Thực tế tiếp xúc với hàng vạn lượt doanh nghiệp, những tay dám bỏ học để đi làm đều cho thấy khả năng lãnh đạo vượt trội. Điều này phải hơn chục năm quan sát tôi mới dám tin.
Em sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp, thầy hiệu trưởng nói.
Vâng thầy cấp cho em cái vé xem phim thay cho cái bằng được không. Cái bằng không có ý nghĩa gì với công việc thì cầm làm gì, cái vé xem phim còn mang lại một niềm vui ngay ạ.
Tôi bị thầy mắng cho một trận, nhưng vẫn thấy vui. Ý nghĩa với công việc mới là quyết định.
Đó là đoạn tự truyện rất thú vị của Soichiro Honda.
Thực tế tiếp xúc với hàng vạn lượt doanh nghiệp, những tay dám bỏ học để đi làm đều cho thấy khả năng lãnh đạo vượt trội, (tất nhiên không tính bỏ học để đi chơi hay bỏ học vì lười biếng). Điều này phải hơn chục năm quan sát tôi mới dám tin.
Ngược lại, những người theo cố để có cái bằng trong tay, như vẫn được đám đông khuyên bảo cầm cái bằng xong làm gì thì làm, thì hay tụt hậu, hay than van, chả làm được gì ra hồn, khó hòa nhập hay luôn dựa dẫm thiếu tự tin (không tính con nhà được nâng đỡ, chỉ cần tấm bằng).
Trên bình diện xã hội, theo quy luật Pareto 20/80, thì vẫn thấy 20% những người có năng lực tạo ra 80% năng suất xã hội. 10% tài năng họ quyết định hướng đi của các tổ chức. 5% xuất sắc, họ lãnh đạo thế giới này. Và 1% xuất chúng họ nắm giữ những gì có giá trị nhất.
Thường thì nhóm 80%, 90%, 95%, 99% sẽ luôn chiếm số đông, rất ồn ào, và lắm định kiến.
Ngược lại nhóm 20%, 10%, 5%, 1% họ nghĩ khác và họ dám hành động tạo ra giá trí.
Vậy nên những người như Võ Trọng Nghĩa hay Đặng Lê Nguyên Vũ, nói cho cùng họ vẫn chưa hại ai, nhưng đã tạo ra rất nhiều giá trị tốt đẹp và độc đáo cho cuộc sống. Thuế vẫn đóng, công ty phát triển.
Trong khi nhóm đại chúng rất dễ hiểu nhau tụ họp trao đổi với nhau; thì nhóm 1, 5, 10, 20, họ ít trao đổi, khó thuyết phục, mà cũng không đủ thời gian thuyết phục nhóm 80, 90, 95, 99. Tư duy của họ không dễ hiểu hay dễ dàng cho người khác diễn đạt. Họ có lẽ cũng không muốn giải thích kỹ, cả đời họ vẫn vậy. Tập trung nghĩ khác, và nỗ lực thực thi. Nghĩ 1, làm 9. Sao cứ đòi họ giải thích làm gì.
Tất nhiên không phải lúc nào nhóm 1, 5, 10, 20, cũng đúng. Nhưng chả lẽ họ không được quyền sai. Họ cũng là con người thôi. Miễn là không thiệt hại cho ai thì thôi. Để cho họ sống cuộc sống của họ thì xã hội vẫn có lợi hơn là họ giống đám đông.
Live and let live. Mình sống để người khác sống. Thế giới rộng lớn, không bắt buộc ai phải giống như mình, theo như mình, không cần phải dò xét đánh giá quá khắt khe người khác nếu không thiệt hại trực tiếp gì, thì có lẽ sẽ thoải mái và hợp lý cho mọi người.
Viết vui buổi sáng từ góc nhìn tự nhận thức, tự giáo dục, không hề muốn bác bỏ hay phê phán ai. Chỉ là thấy như vậy.
Nikola Tesla, từ thiên tài vĩ đại bị lãng quên trở thành bất tử
Chúng ta chỉ biết về Thomas Edison, nhưng có một nhà bác học cùng thời vĩ đại hơn rất nhiều,...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK