MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
  • Khỏe / Đẹp
    • Sức khỏe & Tập luyện
    • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Sự nghiệp
    • Tiền
    • Nghề nghiệp
    • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Phái đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
Home Mạng xã hội

Mấy chuyện thời thơ ấu của tôi, vì sao tôi yêu khoa học

chuyện thời thơ ấu của tôi

Những cuốn sách hồi ký kinh doanh hay nhất bạn nên đọc

Phối đồ với áo hoodie

Loại vật chất đắt nhất thế giới

Lê Ngọc Trinh và sự quyến rũ của vẻ đẹp nữ tính

Toyota Fortuner 2024 mới nhìn như xe sang

Tôi là kiểu người được ưa thích bởi cả học sinh giỏi, học sinh cá biệt, giáo viên lẫn phụ huynh, là kiểu bạn bè hay nhờ “mày tới nhà tao xin thì tao mới đi chơi được” mỗi khi cả đám muốn đi rong ruổi giữa trưa nắng, nên luôn cảm thấy rất trọn vẹn và đồng cảm với tất cả mọi người… Tôi đã đọc và suy nghĩ khá nhiều từ những năm tiểu học, để có thể cảm nhận được nhiều hơn về những gì mình trải qua và chứng kiến.

chuyện thời thơ ấu của tôi

Tuổi thơ tôi

Tôi gốc Bắc, nhưng lớn lên ở một vùng nông thôn điển hình của miền Tây cách đây tầm hơn chục năm trước. Bằng một cách kỳ lạ nào đó, đến nay tôi vẫn còn lưu giữ ký ức gần như trọn vẹn về từng ngày một, bắt đầu từ khoảng năm 5 tuổi. Những ký ức không cần phải ấn tượng hay gợi cảm xúc, đơn giản chỉ là những gì đã xảy ra.

Có thể nghĩ về những sự kiện bình thường (như một hôm được mẹ nhờ đi hái lá lốt chẳng hạn, tôi có thể nhớ lại hôm ấy mình đã vừa lười nhác, vừa bực bội, vừa chịu khó lựa từng lá to nhất để ngắt như thế nào) là một khả năng thú vị trong những hôm khó ngủ. Nhưng việc có thể nhớ lại cuộc sống thời thơ ấu của mình dường như hữu dụng hơn khi kết hợp cùng kiến thức ở hiện tại. Những trải nghiệm đầy tính xã hội mà rất có thể nhiều người chưa thực sự trải qua nó.

Thuở ấy tôi thường bị gọi là “bắc kỳ”, bởi cả trẻ con lẫn người lớn. Có người chỉ trêu đùa cho vui miệng, có người dùng nó để gọi như thể đó là tên và có cả bọn tinh nghịch lúc nào cũng sẵn sàng xổ ra cả một bài thơ để chửi rủa bất kể tôi chẳng làm gì. Sự nghiêm túc và những cảm xúc tiêu cực lộ ra một cách không chút giấu diếm phía sau thái độ của nhóm cuối cùng lúc nào cũng khiến tôi khó chịu.

Nhưng nhìn chung cuộc sống của một người gốc Bắc ở vùng nông thôn miền Tây cách đây tầm hơn chục năm trước tương đối dễ dàng. Giáo viên ở trường gần như toàn bộ là người Bắc, những học sinh giỏi nhất trong trường và lớp cũng gốc Bắc, cho đến cả các gia đình khá giả trong vùng cũng đa phần là gốc Bắc. Tôi nghĩ số phận lúc ấy của mình giống như người châu Á ở Mỹ, tuy vẫn chịu nạn phân biệt nhưng được bảo vệ bởi sự tồn tại của những truyền thuyết dạng “luôn có một thằng châu Á giỏi hơn bạn” hay xa hơn là sự hiện diện của hàng loạt tỷ phú, CEO gốc Á khác. Điều tồi tệ nhất có lẽ là không được ưa thích và đôi lúc nó sẽ dẫn đến các rắc rối nguy hiểm, nhưng nhìn chung vẫn tương đối dễ thở.

Những người bạn thuộc các dân tộc khác, cụ thể là các bạn Khmer, thực sự đã chịu đựng một cuộc sống khắc nghiệt hơn nhiều, cùng phép so sánh phía trên, có thể ví hoàn cảnh của họ với cuộc sống của người da đen ở phương Tây. Họ cũng có N-word, tuy không đến mức khó chịu như của người da đen, nhưng danh xưng “người miên” thường là thứ người ngoài nên tránh dùng.

Các cộng đồng người Khmer thường sống thành cụm gọi là sóc, nằm ở xa đường cái, dọc những con đường nhỏ và kênh đào nhỏ. Từ đường cái, rẽ vào những đoạn đường đan (làm từ các tấm đan bê tông) dẫn vào các sóc, nhưng cứ theo đó đi sâu vào trong thì chỉ còn đường đất. Tôi nhớ mình đã từng đi rất xa vào phía trong ấy, nhưng vẫn chưa bắt gặp điểm cuối cùng, và cũng chưa bắt gặp căn nhà cuối cùng. Cứ một đoạn dài tưởng chừng hoang vắng đến mức chẳng còn ai ở nữa, lại xuất hiện một căn nhà tranh xập xệ nằm trơ trọi bơ vơ đến khó hiểu.

Thuở ấy, phần lớn người Khmer đều nghèo. Chẳng biết vì lý do gì (và do ai), nhưng dù xây nhà giữa khoảng đất trống miên man chẳng ai tranh chấp, chỉ một số ít trong số họ có ruộng. Những người còn lại thường đi làm thuê, làm mướn với mức tiền công chỉ vừa đủ sống qua ngày và dường như khả năng “đổi đời” từ khoản thu nhập ấy ở gần con số 0, ngay cả khi cố gắng tích lũy. Đàn ông thì làm cửu vạn, phụ nữ thì làm những phần việc liên quan đến đồng áng (gặt mướn, cấy mướn…). Công việc ở nông thôn thường bấp bênh do phụ thuộc vào mùa vụ, thế nên ngay cả khi đã cần mẫn ai kêu gì làm nấy, họ vẫn có những khoảng nghỉ không mong muốn.

Nếu may mắn, chủ ruộng sẽ cho họ được “mót” lúa chét* để có cái ăn trong một vài tháng nghỉ giữa mùa vụ. Những giúp đỡ này là đáng quý, và có thì đỡ hơn không, nhưng nhìn chung chẳng thay đổi được quá nhiều. Thế nên mặc dù người Khmer vẫn nhận được các giúp đỡ tương tự, so với hoàn cảnh và điều kiện đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của họ, đó chỉ như trái táo cho một cơn bạo bệnh.

*[Lúa chét là loại lúa mọc lên từ gốc những cây lúa đã được gặt để thu hoạch, trong lúc nghỉ giữa vụ. Do đất lúc này đã ít chất dinh dưỡng nên hạt lúa thường đen, lép, tỷ lệ hạt gạo thấp, gạo thường bị hôi. Tuy vậy, gạo lúa chét khá ngọt và ngon].

Việc được cho mót lúa chét hay những giúp đỡ nhỏ nhặt đáng quý khác dường như không tạo ra được nhiều thay đổi tích cực cho cộng đồng người Khmer. Trong lớp học, họ thường rơi vào nhóm học kém nhất. Trong trường học, họ thường là những nhóm học sinh cá biệt nổi tiếng gây phiền hà cho cả học sinh lẫn giáo viên. Trong một cộng đồng dân cư, họ cũng không thường xuất hiện với thế mạnh về cả kinh tế, tài chính lẫn văn hóa. Những hiện tượng này, mặc dù là kết quả của một quá trình bất bình đẳng, lại thường được các nhóm khác xem là nguyên nhân hợp lý để tái thiết các điều kiện bất bình đẳng dành cho nhóm yếu thế.

Thời tiểu học, tôi thuộc nhóm học giỏi nhất trường mà không cần đến quá nhiều nỗ lực. Điều này có thể là hiển nhiên ở một số thành phố lớn, nơi có các trường với gần như toàn bộ học sinh đều là học sinh giỏi, nhưng thật buồn vì ở nơi tôi sống, số học sinh giỏi chỉ chiếm thiểu số ngay cả khi đó chỉ là tiểu học. Giáo viên chưa cần quan tâm đến chuyện sẽ đào tạo ra bao nhiêu học sinh giỏi, mà trước hết phải đảm bảo số học sinh yếu ở mức chấp nhận được và đặc biệt là không được để bọn trẻ chán nản việc học đến mức nghỉ luôn từ những năm tuổi vẫn chưa được hai số.

Năm học lớp 4, lúc ấy nhà trường phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”, tôi được ghép ngồi cạnh với một cậu bạn người Khmer tên là Tính. Lúc ấy cậu có học lực yếu và gặp vấn đề với cả những phép nhân chia đơn giản. Đến cuối năm, cả hai không mất quá nhiều nỗ lực và công sức, nhưng cậu được học lực khá, lần đầu tiên trong lịch sử đi học. Tôi vẫn nhớ cậu đã luôn rất vui khi nhận những kết quả kiểm tra ngày một tốt lên của mình, như thể nó vừa mở ra cơ hội để cậu đổi đời, dù rằng với tôi đó chỉ là những bài kiểm tra vô nghĩa, và việc đến trường chỉ là một dạng công việc thường ngày nhàm chán (đúng, tôi đã có suy nghĩ như thế năm còn học lớp 4). Sau đó vài hôm, mẹ cậu đi bộ từ đường đất, rồi đến đường đan, rồi đến đường cái để mang cho mẹ tôi 4 con gà để cảm ơn vì tôi đã giúp Tính học giỏi hơn. Điều tồi tệ trong những hoàn cảnh này là chúng tôi không thể từ chối sự đền đáp ấy vì nó sẽ tạo ra sự khó xử không cần thiết cho tất cả mọi người. Lối sống nông thôn có những điều luật bất thành văn và những người trong nhóm yếu thế nhất, trớ trêu thay, lại là những người tôn trọng các điều luật này nhất. Những người thường luôn có những định kiến xã hội xấu về người nghèo, tôi dễ dàng nhận ra họ chưa từng tiếp xúc với người nghèo bao giờ.

Tiếp xúc với Tính giúp tôi nhận ra nhiều điều. Những học sinh kém quả thực đã trải qua những cảm giác chẳng mấy dễ chịu khi ngồi trên ghế nhà trường. Họ phải gặm nhấm cảm giác khó chịu của việc không biết một tí gì khi ngồi làm bài kiểm tra và chờ đợi hàng loạt thứ tồi tệ khác sẽ xảy đến vào ngày công bố kết quả của bài kiểm tra ấy. Đó có thể là lời trách móc của giáo viên, là cảm giác tủi hổ với bạn bè xung quanh và sự thất vọng của bố mẹ ở nhà. Thứ cảm giác mà rốt cuộc tôi cũng có cơ hội một lần được chiêm nghiệm, trong một lần ngồi làm bài thi học sinh giỏi cấp khu vực về sau này. Rất nhanh chóng thôi, cảm giác ấy sẽ biến mất, trở thành một thứ gì đó bình thường và người ta rốt cuộc cũng sẽ quen với nó. Để đối phó với cảm giác này và với việc đi học nói chung, người ta sẽ có xu hướng chơi bời nhiều hơn, tránh né việc học, tham gia vào hội những người mà luôn đùa cợt về điểm 1 2 3 4 thay vì cảm thấy buồn phiền hay trách móc lẫn nhau về nó.

Những năm liên tục đạt kết quả kém đã khiến Tính mất kết nối với việc học, tiếp xúc với một môi trường không phục vụ việc học và vấn đề lớn nhất của cậu là luôn bị phân tán bởi những mối bận tâm ngoài chuyện học hành. Cậu hay kể cho tôi nghe về những người anh đã nghỉ học ở trong xóm hay ho như thế nào, về niềm hạnh phúc khi kiếm được mười ngàn nhờ xúc cá lia thia để bán và niềm vui khi đi làm ruộng với ba mẹ… những thứ kiểu kiểu thế. Nhưng khi sự tập trung được dành cho việc học, khi cậu hiểu cách mọi thứ hoạt động, mọi thứ xem chừng đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài Tính, tôi vẫn thường giúp đỡ mọi người trong lớp việc học, và tôi nhận ra rằng chẳng ai ngu ngốc cả. Việc học chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong cuộc sống đa dạng của họ, trái với việc toàn bộ cuộc sống thời còn bé chỉ xoay quanh học và chơi như tôi, họ phải đối mặt với nhiều chuyện phức tạp khác. Từ những chuyện nhỏ nhặt như con đường đất sẽ trở thành nỗi ác mộng khi trời mưa (đất bùn bám vào dép và vào bánh xe đóng thành từng khối), buổi tối cả nhà chỉ có ánh nến lập lòe để phát sáng (do đường điện chưa kéo đến những sóc quá xa đường cái) cho đến những yếu tố vĩ mô về kinh tế, chính trị, xã hội khác vốn luôn ép chặt họ như những chiếc lồng vô hình.

Tôi là kiểu người được ưa thích bởi cả học sinh giỏi, học sinh cá biệt, giáo viên lẫn phụ huynh, là kiểu bạn bè hay nhờ “mày tới nhà tao xin thì tao mới đi chơi được” mỗi khi cả đám muốn đi rong ruổi giữa trưa nắng, nên luôn cảm thấy rất trọn vẹn và đồng cảm với tất cả mọi người. Tôi cũng có một bạn thân người Khmer khác tên là Yêu, học khá, dáng người to khỏe và rất tốt bụng, khi tôi lên thành phố để học cấp 2, cậu cũng rời trường tiểu học nhưng không phải để học tiếp, mà để đi làm ruộng phụ giúp ba mẹ. “Lao động trẻ em” là cụm từ báo chí vẫn dùng để chỉ hoàn cảnh của Yêu, nhưng trái với những mô tả xót xa trên mặt báo, những người như Yêu thường chấp nhận việc “làm ruộng phụ giúp ba mẹ” một cách hoàn toàn tự nhiên chẳng chút than vãn, như thể đó là một quy luật tất yếu xưa nay vẫn vậy. Đó mới là điều tệ nhất mà hiện thực đã kể lại, vốn không thể tỏ rõ chỉ qua số liệu hay con chữ.

Anh trai tôi cũng là một người hiền lành và học giỏi, có quen thân với một nhóm bạn người Khmer được mệnh danh là “trùm trường” gồm những đứa trẻ có độ tuổi thực lớn hơn 2-3 tuổi so với độ tuổi đi học tiểu học. Họ thường đi “giật đạn” (đi đến chỗ những đứa trẻ khác đang chơi bắn bi trong sân trường để cướp giật) rồi cho anh tôi. Sau một vài lần tiếp xúc, tôi thấy họ cũng bình thường, nếu không muốn nói là có chút gì đó ngây ngô và lành tính. Họ không cần số đạn (bi) giật được từ những đứa trẻ khác, họ chỉ cần cảm giác thích thú khi trở thành kẻ bắt nạt, dù rằng ở bên ngoài khuôn viên của trường tiểu học, họ là những kẻ bị bắt nạt.

Tôi đã đọc và suy nghĩ khá nhiều từ những năm tiểu học, để có thể cảm nhận được nhiều hơn về những gì mình trải qua và chứng kiến. Khi đọc sách vở về bất công xã hội và nỗi đau của các nhóm thiểu số, tôi không hình dung, không tưởng tượng, mà chỉ nhớ lại. Tôi thấy những người cụ thể mình từng gặp, tương ứng với những gì sách vở đã mô tả. Chẳng có nhân vật tưởng tượng nào cả. Tôi đã gặp họ, tiếp xúc với họ, sống với họ và chia sẻ một phần đời người, đủ nhiều để biết rằng xã hội đã nói gì đúng, và nói gì sai về hoàn cảnh của họ. Như truyện của Nguyễn Ngọc Tư, tôi khá thích, nhưng phần nào đó nó vẫn mang dáng vẻ “poverty p*rn” ngay cả khi tác giả đã có thiện ý luôn cố tránh né nó, và có lẽ người miền Tây sẽ không thực sự thích đọc chúng cho lắm.

Cuộc sống nông thôn còn tồn đọng nhiều vấn đề khác hơn là chỉ khoảng cách kinh tế hay vị thế chính trị của các nhóm dân cư khác nhau. Có những thứ khá buồn cười, như sự lặp đi lặp lại của các cuộc hội thoại mọi người tham gia vào. Bạn sống ở đó một thời gian và sẽ thấy những câu chuyện mọi người nói với nhau lặp đi lặp lại một cách khó chịu, như thể một người đã kể một câu chuyện với nhiều người tới mức họ không biết họ đã kể với người này chưa, thế nên họ đành kể lại, và người nghe kể cũng không cảm thấy phiền gì với việc đó. Ngày này qua tháng nọ, năm nay qua năm khác, cảm giác không khí ấy như một vùng đất đã bị bỏ quên trong một tựa game phiêu lưu nào đó, nơi những NPC chỉ có một lượng rất hạn chế câu thoại cho cốt truyện của mình.

Giới hạn về thông tin, về bối cảnh và hàng loạt thứ khác khiến mọi người khó lòng bứt ra khỏi những câu chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Vì vậy, người ta thường bị hấp dẫn và cảm thấy bất ngờ trước những câu chuyện mang màu sắc tâm linh, thần bí và khác lạ. Họ còn bị thôi thúc trong việc trở thành người kể chuyện để lan truyền nó cho những người khác. Vì thế, chẳng có gì khó hiểu khi nông thôn ở Việt Nam thường là những vùng đất bị nhuốm màu tâm linh tôn giáo sâu sắc, đan xen cùng những câu chuyện đời sống thường nhật lặp đi lặp lại, chỉ thỉnh thoảng mới lộ ra một vài cá nhân quan tâm chính trị xã hội thể thao bóng bánh, nhưng kiến thức thu nhặt được từ những tờ báo giấy cùng vài lời bình luận nửa vời ở các quán cà phê đầu chợ rốt cuộc chỉ đem đến tác động tiêu cực, hơn là sự thông tuệ.

Cấp hai, tôi rời quê để học ở trường top đầu của tỉnh, rồi cấp ba là trường chuyên, thỉnh thoảng mới lại về nhà. Hòa nhập vào những bối cảnh xã hội mới, tôi không nhận ra bất kỳ điều gì ưu việt hay vượt trội so với vùng đất cũ. Chỉ là một nơi mới với những vấn đề mới. Tôi vẫn gặp những người khổ sở với vị thế của mình dù họ đã ở hoàn cảnh vượt trội hơn hẳn người người tôi từng gặp khi còn bé. Và nỗi đau, hay những thứ khác về cảm xúc, là như nhau. Bất kể bạn cảm thấy bất lực khi ngồi làm bài kiểm tra ở trường làng hay ở trường chuyên, cảm xúc vẫn là như nhau. Sẽ thật tuyệt nếu những người này đồng cảm được với nhau, thì vì ganh tỵ ghét bỏ nhau, tôi nghĩ.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy buồn nôn khi đọc được những bài viết nói về bất công xã hội, phân biệt đối xử từ những “trí thức thành thị” hay người nổi tiếng vốn chỉ biết về thực tế xã hội thông qua truyện kể. Họ nói về bất công như thể thứ gì đó không tồn tại, như thể một thứ được tô vẽ ra với mục đích chỉ nhằm khiến họ cảm thấy tệ, và trật tự hiện tại là kết quả của tất cả mọi thứ nên ắt hẳn nó phải hợp lý. Họ tuyên bố chắc nịch về thế giới chỉ dựa trên kinh nghiệm sống ít ỏi của mình, mà bỏ qua phần mênh mông vô tận trải nghiệm từ những người khác. Điều này không những thảm hại với riêng họ, còn gây hại đến rất nhiều người khác.

Những người yếu thế cũng chịu tác động mạnh bởi truyện kể. Họ tin những kẻ lừa đảo dù chẳng có gì khó để nhận ra thông qua logic căn bản. Ngay cả khi bọn lừa đảo cũ đã bị lật tẩy, khi câu chuyện ấy lặp lại, họ vẫn lại tin vào nó một lần nữa. Những câu chuyện phản khoa học dạng “tôi có người bác bị ung thư không khỏi, đi gặp ông thầy này mà hết”, “tôi có quen ông thầy bói giỏi lắm, hữu duyên mới gặp, có thể giúp giải được kiếp nạn này”… đã ăn sâu vào cuộc sống người dân nông thôn Việt Nam đến mức đáng báo động. Đến mức bạn sẽ hoài nghi rằng vì sao tôi lại nói rằng đó là lừa đảo, dù kết luận này hiển nhiên như thể 1+1=2. Đến mức ngay cả khi hàng loạt người đã bị bóc mẽ là lừa đảo, vẫn sẽ có người bảo với bạn rằng “đó là thầy dởm, là bọn lừa đảo, còn luôn có một ông thầy giỏi bạn chưa từng gặp”.

Tôi đã từng thấy những người bác sĩ bị ảnh hưởng bởi chuyện kể đến mức tin vào một câu chuyện nhảm nhí của những người thiếu chuyên môn (nhưng đông đảo) và đi thực hiện sinh trắc vân tay cho con cái của mình. Tôi đã từng thấy những gia đình vay nợ khắp nơi, bán trâu bán bò để rồi bị lừa bởi lang băm và thầy bói. Tôi đã từng thấy gia đình tán gia bại sản, vợ chồng ly tán, dòng họ lục đục chỉ vì tin vào những lời bói toán nhảm nhí.

Chúng là những câu chuyện có thật, được tạo ra từ những chuyện kể bịa đặt.

Sự mạnh mẽ của các câu chuyện đã khiến tôi bất lực trước việc chúng tác động đến bạn bè, người thân của mình nhiều hơn cả sự chân thành từ những người tốt và hiểu biết. Đôi lúc chúng ta cần thay đổi những thứ vĩ mô để tác động đến các vấn đề vi mô, tôi nghĩ. Đôi lúc ta cần thay đổi cả xã hội, để có thể giúp đỡ những người bên cạnh mình. Những cuộc nói chuyện thẳng thắn rồi sẽ trở thành tranh cãi và đâu lại vào đó, chỉ khi phá đi những chiếc lồng vô hình, mọi người mới thực sự thoát ra và trở nên tự do dựa trên chính ý chí của mình. Họ xứng đáng được trải nghiệm cảm giác tự mình làm chủ số phận, thay vì việc được cho mót lúa chét, được thương cảm qua truyện của Nguyễn Ngọc Tư hay được cho bất kỳ “trái táo” nào khác.

Đây là lý do tôi tin vào khoa học, và sức mạnh của tri thức, về việc theo đuổi những giá trị tốt đẹp cho xã hội.


những đứa trẻ của pornhub
Mạng xã hội

Những đứa trẻ của Pornhub

"Những đứa trẻ của Pornhub" vượt rất xa khỏi cái khuôn khổ op-ed (kiểu Góc nhìn hay Kính đa tròng),...

Read more
Sách hồi ký kinh doanh của doanh nhân hay nhất
Thư viện

Những cuốn sách hồi ký kinh doanh hay nhất bạn nên đọc

Những cuốn sách hồi ký kinh doanh của doanh nhân nổi tiếng hay nhất theo lựa chọn của anh Nguyễn...

Read more
Hoodie phối đồ nam
Thời trang

Phối đồ với áo hoodie

Hoodie là một nhánh rẽ của sweatshirt nói chung, cũng tượng trưng cho tinh thần thể thao, vận động, có...

Read more
Nhà máy phản vật chất
Khám phá

Loại vật chất đắt nhất thế giới

Loại vật chất đắt nhất thế giới là hạt phản proton có giá 3,5 x 10 mũ 16 USD cho...

Read more

–

TẠP CHÍ MENBACK

Nguồn: Monster Box
Xem thêm trong chủ đề: Khoa họcNhận địnhNuôi dạy con

Bài viết cùng chủ đề

Nhà máy phản vật chất
Khám phá

Loại vật chất đắt nhất thế giới

đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới
Khám phá

Hạt ma là gì mà Trung Quốc xây đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới?

Nam Cực
Khám phá

Nam Cực dịch chuyển?

câu nói hay về mẹ
Gia đình

Những câu nói hay về Mẹ, cap/stt về Mẹ cảm động nhất

con ở độ tuổi cấp 2
Gia đình

Viết cho bố mẹ có con học cấp 2

Hãy để con được khổ
Gia đình

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

ĐÁNG CHÚ Ý

Nhà máy phản vật chất

Loại vật chất đắt nhất thế giới

đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới

Hạt ma là gì mà Trung Quốc xây đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới?

Dòng sông nước đen nhất thế giới

Dòng sông nước đen nhất thế giới

Tiếng nước nào khó học nhất thế giới?

Tiếng nước nào khó học nhất thế giới?

Thuyền buồm nhanh nhất thế giới

Thuyền buồm do Richard Mille kết hợp chế tạo đặt mục tiêu nhanh nhất thế giới

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Xe ô tô đắt nhất thế giới

30 siêu xe đắt nhất thế giới hiện nay

Grigori Perelman

Grigori Perelman: bí ẩn về người thông minh nhất thế giới

Kinh đô thời trang lớn nhất thế giới

4 kinh đô thời trang lớn nhất thế giới

những bài hát nu-metal hay nhất

15 ca khúc Nu-Metal hay nhất làm thay đổi thế giới âm nhạc

Tristan da Cunha from ISS

Tristan da Cunha: hòn đảo xa nhất thế giới

Vyacheslav Ivankov - trùm mafia Nga

Vyacheslav Ivankov: trùm mafia Nga khét tiếng bậc nhất thế giới

Khaby Lame

Khaby Lame trở thành TikToker có nhiều follower nhất thế giới

Những chiếc đồng hồ bị thất lạc nổi tiếng

Những chiếc đồng hồ bị thất lạc nổi tiếng nhất thế giới

Có thể bạn quan tâm

Stt hay về cuộc sống
Giải trí

STT hay về cuộc sống tâm trạng buồn, vui, an nhiên, bon chen

Những câu nói hay của Joker
Thư viện

Những câu nói hay nhất của Joker khiến bạn thức tỉnh

Cách khắc phục mặt lệch hiệu quả
Cơ thể

Mặt lệch – nguyên nhân và cách khắc phục (kèm video bài tập tại nhà)

Những câu nói ngọt ngào dành cho người yêu
Giải trí

20 câu nói ngọt ngào về tình yêu hay nhất dành cho người yêu bạn

những kiểu đầu cua đẹp nhất cho nam giới
Cơ thể

10 kiểu đầu cua đẹp nhất tăng độ nam tính cho đàn ông Việt

FOMO là gì?
Thư viện

FOMO là gì? Ví dụ và cách vượt qua FOMO để hạnh phúc hơn

Chủ đề nổi bật

Tạp chí đàn ông và phong cách sống

Cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại.

Tạp chí thời trang nam

Phong cách, xu hướng, bí quyết mặc đẹp cho nam giới.

Phát triển bản thân

Những bài viết giúp bạn hiểu về cuộc sống, thấu hiểu bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Kiểu tóc nam

Các kiểu tóc hot trend nhất hiện nay dành cho nam giới.

Bóng đá

Phân tích chiến thuật trận đấu và tin tức về đội bóng yêu thích của bạn.

Review phim hay

Review, cảm nhận những bộ phim kinh điển và hot nhất hiện nay.

Du lịch khám phá

Những điểm đến không thể bỏ qua trong nước và thế giới.

Đang xu hướng

Sách hồi ký kinh doanh của doanh nhân hay nhất

Những cuốn sách hồi ký kinh doanh hay nhất bạn nên đọc

Những cuốn sách hồi ký kinh doanh của doanh nhân nổi tiếng hay nhất theo lựa chọn của anh Nguyễn...

Hoodie phối đồ nam

Phối đồ với áo hoodie

Hoodie là một nhánh rẽ của sweatshirt nói chung, cũng tượng trưng cho tinh thần thể thao, vận động, có...

Nhà máy phản vật chất

Loại vật chất đắt nhất thế giới

Loại vật chất đắt nhất thế giới là hạt phản proton có giá 3,5 x 10 mũ 16 USD cho...

Lê Ngọc Trinh

Lê Ngọc Trinh và sự quyến rũ của vẻ đẹp nữ tính

Lê Ngọc Trinh đang hoạt động thường xuyên với vai trò người mẫu, người đẹp quê Cần Thơ luôn làm...

TOYOTA FORTUNER 2024

Toyota Fortuner 2024 mới nhìn như xe sang

Toyota Fortuner 2024 được cho sẽ lấy cảm hứng thiết kế từ mẫu bán tải Tacoma mới nhất. Toyota Fortuner...

đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới

Hạt ma là gì mà Trung Quốc xây đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới?

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc hiểu được nguồn gốc của hạt ma neutrino sẽ cho phép họ giải...

Phan Cẩm Nhi

Phan Cẩm Nhi – nàng Lưu Diệc Phi đến từ Đà Nẵng là ai?

Phan Cẩm Nhi được biết đến với biệt danh "Lưu Diệc Phi Đà Nẵng" nhờ gương mặt thanh tú, thần...

messi ronaldo

Kỷ nguyên Messi – Ronaldo kết thúc: từ trật tự hai cực đến trật tự đa cực

Một cuộc cạnh tranh được đánh giá là gay cấn nhất, vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới...

Dòng sông nước đen nhất thế giới

Dòng sông nước đen nhất thế giới

Một cuộc điều tra về chu trình carbon của lưu vực Congo đã làm sáng tỏ một trong những con...

Man Bun

Những kiểu tóc nam đặc trưng theo độ dài

Không dễ dàng để nam giới lựa chọn được cho mình một kiểu tóc phù hợp, vậy thì hãy thử...

Load More
Facebook Youtube Pinterest
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Menback - cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại. Thành thật xin lỗi bạn nếu bị quảng cáo làm phiền hay bài viết chưa đủ hữu ích. Hãy tới đây thường xuyên vì chúng tôi vẫn luôn không ngừng nỗ lực để cùng bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày!
Menback icon
Menback.com Become a better man

THỜI TRANG

  • Thế giới thời trang
  • Thương hiệu
  • Phong cách
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Kinh doanh thời trang
  • Đồng hồ
  • Trang sức
  • Phụ kiện
  • Giày

PHÁI ĐẸP

  • Chuyện phái đẹp
  • Người đẹp

SỐNG

  • Tâm sự đàn ông
  • Lối sống
  • Tâm lý học
  • Tình yêu
  • Không gian sống
  • Du lịch
  • Uống
  • Ẩm thực
  • Nhân vật

THỂ THAO

  • Bóng đá
  • Hậu trường thể thao

CƠ THỂ

  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc cơ thể
  • Chăm sóc da
  • Mùi hương
  • Râu & Tóc
  • Kiểu tóc nam
  • Hình xăm

VIDEO

ẢNH

GIẢI TRÍ

  • Đọc
  • Văn hóa
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Showbiz

GIA ĐÌNH

  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Nhà cửa
  • Món ngon mỗi ngày

XE CỘ

  • Ô tô
  • Motor / Xe máy
  • Đánh giá xe
  • Siêu xe
  • Du thuyền
  • Máy bay

CÔNG NGHỆ

  • Thiết bị công nghệ
  • Thủ thuật công nghệ
  • Khoa học

SỰ NGHIỆP

  • Kinh doanh
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Phát triển bản thân

THƯ VIỆN

  • Sách hay
  • Góc nhìn xã hội
  • Bài học cuộc sống
  • Nghĩa là gì?
  • Những câu nói hay
  • Status hay
  • Lời bài hát / Hợp âm
menback

© 2023 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Website đang thử nghiệm.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý
dmca_protected
  • Home
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Tạp chí thời trang
  • Sức khỏe & Tập luyện
  • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Tiền
  • Nghề nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Kinh doanh Đầu tư
  • Phái Đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
  • Video
  • Ảnh

© 2023 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.
Liên hệ: media@menback.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist