Theo Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Quốc gia Hoa Kỳ, cứ 88 giây, các sở cứu hỏa lại phải xử lý một đám cháy. Trong đó nấu nướng và hút thuốc lá là hai trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cháy nổ. Nhưng, nếu không biết cách sử dụng hoặc chỉ vô tình sử dụng những vật liệu này thì nguy cơ “cháy nhà như chơi” hoàn toàn có thể xảy ra.
Vậy “thủ phạm” nào tiềm ẩn gây nguy cơ hỏa hoạn trong nhà bạn?
Pin
Theo Craig Gjelsten, Phó Giám đốc Điều hành tại Rainbow International, tất cả các loại pin đều có nguy cơ cháy nổ, ngay cả những loại pin sạc yếu. Chỉ cần một cục pin 9 volt cũng đủ để gây cháy. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng những hộp đựng pin hoặc nên để pin trong túi nilon, bao bì ban đầu thay vì để pin lỏng lẻo. Ngoài ra, hãy để pin ở tư thế thẳng đứng và đặt băng dính cách điện ở mỗi đầu pin, bất kể là loại pin gì. Một mẹo khác để “vô hiệu hóa” khả năng cháy nổ của pin chính là không để trong hộp kim loại, cạnh vật dẫn điện như chìa khóa, len thép hay các vật kim loại khác và đừng quên để riêng pin 9 volt.
Thiết bị điện hư hỏng và bụi bẩn
Nếu thiết bị điện bị hư hỏng, quá nóng hoàn toàn có nguy cơ dẫn tới hỏa hoạn. Vì vậy, điều quan trọng nhất hãy đảm bảo những thiết bị điện trong nhà bạn phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt đường dây điện, phích cắm hỏng hoặc hở điện, và bị sờn. Sờn dây điện tưởng chừng không nguy hiểm nhưng sau nhiều quá trình cọ xát rất dễ trở thành “thủ phạm” gây cháy. Đặc biệt, không nên đấu nối các thiết bị điện dưới thảm hoặc trên sàn gỗ cứng và thường xuyên lau dọn bụi bẩn xung quanh thiết bị bởi chúng dễ dàng bắt lửa.
Ấm siêu tốc / Máy pha cà phê
Đối với những gia đình sử dụng ấm đun nước siêu tốc hay máy pha cà phê, khi sử dụng quá lâu có thể gây nóng và dễ cháy. Bình cà phê có thành phần nhựa, có thể quá nóng nếu quên tắt thiết bị. Mặc dù hầu hết bình pha cà phê đều có đồng hồ kỹ thuật số có chức năng ngắt tự động nhưng vẫn có khả năng gây cháy. Hãng Kenmore đã từng phải thu hồi 145.000 máy pha cà phê do hệ thống dây điện bị lỗi.
Chất lỏng dễ cháy
Điển hình chính là xăng, dầu hỏa. Và đồ dùng quen thuộc mà chị em phụ nữ hay sử dụng như tẩy sơn móng tay cũng là nguồn cơn gây hỏa hoạn. Tại Mỹ, một phụ nữ ở bang Texas đã bị bỏng độ ba khi mở lọ nước tẩy sơn móng tay để gần ngọn nến trong căn phòng không thông gió. Vì vậy, hãy đảm bảo những đồ dễ cháy này nên được để cách xa nguồn nhiệt trong các thùng chứa thích hợp và được dán nhãn nhận biết.
Máy tính xách tay
Vật “bất ly thân” của dân văn phòng lại là một trong những nguyên nhân gây cháy nổ. Khi bạn sử dụng sẽ cảm thấy sự nóng lên của laptop nhưng khi đặt trên một tấm chăn hoặc bề mặt tương tự, khi pin quá nóng sẽ gây cháy. Do đó, không nên đặt máy tính trên bề mặt mềm và nếu có thể, nên sử dụng bàn hoặc giá đỡ, đế tản nhiệt.
Chia sẻ kinh nghiệm tự thiết kế nhà và decor nội thất
Ngôi nhà là tổ ấm, nên rất nhiều người muốn tự tay thiết kế lên tổ ấm của gia đình mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức, gu thẩm mỹ cũng như...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
Đèn sợi đốt
Khi bóng đèn hoạt động quá công suất hoặc lắp bóng sai vị trí cũng là nguyên nhân gây cháy. Đơn cử như việc sử dụng đèn sợi đốt 75W trong khi tiêu chuẩn 45W sẽ gây nên tình trạng overlamping. Nếu không có ghi chú, hãy để dưới mức 60W an toàn. Ngoài ra, nên thận trọng khi dùng đèn huỳnh quang và lựa chọn sử dụng đèn led giúp tiết kiệm năng lượng.
Bình nước nóng lanh, máy sấy, máy sưởi
Đừng quên làm sạch lỗ thông hơi trong máy sấy tóc hay máy sấy quần áo vì chúng có thể mắc những sợi vải hoặc tóc dễ bắt lửa. Hãy làm sạch định kỳ và kiểm tra nắp thông hơi và kiểm tra ống dẫn nối tiếp không bị dập vỡ.
Các nguồn dễ cháy tiềm ẩn khác trong nhà
Việc đặt bất kỳ dụng cụ gì dễ cháy như rèm, sách báo gần nguồn nhiệt như lửa hoàn toàn có nguy cơ gây cháy. Ngoài ra, khi sử dụng chăn và đệm sưởi không đặt dây giữa đêm và lò xo hộp cũng làm tăng khả năng cháy nổ và than ẩm cũng có thể bốc cháy bất cứ lúc nào. Thay vào đó, hãy kiểm tra tất cả dụng cụ trong gia đình mình, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng cháy chữa cháy nhất có thể và đừng quên chuẩn bị cho mình bình xịt cứu hỏa và lắp đặt chế độ cảm biến nhận biết cháy nổ trong nhà.
Kinh nghiệm chọn căn hộ chung cư để có không gian sống hoàn hảo
Kinh nghiệm chọn căn hộ chung cư - Chọn được căn hộ chung cư theo đúng tiêu chí trong bài viết này, bạn sẽ sở hữu một căn hộ ưng ý và luôn cảm thấy...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Kiến Việt | Nguồn: MyMove
Link: kienviet.net/2020/09/23/tiem-an-nguy-co-chay-no-tu-8-vat-dung-than-thuoc-trong-ngoi-nha-cua-ban