Những chi tiết xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật tiếp tục bị khán giả Hàn Quốc “tố” trong tập 3 của Snowdrop.
Dù JTBC đã quả quyết tuyên bố hiểu lầm về chuyện xuyên tạc lịch sử sẽ được giải quyết trong những tập tiếp theo thế nhưng càng xem, khán giả Hàn Quốc chỉ càng tìm thấy những chi tiết trái ngược với phát ngôn của họ.
Kể từ khi “Snowdrop” bị cáo buộc bóp méo lịch sử Hàn Quốc giai đoạn đấu tranh dân chủ 1987, JTBC đã đưa ra tổng cộng 4 thông báo phủ nhận. Trong tuyên bố mới nhất, nhà đài thậm chí còn cho biết họ sẽ chiếu hẳn 3 tập trong tuần này (thay vì chỉ 2 như thường lệ) để phần nào giải quyết những nỗi lo cũng như hiểu lầm của khán giả Hàn Quốc về nội dung phim. Dù vậy, ít nhất thì cho đến tập 3, cái gọi là “hiểu lầm” đó có vẻ như vẫn chưa được giải quyết.
Sau khi tập 3 lên sóng vào tối 24 tháng 12, cư dân mạng Hàn Quốc đã nhanh chóng chỉ ra hàng loạt chi tiết xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật trong kịch bản “Snowdrop”. Lưu ý: Phần đăng kèm ảnh dưới đây sẽ dịch nguyên văn lời tác giả bài viết gốc trên Theqoo, trong đó người này chủ yếu sử dụng giọng điệu mỉa mai xuyên suốt bài viết.
Đại học nữ Hosoo (Đại học nữ Ewha)
Đại học nữ Ehwa trong thực tế. Đừng có chỉ đổi tên thôi, đáng lý ra nên dùng CG để tạo nên một phong cách hoàn toàn khác chứ.
Sinh viên Ehwa phấn khích trong một buổi tiệc… À mà không, là sinh viên Hosoo chứ nhỉ.
Cuộc biểu tình của sinh viên Ehwa trong thực tế.
Nhân viên NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia) xông vào nhà dân để lục soát và có người hỏi anh ta là ai nên anh ta đã cho họ xem thẻ nhân viên NSA. Nhưng ngày xưa khi NSA xông vào dân để lục soát, nếu bạn dám hỏi họ là ai thì thứ bạn nhìn thấy là ống sắt chứ không phải thẻ nhân viên đâu.
Phân cảnh team leader đầy chính trực của NSA đối đầu với cấp trên… Haizz… Và cấp trên mà anh ta đối đầu thực sự là “Cục trưởng Cục điều tra chống Cộng sản” vĩ đại.
Tệ hơn nữa là Cục trưởng lại bị đặc vụ NSA xem thường, thậm chí đặc vụ NSA còn dám vừa ra lệnh cho cấp dưới của ông ta trên điện thoại, vừa cười nhạo ông ta và rời khỏi phòng (Về cơ bản thì trong các tổ chức như NSA, cấp dưới không được phép xem thường hay cười nhạo cấp trên [ở đây còn là Cục trưởng] chứ đừng nói đến chuyện đứng ra đối đầu). Cục trưởng không biết nói gì nên chỉ trưng ra vẻ mặt ngạc nhiên và để nhân viên cấp dưới rời đi.
Phân cảnh fan-service đây rồi. Yay! Không thể bỏ qua được! Một bữa tiệc ngực và cơ bắp của gián điệp!
Nếu phải giải thích cho cảnh này thì, cô ta là một trong những kẻ đầu gấu đang bắt nạt con gái của người đứng đầu NSA. Đúng vậy, là con gái của người đứng đầu NSA (hay còn gọi là nữ chính – Jisoo) đấy. Nhắc lại không phải con gái nhân viên mà là CON GÁI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NSA nhé.
Người này là ai? Ông ta là phó tư lệnh Mặt trận Thống nhất của chính phủ Triều Tiên. Vậy hắn đã thấy gì khi đến để âm mưu với NSA?
Ta-da! Đây là một cảnh hài. Các đặc vụ NSA đang tự chiến đấu lẫn nhau. Đây là một cảnh hài đối với phó tư lệnh Triều Tiên. Các nhà lãnh đạo NSA của chúng ta đúng là “nhân đạo” thật nhỉ…
Mọi người có biết tại sao đây lại là một cảnh hài không? Nam chính xuất chúng của chúng ta là một gián điệp, người đã chà đạp các binh lính quân đội đầy thô lỗ bằng cách thể hiện kỹ năng của mình trong một trận đấu bắn súng.
Một bữa tiệc đầy màu sắc tại Ewha, à không là Hosoo chứ~~ yay!!
Phân cảnh xuất hiện trong poster và teaser của nam nữ chính. Wow, nhìn khung cảnh đó kìa. Cứ như thể thế giới này chỉ còn đôi ta vậy. Gián điệp, NSA, phong trào dân chủ, quên hết mọi thứ cũng không sao nhỉ.
Và sinh viên duy nhất tham gia đấu tranh dân chủ tại Đại học Hosoo lại giúp gián điệp trốn thoát và để anh ta đi cùng nữ chính. Đúng vậy, dù sao thì các nhà hoạt động cũng cần phải giúp đỡ sinh viên, dĩ nhiên cô ta nên giúp họ trốn thoát rồi. Làm sao cô ta biết anh ta là gián điệp được đúng không?
Sau khi đăng tải những khoảnh khắc có vấn đề trong tập 3, tác giả bài viết trên Theqoo còn nói thêm rằng:
“Bộ phim không hề đề cập đến những tình huống bên ngoài xã hội – bao gồm cả các cuộc biểu tình thời bấy giờ, mà chỉ đề cập đến các đảng phái. Thế nên ngay cả khi ekip sản xuất cố tránh các vấn đề nhạy cảm thì chính bộ phim cũng sẽ trở thành một vấn đề lớn mà thôi. Tôi tự hỏi liệu có ai lại chưa từng trải qua cảnh đổ máu khi NSA xông vào nhà họ để điều tra và yêu cầu họ nhận dạng danh tính không. Ngay cả cảnh họ chỉ trích kỹ năng của quân đội Hàn Quốc cũng thật nực cười dù họ đã cố biến nó thành một cảnh hài. Rồi cả cảnh đặc vụ NSA đánh nhau trước mặt phó tư lệnh Triều Tiên nữa, đây có phải là một trò đùa không? Trông họ cứ như một đám người đang thèm khát tiền vậy. Mà có thật chỉ là thèm khát tiền hay không? Tôi nghĩ rằng họ gần với quỷ dữ hơn”.
Tác giả bài viết khép lại bằng nhận định:
“Nhìn chung, bộ phim tập trung quá nhiều vào chuyện tình cảm lãng mạn, nhấn mạnh vào body và cách cư xử tuyệt vời của gián điệp, tập trung vào câu chuyện buồn giống như nàng Lọ lem của Jisoo, cho thấy vẻ ngoài xinh đẹp và ngây thơ của nữ chính. Cái cách họ cố tình xây dựng cốt truyện để làm hài lòng fandom khá là khó chịu đấy”.
Xem thêm:
- 4 bộ phim Hàn Quốc hay về tuổi thanh xuân bạn nên xem
- [Review phim] “My Name” – Rợn người với đặc sản gangster Hàn Quốc
- [Review phim] “The Package” – Câu chuyện tình yêu ngọt ngào trong vẻ đẹp lãng mạn đậm chất Pháp