Khi một người lạ làm bạn khó chịu, chú chó của bạn sẽ phản ứng ngay. Thế nhưng chú mèo của bạn sẽ thường không như vậy, thậm chí nó còn thờ ơ. Và đây là lý do tại sao.
Định kiến về sự khác biệt giữa mèo và chó
Người ta nói chó là loài đáng yêu, thân thiện và đặc biệt trung thành, trong khi đó mèo thì xa cách, dửng dưng.
Dĩ nhiên, hội những người yêu mèo sẽ không đồng tình với nhận xét trên – bản thân tôi đương nhiều thấy khó mà tin được rằng chú mèo đang cuộn tròn trong lòng tôi lại không hề quan tâm gì tới tôi.
Nhìn chung, nghiên cứu về nhận thức của mèo chỉ ra rằng mèo có tình cảm gắn bó với con người.
Mèo có vẻ như có cảm giác lo lắng khi bị tách biệt, và có phải ứng rõ rệt hơn khi nghe thấy giọng của chủ so với khi nghe giọng người lạ, và chúng luôn tìm kiếm cảm giác an toàn từ chủ nhân trong những tình huống đáng sợ.
Thế nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã làm cho bức tranh về mối quan hệ gắn bó giữa người và mèo trở nên phức tạp hơn.
Áp dụng một phương pháp nghiên cứu tương tự đã từng làm với chó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khác với chó, mèo không hề tìm cách né tránh người lạ, những người từ chối giúp đỡ chủ nhân của chúng.
Trong cuộc thử nghiệm, một con mèo quan sát chủ nhân của mình đang cố gắng mở một chiếc hộp để lấy đồ vật bên trong.
Có hai người lạ ngồi hai bên người chủ, và người chủ quay sang nhờ một trong hai người giúp mở hộp. Trong thử nghiệm “có giúp,” thì người được hỏi sẽ giúp người chủ mở hộp. Trong thử nghiệm “không giúp,” người này sẽ từ chối. Còn người không được hỏi sẽ ngồi im và nhìn.
Sau đó, cả hai người lạ sẽ đưa bánh thưởng cho con mèo, và các nhà khoa học quan sát xem con mèo này sẽ tiếp cận ai trước.
Liệu nó sẽ ăn bánh của người giúp đỡ chủ nó? Kết quả này sẽ chỉ ra một “thiên hướng tích cực”, cho thấy rằng những tương tác thân thiện khiến mèo thoải mái hơn với người lạ. Hay là nó sẽ từ chối ăn bánh thưởng từ người ngồi im? Kết quả này sẽ chỉ ra một “thiên hướng tiêu cực”, cho thấy rằng mèo có thể cảm thấy người đó không đáng tin.
Khi mà thử nghiệm này được thực hiện đối với chó, bọn chó thể hiện rõ “thiên hướng tiêu cực”, với việc tất cả các chú chó đều không ăn bánh thưởng từ người lạ đã từ chối giúp chủ nó.
Đối lập với chó, những con mèo trong nghiên cứu trên đều hoàn toàn thờ ơ. Chúng chẳng màng quan tâm là người này có giúp chủ mình hay không cũng như không né tránh những người ngồi im.
Rõ ràng, đối với mèo, thức ăn là thức ăn, không có gì khác biệt khi đến từ ai.
Những tín hiệu tương tác xã hội
Chúng ta hiểu được điều gì từ nghiên cứu này?
Một kết luận vội vàng sẽ dèm pha mèo là loài ích kỷ và lạnh nhạt với chủ của mình. Mặc dù điều này có thể sẽ phù hợp với những định kiến kinh điển về mèo, thế nhưng kết luận này là một ví dụ điển hình cho thiên kiến nhân cách hoá.
Nó cho thấy đó là do chúng ta đang giải mã hành vi của mèo như thể chúng là những con người bé nhỏ lông xù, thay vì là nhìn nhận chúng là những sinh vật có nhận thức riêng.
Để thật sự thấu hiểu được người bạn mèo bốn chân bé nhỏ, thì chúng ta phải thoát ra khỏi tư duy lấy con người làm trung tâm và chỉ nhìn nhận chúng là mèo mà thôi. Khi chúng ta làm được điều đó, những gì ta thấy sẽ là mèo trong nghiên cứu trên không hề ích kỷ, mà đơn giản chỉ là chúng không thể nhìn ra được các tương tác xã hội của con người. Chúng không nhận thức được là lại có những người lạ chỉ ngồi không và không hữu ích gì.
Mặc dù mèo có thể nhận ra được một vài tương tác xã hội của con người – chúng có thể làm theo những gì loài người huấn luyện và nhạy cảm với cảm xúc của con người – nhưng chúng thường ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội của chúng ta hơn chó.
Mèo được thuần hóa chưa quá lâu trong lịch sử loài người, vậy nên chúng vẫn còn nhiều những tập tính hoang dã hơn so với chó.
Thậm chí cả tổ tiên của loài chó cũng sống bầy đàn xã hội hơn, còn tổ tiên của mèo chủ yếu là những con thú săn mồi đơn độc.
Việc thuần hoá có lẽ đã làm tăng khả năng giao tiếp xã hội của chó, thế nhưng có vẻ vẫn chưa có nhiều thay đổi ở mèo, loài vốn đã có tập tính sống độc lập.
Vậy nên chúng ta không nên vội vàng kết luận rằng mèo chẳng bận tâm gì khi có người làm khó chủ của nó. Nhiều khả năng là loài mèo chưa thể hoàn toàn nhận ra bối cảnh như thế nào là chủ nó đang bị đối xử không thân thiện.
Mặc dù mèo là người bạn đồng hành tuyệt vời của con người, nhưng chúng ta thực chất lại biết khá ít về cách mèo suy nghĩ.
Thậm chí các nghiên cứu trong tương lai có thể sẽ phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mèo về con người chúng ta có khi còn ít hơn những gì ta tưởng. Hoặc cũng có thể là mèo ý thức được các mức độ tương tác xã hội của con người trong những bối cảnh khác.
Nhìn chung, cho dù các nghiên cứu có cho thấy điều gì thì chúng ta cũng nên tránh để định kiến hoặc khuynh hướng nhân cách hoá làm chúng ta hiểu sai về hành vi ứng xử của loài mèo.
Trước khi đánh giá người bạn mèo bốn chân là lạnh nhạt hay ích kỷ, thì chúng ta nên thử nhìn thế giới bằng đôi mắt của mèo cái đã.
Tác giả: Ali Boyle
Xem thêm
Bạn sẽ muốn nuôi gián làm thú cưng khi biết những sự thật này
Những nghiên cứu cho thấy gián là loài vật bị con người ghét và ghê sợ nhất thậm chí hơn...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK