Tôi rất thích một câu nói của Bill Gates, đó chính là: “Cuộc sống vốn không công bằng – Hãy tập quen dần với điều đó.”
Đúng, thế giới này làm gì có công bằng. Ví như có người sinh ra đã xinh lồng lộn, người khác thì mặt mũi lại tựa Trương Chi. Người sinh ra đã có IQ siêu việt, kẻ thì lại thiểu năng trí tuệ. Đấy, ngay cả ông trời cũng vốn không công bằng khi ban cho mỗi người một đặc thù khác nhau, họa chăng nếu có chỉ là bình đẳng. Như trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ Tịch (Người cũng trích dẫn lại) có nói: Mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, ấy tức là quyền con người.
Đấy, giữa người với người không có công bằng đâu, chỉ có bình đẳng thôi!
Chỉ là tiêu chí phấn đấu đi lên của nước ta lại là: Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhưng đã công bằng rồi thì sao Đảng lại phải là đầy tớ của nhân dân. Nghe thì có vẻ rất cần lao, ấy nhưng mà thực tế Đảng lại là “lãnh đạo”, “nắm quyền”. Theo tôi, có lẽ chính vì cái tiêu chí này khiến cho dân Việt Nam có một bộ phận cứ mở miệng ra là đòi công bằng theo kiểu tuyệt đối, đôi lúc nó còn thành cào bằng. Vậy thì nằm mơ nữa đi, không có điều đó đâu, bạn là “dân” đã khác với “quan” rồi. Và nhiều người cũng thừa biết, đầy tớ cũng có 2 loại: đầy tớ lương thiện và ác nô khát máu. Tức là trong nội bộ Đảng – Chính quyền còn đầy rẫy những “tham quan vô lại” cần loại bỏ. Nhưng không phải vì thế mà ta đánh đồng tất cả, chụp mũ cho cả một thể chế, quy tội cho cả một bộ máy. Vì rõ ràng, vẫn còn không ít vị thanh quan, một lòng vì dân vì nước.
Nhưng nên nhớ, ở đời có 2 thứ đi song hành với nhau, đó là: Nghĩa vụ và Quyền lợi. Vậy nên, chúng ta cần phải Thượng tôn pháp luật, lấy đó để mà tuân theo chứ đừng mở miệng ra là đòi “Công bằng” theo quan điểm cá nhân. Trí thức kém, lười lao động, lại xuất phát điểm trong gia đình không khá giả – bạn có thể đòi bình đẳng, đòi công bằng đã là sự không công bằng rồi. Làm gì có chuyện, tôi nghèo thì nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Vậy nhưng, tiêu chí để đánh giá sự công bằng là gì? Và nếu áp dụng mô hình xã hội công bằng cho tất cả, thì sẽ như thế nào?
1. Công bằng và Cảm thấy công bằng
Không nói chuyện người ngoài, nói chuyện anh em ruột đi ha. Một nhà nọ có 2 đứa con trai, nếu gia cảnh chưa được khấm khá, rất nhiều thằng em sẽ phải mặc quần áo cũ của thằng anh, xài SGK và đồ dùng cũ của thằng anh (chuyện này là quá bình thường ở Việt Nam). Vậy là sẽ có lúc thằng em nó ấm ức, cùng là con của ba má sao lại có phân biệt đối xử như thế. Chỉ là thằng em vốn không biết, thằng anh mỗi ngày nó còn làm việc nhà nặng gấp mấy lần nó.
Rồi trong bữa ăn, thằng anh được ăn 2 bát còn thằng em lại chỉ được có một, vậy là thằng em ấm ức, cùng là con của ba má cả, sao lại có sự phân biệt đối xử như thế. Chỉ là thằng em vốn không biết, thằng anh ăn 2 bát còn chưa đủ no, còn nó chỉ một bát đã lưng lưng bụng.
Rồi hai anh em lớn lên, gia cảnh mãi chẳng chịu khấm khá. Khi thằng anh học hết lớp 10, do nhà không đủ điều kiện nuôi cả 2 anh em ăn học, ba má đành để cho thằng anh nghỉ học đi phụ hồ. Thằng anh thấy rất bất công, cùng là con của ba má cả sao thằng Út được học tiếp mà mình thì không, sao lại có sự phân biệt đối xử như thế. Chỉ là thằng anh vốn không để tâm, là thằng em vốn sinh ra thông minh hơn nó. Huống chi thằng anh nghỉ học còn đỡ đần được cho gia đình, thằng em thì làm gì được đây?
>> Xem thêm: Việt Nam có là một quốc gia tốt?
Rồi ra đời, sau nhiều năm phấn đấu thằng em mở được công ty, ăn nên làm ra dần dần, nó bèn sắp xếp cho anh nó một vị trí trong phòng kinh doanh, công việc thật chả có gì nhưng lương tháng đều đều 10 triệu. Số các nhân viên còn lại làm hộc mặt, bị ép doanh thu nữa, mà lại chỉ được 5 triệu. Các nhân viên khác cảm thấy bất công, tuy nhiên họ lại không biết cái ông ăn không ngồi rồi kia là anh giám đốc. Cảm thấy bất công, vậy nên họ dần lười biếng, làm việc theo kiểu đối phó, vậy là công ty tan nát. Đấy, chính vì điều này mà nhiều công ty yêu cầu nhân viên bảo mật tiền lương đấy.
Đấy, các bạn đã thấy để xã hội này có công bằng khó thế nào chưa? Tâm lý của con người ta (ít nhất trong xã hội hiện giờ) là hay so đo, tị nạnh. Để cho mọi người cùng hài lòng, cùng cảm thấy công bằng hiện hữu, vậy thì vừa phải cho họ cảm thấy mình nhận về xứng đáng với công sức bỏ ra, và một thằng khác cũng chỉ được nhận vừa với mức mà họ cảm thấy. Tức là cảm thấy mình nhận được A thì nhận được A, thằng kia chỉ nhận được B thì nó không được nhận B+x, vậy mới cảm thấy công bằng.
Vậy thì, cứ ngồi đó mà mơ công bằng đi ha!
2. Câu chuyện văn hóa 2 miền và liệu có cần thiết lúc nào cũng phải công bằng tuyệt đối
Lần này để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện bên Trung Quốc. Sau khi Chu Nguyên Chương tiêu diệt nhà Nguyên, thành lập nên triều Minh của người Hán. Sau chiến tranh, an ổn dân tâm là việc làm cực kỳ quan trọng. Ngoài việc cho người dân đủ cái ăn, để kích thích lòng cầu học trong dân ông ta mở ra chế độ khoa cử.
Chỉ có điều lúc này khi giang sơn đã quy về một mối, Nam Bắc sum họp một nhà rồi nảy sinh ra điều bất cập. Hẳn mọi người đã biết sau sự kiện Tĩnh Khang, người Kim thống trị vùng Biện Kinh phương Bắc hơn trăm năm, sau đó lại tới người Nguyên. Đây là hai dân tộc, có thể tính ra là tập quán du mục thế nên không thịnh hành lễ giáo người Hán. Từ đó dĩ nhiên văn hóa – phong tục của người Bắc dần lệch với người Nam. Trong dân gian không thích đọc sách, làm văn mà thích cưỡi ngựa bắn cung. Thứ nữa dân phương Bắc vốn chiến hỏa liên miên, vừa nghèo vừa không quen chế độ khoa cử – làm sao so với được phương Nam mưa dầm thấm đất, sĩ tử nhiều như cá diếc qua sông.
Tuy nhiên lúc này Nam hay Bắc thì đều là con dân Đại Minh, hai miền Nam – Bắc lúc này đang có sự phân biệt, kỳ thị lẫn nhau. Mà tâm nguyện của Chu Nguyên Chương là muốn qua chế độ khoa cử kích thích tinh thần cầu học. Chỉ là bất cập xảy đến, trong kỳ khoa cử chọn ra 50 sĩ tử đứng đầu thì tuyệt nhiên người phương Bắc không có lấy một. Nguyên nhân vì sao? Ấy là do quan chủ khảo là Đại nho Lưu Tam Ngô cứ dựa theo văn tài mà chấm, tuyệt đối công bằng, ai có đủ năng lực thì sẽ đậu – đơn giản thế thôi.
>> Xem thêm: Cây cối có linh hồn và cảm xúc hay không?
Nhưng các bạn thử nghĩ, cả nước đi khảo thí chọn 50 hiền tài, mà miền Nam chiếm hết cả 50 suất. Vậy dân phương Bắc sẽ nghĩ gì? Thế là, người phương Bắc sẽ cực kỳ ấm ức và cho rằng không công bằng. Đơn giản mà, quan chủ khảo và hầu hết quan lại (quan văn) đều đang là người phương Nam, vậy thì dân phương Bắc sẽ nghĩ rằng có khuất tất ở khâu thi cử. Và một khi không có niềm tin, triều đình có tuyên bố gì cũng đều vô dụng, người ta chỉ tin thứ họ muốn tin mà thôi.
Vậy nên, Chu Nguyên Chương yêu cầu Lưu Tam Ngô cân nhắc, giám định lại bài thi làm sao thì làm, để cho dân phương Bắc 10 suất trúng tuyển, mục đích là để bách tính phía Bắc Hoàng Hà quy tâm thành phục, sĩ tử dốc lòng cầu học. Tuy nhiên, Lưu Tam Ngô sống chết không chịu, ông ta nhận thấy thế là không công bằng, thế là làm trái với lương tâm.
Kết cục, không thương thuyết được, quá tức giận nên Chu Nguyên Chương xử tử Lưu Tam Ngô với tội danh: Làm quan chủ khảo mà gian dối trong thi cử, rối loạn kỷ cương. Thế rồi ông sửa lại kết quả kỳ thi. Lưu Tam Ngô không sai, ông ta nguyện chết vì lý tưởng. Hoàng đế độc tài ngang ngược, nhưng Chu Nguyên Chương cũng có cái lý của mình. Tính cách của Lưu Tam Ngô rất cương trực thẳng thắn, lại có tài thi ca, nhưng ông ta không thích hợp chốn quan trường, đại khái chỉ giỏi làm chuyên môn. Một con người luôn luôn duy trì quan điểm của mình, luôn tự cho là mình đúng mà không có cái nhìn toàn cục, chết tuy rất đáng tiếc nhưng đó xem như là tất yếu về phép co duỗi.
Hùng ưng giương cánh bánh trên bầu trời, cái tầm mắt của nó sẽ khác với mấy con gà cao lắm là đậu được trên cành khế. Muốn làm được đai sự, ngoài cái tâm còn phải có cái tầm.
3. Công bằng kiểu Mỹ
Nhiều người dân Việt Nam ta luôn cho rằng Việt Nam là một xứ sở đầy rẫy bất công, ngang trái. Và rất nhiều người trong chúng ta luôn mơ về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc ở Mỹ Quốc. Chỉ có điều nhiều người vốn không biết rằng ở Mỹ thật ra sẽ chẳng có công bằng như bạn nghĩ đâu. Khi mà bạn vừa không có năng lực vừa không có tiền, nhiều khả năng bạn sẽ chết đói.
Nhưng tại sao nước Mỹ lại long lanh trong mắt dân Việt Nam đến thế? À, đấy chính là do truyền thông Mỹ đã làm hình ảnh cho đất nước họ rất tốt. Ngay đến như slogan tranh cử của Trumph cũng là: Make America great again.
Và xin thưa với các bạn Việt Nam rằng, hiện ở Mỹ vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc. Nói ra điều này hẳn sẽ có nhiều người chửi tôi, ờ, thì ông Tổng thống Obama là người da mầu cơ mà. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả người Mỹ đều có cái nhìn “bác ái” về vấn đề chủng tộc, ngay trong nội bộ chính quyền.
Để tôi kể các bạn nghe. Vào một buổi tối tháng 2/2012, cậu bé da màu Trayvon Martin rời cửa hàng tiện lợi để về nhà xem tivi cùng bố. Cậu mặc áo khoác có mũ trùm kín đầu, Martin bị Cảnh sát George Zimmerman “nghi ngờ” làm chuyện mờ ám dù “tay không tấc sắt”, Zimmerman đuổi theo và bắn chết cậu bé 17 tuổi Martin.
George Zimmerman bị truy tố tội giết người nhưng sau được tuyên trắng án với lý do tự vệ. Phán quyết đã dẫn đến những cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ. Việc Martin bị truy đuổi trước, không hề được vũ trang hay chi tiết cảnh sát khi đến hiện trường đã kiểm tra nồng độ cồn của nạn nhân bị bắn chết trước nghi phạm, đã khiến người biểu tình phẫn nộ.
Nhưng dân tình phẫn nộ thì làm được gì? Dường như dân tình ở Mỹ đâu có được sức mạnh như ở Việt Nam?
Lại tiếp. Hồi những năm 1980, Tổng thống D. Trump khi còn là doanh nhân từng mua nguyên trang quảng cáo trên 4 tờ báo lớn để kêu gọi án tử hình đối với 5 thiếu niên da màu trong vụ án hiếp dâm ở công viên Central Park. Những đứa trẻ này sau đó được xử trắng án song ông Trump chưa bao giờ xin lỗi.
Tuyên bố: Make America great again của Trumph – thật sự được rất nhiều người ủng hộ. Và có lẽ nhiều người Việt không biết rằng ở Mỹ liên tiếp xảy ra nhiều cuộc bạo loạn đẫm máu, xả súng hàng loạt. Thương tâm nhất có lẽ là vụ bạo loạn nổ ra tại thành phố Charlottesville, bang Virginia hôm 12/8/2017, cuộc đụng độ giữa các nhóm ủng hộ da trắng và phát xít mới đụng độ với các nhóm chống phân biệt chủng tộc, hậu quả làm rất nhiều người chết và bị thương. Hay như một tay súng điên, xả súng trong một lễ hội hòa nhạc làm hàng chục người vô tội bị thiệt mạng.
Mỗi khi có xả súng xảy ra, ông Tổng thống nào cũng rơi nước mắt, nhưng rốt cục thì lợi nhuận đem lại từ kinh doanh súng đạn ngày một lớn.
À, cũng nhân tiện nói thêm là D.Trumph đang dần trục xuất người nhập cư khỏi Mỹ, trong đó có dân Việt Nam. Thôi, tôi xin trích dẫn lại bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King Jr, còn vì sao ông này lại ước mơ như thế ở Mỹ thì các bạn phải tự hiểu.
“Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của bang Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ…
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng.”
Vì đấy từng là công bằng kiểu Mỹ!
>> Xem thêm: Sài Gòn và Singapore trước năm 1975 thực sự thế nào?
—
Theo: Fb Lê Việt