“Không ai chung tình được mãi” đồng nghĩa với “không ai phản bội được mãi”, không ai tốt mãi cũng không ai xấu mãi.
Bữa giờ lướt tóp-tóp thấy nhiều anh chị thích bài hát này, ghép câu “Bình minh ơi dậy chưa/Café sáng với tôi được không” với câu “Đôi khi ta gặp nhau/Để dạy nhau cách sống trong khổ đau” vào đủ thứ clip đại ý là mất niềm tin vào tình yêu khi bị bón hành nhiều lần.
Nay cao hứng tôi biên về góc nhìn của Phật giáo về sự lưu luyến trong tình yêu. Trước hết phải nhắc lại bài cũ cho anh chị nhớ rằng Phật giáo không quan tâm đến yếu tố con người, cái Phật quan tâm là sự Khổ.
Kiểu như Phật nhìn một toà nhà nhưng không quan tâm đến nhà mà Ngài quan tâm tới gạch, đá, xi măng… tạo nên nhà, qua hệ thống vật liệu xây dựng ta sẽ biết bản chất của toà nhà. Thông qua Khổ thì Ngài sẽ tìm được con đường đi đúng cho con người đang bất định trên con đường thiên lý.
Con người hàng ngày hàng giờ xử lý thông tin và đưa ra cách ứng xử với thông tin đó. Tuỳ theo trí tuệ mỗi người mà sẽ có cách phản ứng khác nhau. Mà đã qua lăng kính tình cảm thì mặc nhiên sẽ có sai lệch.
Trong tình yêu cũng vậy, từ một cô gái xa lạ, qua quá trình quan sát, cảm nhận rồi dẫn tới yêu. Rồi đi kể với đứa bạn thân về người yêu mình cứ như kể về thiên sứ trên trời phái xuống, bao nhiêu lời hay ý đẹp dành cho nó hết. Ai góp ý chút “mày cẩn thận, tao thấy con bé/thằng đó chưa tốt” là nổi sùng lên giận luôn bạn mình.
Cô gái hôi nách vẫn là cô gái hôi nách, thằng thối mồm vẫn là thằng thối mồm nhưng nhận thức của người ta khi yêu nó làm lung linh mọi thứ. Lời kể lại không thể truyền tải được toàn bộ con người. Phật mới nói là sai rồi. Phật thấy được điều đó nên dạy cho chúng sanh quan sát cuộc đời này “sắc tức thị không, không tức thị sắc” đại ý là đời này không có gì là thật.
Phải hiểu được thì mới hết khổ. Đừng yêu theo kiểu xem người yêu là tất cả, là lẽ sống để rồi sinh ra tâm chiếm hữu rất dễ dẫn đến những oán hờn và hành động dại dột khi người ta bỗng dưng rời xa mình.
Tất cả mùi thơm, sờ tay, cắn môi, vặn ốc vít, rút bu-gi… khi yêu đều là tạm bợ, xong rồi thôi, càng cố tìm lại, níu giữ, cưỡng cầu là càng khổ và sai lầm.
Hát đến câu “Nghĩ đi em, đâu ai chung tình được mãi” phải với tâm thế chấp nhận sự thật khách quan chứ không phải với máu húng đang cuồn cuộn trong cuống họng sẵn sàng vác phóng lợn đi tính sổ với người từng yêu.
Cứ ám ảnh mãi một tình yêu cũ sẽ khiến tình yêu mới bị áp đặt, so sánh. Dẫn tới đến lúc giận hờn sẽ phát loa ra một câu ngu nhất trên đời “Anh/em thua xa người cũ của tôi”. Tất cả là do tư duy tham lam, không buông cái cũ mà vẫn muốn cái mới nên mới ra vậy.
Mình phải sống như cái gương vậy. Cái gì ngon lành, tươi đẹp thì cứ phản chiếu đủ, hưởng thụ đủ, tận hưởng giây phút hiện tại cho đủ khi nó rời đi thì mặt gương không lưu luyến. Thế mới là khoa học, mới đúng lời Phật dạy. Chứ người thì đi rồi mà gương vẫn còn hình thì chỉ có trong phim kinh dị thôi.
Câu nói trí tuệ và triết lý nhất chúng ta có thể khuyên người thân, bạn bè khi gặp chuyện không vui đó là “Kệ nó đi em”. Đúng, Phật cũng dạy bấy nhiêu thôi mà nhân gian trầm luân cõi mộng không hiểu và không thực hành được. Vì thế Phật mới phải cụ thể hoá bằng Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế chỉ với mục đích cuối cùng là dạy cho đệ tử của mình biết “buông, kệ” mọi thứ.
“Không ai chung tình được mãi” đồng nghĩa với “không ai phản bội được mãi”. Không ai tốt mãi cũng không ai xấu mãi. Cái mình cần là quán chiếu chính quan điểm của mình về tốt-xấu, được-mất. Thế là ổn. Đừng quá đa nghi, đừng quá tin trước mọi thứ. Giữ tâm thế khi có thì cũng bình thường mà mất đi thì cũng không khủng hoảng. Đó là nhà đầu tư thông minh.
Chọn là phải chịu, đời không có tiêu chuẩn kép kiểu điên điên “thích một mình nhưng sợ cô đơn” được. Chơi kiểu Thuý Kiều vừa thích có tiền vừa muốn còn truynh, khôn thế thì ai chơi cho lại. Ahihi.
Yêu sao để hạnh phúc, yêu sao để không đau?
Tình yêu đưa ta lên thiên đường nhưng cũng dễ dàng dìm ta xuống địa ngục. Làm sao để yêu...