Sự cần thiết phải quản chế các mạng xã hội không phải là một vấn đề mới. Bài viết dưới đây của Sinan Aral, giám đốc chương trình Initiative on the Digital Economy của đại học MIT, đăng trên Harvard Business Review đưa ra cách nhìn thấu đáo hơn, đa diện hơn về vấn đề này. Không phải cứ không quản được là cấm!
Từ bộ phim The Social Dilemma
The Social Dilemma đang là 1 trong những bộ phim hot nhất trên Netflix. Với những ai chưa xem, bộ phim là lời cảnh báo về các mối nguy hại của mạng xã hội – và tôi (tác giả) là 1 fan của bộ phim này. Chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề bộ phim cảnh báo. Trên thực tế hồi chuông đã vang từ khi ra mắt bộ phim The Great Hack và các cuốn sách Surveillance Capitalism và Zucked. Cuốn sách mới của tôi, với tên gọi The Hype Machine, tiếp nối các bộ phim và các cuốn sách kể trên với câu hỏi: nói một cách chân thật, chúng ta có thể làm gì để xử lý cuộc khủng hoảng của mạng xã hội mà chúng ta đang bị cuốn vào?
Trong cuốn sách, tôi có thảo luận kỹ về vấn đề: liệu chia nhỏ Facebook có giúp giải quyết được tình trạng bầy nhầy hiện nay của mạng xã hội? Các nhà hành pháp antitrust (chống độc quyền) chắc chắn mong muốn phá vỡ mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Lập luận của họ đề cập tới các tác hại thực sự của mạng XH này: xâm phạm quyền riêng tư, reo rắc thông tin sai lệch và hằn thù xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng phân cực chính trị, và đe dọa tính liêm trực của bầu cử. Theo họ, cạnh tranh sẽ buộc Facebook phải xử lý các vấn nạn này. Tuy nhiên, các hành động chống độc quyền không thấu đáo, không cải tổ cơ cấu tận gốc rễ sẽ không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm chúng thêm tồi tệ. Để hiểu rõ tại sao, chúng ta cần bàn tới logic kinh tế của loại hình doanh nghiệp này.
Các mạng xã hội thúc đẩy xu hướng độc quyền
Các thị trường mạng xã hội có xu hướng trở thành độc quyền do bởi hiệu ứng mạng (network effect): giá trị của một nền tảng kết nối là hàm số của số người kết nối với nó. Giống như càng nhiều người sử dụng 1 sản phẩm thì giá trị của nó càng cao. Số người tham gia một mạng xã hội càng lớn, lực hút trọng trường của nó càng lớn. Lực hút trọng trường càng lớn, mạng càng có sức hút với các khách hàng hiện tại. Phá vỡ Facebook thành từng phần cấu kiện của nó có thể sẽ làm quá trình kể trên chậm lại, nhưng không thay đổi được thực tế rằng về lâu dài, hiệu ứng mạng sẽ dẫn tới độc quyền hoặc tương tự độc quyền.
Các công ty mạng xã hội thúc đẩy thêm xu hướng độc quyền bằng cách khiến người dùng khó rời bỏ mạng: các doanh nghiệp này chủ ý làm cho các nền tảng của họ không tương thích với nhau và nắm giữ rất chặt các dữ liệu mà chúng ta upload lên đó (và họ thu thập về chúng ta). Nếu rời bỏ Facebook hay Instagram, chúng ta sẽ mất đi mọi hình ảnh, mọi bài viết, mọi kỷ niệm của chính mình. Chúng ta không muốn từ bỏ những cái đó – và chúng ta cũng không muốn mất đi những mối quan hệ đã nảy sinh từ đó. Những căn vườn cá nhân được bao bọc bởi công nghệ cao đó mới khó từ bỏ làm sao, và khi kết hợp với hiệu ứng mạng, nó khiến các doanh nghiệp mạng xã hội càng có xu hướng trở thành độc quyền.
Tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế mạng xã hội là rất cần thiết: ví dụ, chúng ta hãy tưởng tượng tới những tác động tích cực mà người sử dụng được hưởng nếu các doanh nghiệp mạng xã hội khổng lồ này cạnh tranh với nhau nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng! Nhưng dù cạnh tranh có giúp gây áp lực buộc các ứng dụng này phải cạnh tranh để chiếm lấy cảm tình của chúng ta bằng những thiết kế giúp bảo vệ các chân giá trị xã hội, các thế lực thị trường kéo các doanh nghiệp mạng xã hội lao theo thế độc quyền vẫn luôn còn đó dù cho Facebook có bị phá bỏ. Phá nhỏ Facebook không giúp ích gì cho việc thúc đẩy các điều kiện thị trường cần có nhằm duy trì cạnh tranh vì hiệu ứng mạng sẽ luôn đẩy các doanh nghiệp kiểu Facebook vào vị thế độc tôn. Phá nhỏ 1 doanh nghiệp không làm thay đổi cấu trúc kinh tế thị trường tạo ra nó.
Bài liên quan
Sự thật về Bill Gates: Bill Gates có tạo ra Covid-19?
Bill Gates đã biết trước thông tin về dịch covid-19 ở Vũ Hán, là tác giả chính tạo ra đại dịch này; Gates là người muốn dân số thế giới giảm, muốn lắp chip điện...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
Xử lý không đúng việc này sẽ gây hại. Hiệu ứng mạng tạo ra những lợi ích kinh tế to lớn cho hàng tỷ người trên thế giới. Do những lợi ích này phụ thuộc vào các mối liên kết chúng ta tạo ra thông qua mạng xã hội, phá dỡ các mạng lưới sẽ làm suy giảm các lợi ích này mà không xử lý được thế lực kinh tế vốn giúp tạo nên thế tập trung độc quyền trong nền kinh tế mạng xã hội. Các chỉ số kinh tế như GDP hay tăng trưởng năng suất lao động hiện không tính tới giá trị với người tiêu dùng (consumer value) mà Facebook tạo ra, do người dùng không trả tiền để gia nhập Facebook (và do giá trị này không được đo lường nên các nhà hành pháp dễ bỏ qua nó khi làm chính sách). Nhưng phần giá trị này là có thực: Các chuyên gia nghiên cứu tại MIT và Stanford đã khảo sát xem người dùng cần được trả bao nhiêu để rời bỏ Facebook. Kết quả cho thấy người sử dụng bình thường đặt một giá trị rất cao cho dịch vụ này. Công trình nghiên cứu này dự tính chỉ riêng ở Mỹ các lợi ích mà mỗi năm Facebook tạo ra cho người tiêu dùng tương đương khoảng 370 tỷ USD. Hãy tưởng tượng trên toàn cầu tổng giá trị lợi ích này sẽ lớn thế nào.
Giải pháp chống thế độc quyền của Facebook
Bài giải chống thế độc quyền của Facebook hiện nay đã không tính đến các điều kiện kinh tế này, và cũng không đưa ra được đáp án trực tiếp giải bài toán bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, phân biệt tự do ngôn luận với phát ngôn gây thù hận, đảm bảo liêm chính trong bầu cử, hoặc hạn chế tin giả. Trên thực tế, bài giải kiểu đó sẽ khiến cho việc xử lý các độc hại nêu trên khó khăn hơn do đã tạo thêm nhiều ứng dụng mạng xã hội hơn để buộc phải giám sát và quản chế. Thay vì chạy theo giải pháp tiện lợi về chính trị nhưng phá vỡ niềm tin, chúng ta cần cải tổ cơ cấu: trước hết cần xúc tác để tạo ra hình thức cạnh tranh mà giải pháp phá nhỏ các doanh nghiệp mạng xã hội sẽ không giúp mang lại; sau đó xử lý từng yếu tố thất bại thị trường của nền kinh tế mạng xã hội.
Phá nhỏ Facebook có thể mất tới 10 năm để hoàn thành. Đến lúc đó, bức tranh mạng xã hội đã hoàn toàn khác với thực trạng hôm nay. Một giải pháp pháp chế cấp tiến – đảm bảo có cạnh tranh, thị trường mở, sân chơi bằng phẳng bên cạnh những biện pháp thị trường và luật pháp có tác dụng xử lý các vấn đề thông tin sai lệch, riêng tư cá nhân, tự do ngôn luận, bầu cử liêm chính – sẽ giúp đưa ra một hướng đi hiệu quả hơn so với những nỗ lực thụt lùi nhằm phá vỡ các mạng xã hội và các doanh nghiệp vốn đang tồn tại.
Mệnh lệnh thép là cần thiết. Nhưng đã đến lúc chúng ta nên vượt khỏi điều đó để đi tới những giải pháp thực và thực tế hơn. Chúng ta không có thời gian để tranh cãi mạng xã hội tốt hay xấu. Hiện chúng ta đã biết nó có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa tiềm tàng. Chúng ta cần chuyển trọng tâm đối thoại của mình từ việc làm thế nào để nhanh chóng di rời đá nhọn có thể đâm thủng tàu sang việc chuyển hướng lái con tàu sang vùng biển bình yên hơn. Giờ là lúc hành động!
Bài liên quan
Tầng lớp thượng lưu và sức ảnh hưởng tới xã hội
Tư tưởng có tính quyết định cho sự phát triển về mọi phương diện. Chỉ có sự phát triển của tư tưởng mới tạo ra sự thay đổi về chất bên trong và là nguồn...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Tác giả: Sinan Aral | Harvard Business Review
Theo: Ông Trần Vũ Hoài