc sống như mơ, đi du lịch, được thăng chức, ăn nhà hàng 5 sao, người yêu lãng mạn và nhìn lại rằng bạn thấy cuộc sống mình thật tầm thường.
– Hay cả bố mẹ bạn cũng nhìn xem nhà người khác đi xe ô tô gì, “con cái nhà người ta chăm ngoan học giỏi” rồi tự so sánh với chính con mình.
Đừng lo lắng bởi vì bạn không hề cô đơn.
Thực tế, những gì bạn nhìn thấy của người khác đều là những hình ảnh tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất mà họ muốn bạn nhìn thấy. Những khó khăn, những khuyết điểm hay quá trình gian khổ họ đã giấu đi rồi.
“Chúng ta đang so sánh những cảnh hậu trường xấu xí của cuộc đời mình với những cảnh quay hào nhoáng của những người khác”.
Vì sao ta lại cảm thấy áp lực trước thành công của bạn bè?
Dưới đây là nguyên nhân chúng ta cảm thấy áp lực trước thành công của bạn bè cùng trang lứa:
1. Nhu cầu ngày càng cao
Theo mặt tâm lý học, trong tháp nhu cầu của Maslow, thế hệ chúng ta ngày nay đã đạt được 3 nhu cầu cơ bản nhất:
– Physiological: Nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ngủ,…).
– Safety: Nhu cầu được an toàn (bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an toàn trong gia đình).
– Love/Belonging: Nhu cầu xã hội (có một gia đình hạnh phúc, những người bạn bè gần gữi, thân thiết. Con người cần yêu và được yêu, nếu không họ có thể trở nên cô đơn, lo lắng và thậm chí trầm cảm).
Bây giờ, nhu cầu dần được nâng cao hơn, đó là Esteem (nhu cầu được kính trọng) và Self- actualization (Nhu cầu được thể hiện bản thân):
– Có công việc thôi chưa đủ, công việc đó phải có lương cao.
– Lương đủ sống theo ngày thôi chưa đủ, lương đó phải đáp ứng những nhu cầu cao hơn.
– Bạn còn muốn được người khác kính trọng, ngưỡng mộ với những thành tích mình đạt được.
2. Sự bùng nổ của mạng xã hội
Từ trước khi có mạng xã hội, ta vốn đã luôn tự so sánh mình với những người khác. Và mạng xã hội khi xuất hiện đã đưa những hình ảnh đó dễ dàng lọt vào mắt ta hơn, nhìn đâu đâu cũng thấy người đẹp hơn, giỏi hơn hay giàu hơn. Từ đó ta không tránh được việc tự so sánh với người khác.
Cách để vượt qua Peer Pressure
– Xác định mục tiêu cuộc sống của bạn, điều gì mới là quan trọng nhất. Nếu mục tiêu của bạn đơn giản là: sống lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn, gia đình và những người bạn yêu quý cũng hạnh phúc thì mỗi khi áp lực, hãy sẽ ngó lại xem 3 mục tiêu lớn này có bị lung lay không, nếu không thì mọi chuyện dễ giải quyết rồi.
– Mỗi người đều có thế mạnh riêng, khả năng riêng, và tất nhiên cả giới hạn riêng. Một trong những kỹ năng chúng ta khó thực hành nhất là trân trọng tài năng và thành công của người khác mà không ganh ghét tị hiềm. Từ trân trọng, chúng ta sẽ chuyển sang học hỏi, nhìn mọi việc ở khía cạnh tích cực, thay vì gièm pha người khác hay tự thất vọng về bản thân. Kẻ duy nhất cần phải vượt qua là chính ta. Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là điều mà chúng ta thường xao lãng, giữa mê cung của những mẫu hình hư ảo.
Chạy theo hình mẫu có sẵn là cách ta tự dựng nên hàng rào vô hình đó. Bà hoàng thời trang Coco Chanel có một câu nói đến hôm nay vẫn đáng để ta suy ngẫm: “Vẻ đẹp bắt đầu từ khoảnh khắc bạn quyết định là chính mình.”
Là chính mình, còn có một ý nghĩa quan trọng khác: Ta không cần phải giống một ai đó để cảm thấy hạnh phúc. Trải nghiệm là của ta, thực hiện bằng thời gian sống của ta. Vậy sao ta phải nó gán với gương mặt kẻ khác, đối chiếu với trải nghiệm của kẻ khác? Vì sao ta phải chơi theo luật chơi của họ?
Bài viết hữu ích
Cân bằng động: bí quyết cân bằng cuộc sống không ai dạy bạn
Ai cũng biết phải luôn cân bằng cuộc sống, nhưng với công việc bận rộn ngày nay, điều đó thực...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK