MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
  • Khỏe / Đẹp
    • Sức khỏe & Tập luyện
    • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Sự nghiệp
    • Tiền
    • Nghề nghiệp
    • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Phái đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
Home Mạng xã hội

Từ thiện: lòng tốt thực sự hay chỉ để thoả mãn nhu cầu “làm người tốt”

Better ManEditor Better Man
29/05/2021 - Cập nhật 10/07/2021
Vì sao người giàu làm từ thiện

Vì sao người giàu làm từ thiện

sống và chết
Sự nghiệp

Bạn đã sẵn sàng để… Chết?

Làm sao để biết mình đang thực sự sống, chứ không phải kiểu tồn tại ngày qua ngày, rồi cố...

Trong một thế giới có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhiều người cho rằng làm từ thiện cũng giống như làm toán. Làm người tốt thôi là chưa đủ, chúng ta còn ám ảnh với chuyện làm việc tốt như thế nào là hiệu quả.

Thế nhưng liệu thế giới này có thực sự vận hành theo những quy luật toán học và chúng ta chỉ cần giải đố để hoàn thiện mà không cần phải tiếp xúc, trải nghiệm trực tiếp với đời sống cùng con người thực tế hay không? Bài toán đạo đức rốt ráo nhất chúng ta đang giải quyết liệu có phải làm cho thế giới tốt đẹp lên thật không, hay ta chỉ đang đi tìm sự thoả mãn cho nhu cầu làm người tốt của mình?

từ thiện

Quy trình “làm từ thiện”

Năm 2017, theo nhiệm vụ của một NGO (Non Governmental Organization – Tổ chức phi chính phủ), tôi bay đến một đất nước xa xôi thuộc “thế giới thứ ba” để giải quyết bài toán khủng hoảng sinh thái và đói nghèo vì hiện tượng đánh cá bằng mìn. Do yêu cầu bảo mật, và cũng để tránh rắc rối, hơn nữa là bây giờ tôi đã không còn tin vào triết lý của những việc trước đây mình từng làm, tôi sẽ không công bố tên NGO và chương trình từng diễn ra.

Chỉ cần hiểu đơn giản, NGO của tôi làm những nghiên cứu cụ thể để chỉ ra rằng trong địa bàn hoạt động của mình, đâu là “bài toán” xã hội sát sườn cần sự chung tay của cộng đồng thế giới giúp đỡ giải quyết. Sau đó, chúng tôi viết những bản đề cương (proposal) dự án mình sẽ làm, gửi tới các chính phủ, tới các quỹ từ thiện lớn, và đăng lên cả truyền thông kêu gọi những nhà tài trợ cá nhân (private donors) để thuyết phục họ rằng lời giải của chúng tôi là chính xác. Những người thích làm việc thiện, gọi chung là donor, có thể bao gồm một vài chính phủ phương Tây, một vài quỹ từ thiện thuộc các tập đoàn lớn, một vài triệu phú, tỷ phú và vô số private donors. Nhân viên phi chính phủ chúng tôi sẽ là những người trực tiếp làm việc tại địa phương, cốt để donors được ngồi an toàn tại nhà, đợi bản thống kê giải ngân dự án gửi về. Tất nhiên không phải NGO nào cũng có quy trình làm việc trên.

Chương trình của chúng tôi giải quyết “bài toán” người dân mất kế sinh nhai sử dụng mìn để đánh cá ở nơi tái định cư của họ, gây ra thảm họa sinh thái đối với rất nhiều loài động vật quý hiếm sống ở đó. Người dân và hệ sinh thái đều là những đối tượng hưởng lợi của chúng tôi, nhưng họ được xếp theo thứ tự ưu tiên: cứu hệ sinh thái trước, rồi kế sinh nhai cho người dân sẽ nảy sinh ra từ đó. Tiền của donors, bên cạnh việc chi tiêu cho các đơn vị canh gác khu vực hay xảy ra nổ mìn, còn được dùng để quyên góp cho những hộ tái định cư nghèo vốn đã mất sạch sinh kế sau khi phải chuyển đến nơi ở mới vì ngôi làng của họ bị san phẳng trong một dự án xây đập thuỷ điện. Đối với người già, tiền được dùng để xây những ngôi nhà ở kiên cố hơn; đối với người trẻ, tiền được dùng mua sách vở và hỗ trợ học phí cho các em quay trở lại trường, xây thư viện cho các em đọc sách, cốt để các em không tham gia vào hành động đánh cá phi pháp nữa… Nghe có vẻ rất “thiện lành” và “hiệu quả”.

Như một lẽ đương nhiên, khi đã bước chân xuống thực địa, tôi và vài đồng nghiệp quốc tế cố gắng giao tiếp với người địa phương thông qua phiên dịch viên. Tạm gạt bỏ báo cáo thống kê về các vụ nổ mìn hàng năm, số loài mới tuyệt chủng, số người nghèo và số tội phạm… chúng tôi muốn biết đâu là nguyên nhân sâu xa đẩy người dân vào tình cảnh nghèo đói và làm ăn phi pháp. Ở chung nhà với người tái định cư nhiều ngày và xây dựng đủ niềm tin, lời nói của họ mở ra trước mắt chúng tôi bức tranh rộng lớn hơn. Hoá ra, việc đánh bắt bằng mìn chỉ là hệ quả domino của hằng hà sa số những quyết định chính sách, can thiệp của các tập đoàn vào cộng đồng địa phương, và cả nỗ lực làm “việc thiện” của những người tới từ phương xa như chúng tôi.

Chúng tôi cũng là một phần của vấn đề.

Hãy nhìn ra bức tranh toàn cảnh: Một doanh nghiệp tư nhân tìm được vị trí hoàn hảo để xây đập thuỷ điện, đáng tiếc là trên vị trí đó, vài ngôi làng đã tồn tại được khoảng vài trăm năm. Không thuyết phục được dân địa phương tự di chuyển, doanh nghiệp thuyết phục chính quyền rằng nếu như sản xuất được điện ở địa phương, nhiều nhà máy sản xuất khác cũng sẽ kéo đến, thay đổi kế sinh nhai của người dân từ làm nông nghiệp “lạc hậu” sang sản xuất công nghiệp “hiện đại”. Và thế là mấy ngôi làng bị di chuyển đến vùng đất cách nơi cũ hơn 50km. Để giải quyết “bài toán” kế sinh nhai cho người dân, các doanh nghiệp mới mở vừa đền bù tiền nhà cho người tái định cư, vừa cho người trẻ ở các ngôi làng cũ làm công nhân trong các nhà máy xây mới. Di chuyển hơn 100km đi-về mỗi ngày để lao động nặng nhọc mà đồng lương vẫn không đủ sống, thanh niên bỏ việc, chuyển sang làm nghề đánh bắt cá bằng mìn vì lợi nhuận cao hơn. Rất nhiều chuyện đã xảy ra, nhưng chỉ có thảm họa sinh thái từ mìn mới khiến truyền thông quan tâm và NGO địa phương đủ thấy đó là “bài toán” cần có lời giải.

Những nhóm người quyên góp tiền cho NGO là những nhóm hưởng lợi lớn nhất từ việc người dân tái định cư phải chuyển đi nơi ở mới. Nhiều người trở nên giàu có từ việc sở hữu thuỷ điện và vô vàn nhà máy sản xuất. Nhiều người tiêu dùng trung lưu trên toàn thế giới hưởng lợi từ sản phẩm giá rẻ sản xuất ra ngay trên mảnh đất trước kia là những ngôi làng trăm năm. Có thể nói là công bằng khi nhóm donor trên bỏ tiền túi của mình để giải quyết thảm họa môi trường do họ gián tiếp gây ra qua nhiều trung gian khác, dù có thể, để cứu lấy môi trường, họ phải ngăn chặn dân tái định cư làm công việc duy nhất để kiếm sống của mình. Sau đó để giúp người dân một cuộc sống bớt nghèo hơn, họ không còn cách nào khác ngoài… làm từ thiện.

Câu chuyện nghe đến đây có vẻ vẫn hợp lý, rằng tầng lớp trung lưu và thượng lưu có trách nhiệm trả lại cho xã hội một chút tiền để giải quyết những vấn đề bức bối họ gián tiếp gây ra thông qua hoạt động làm giàu và tiêu thụ của mình. Ngày nay, có vẻ như ngày càng nhiều người có điều kiện nhận ra trách nhiệm xã hội của mình, từ đó “làm việc thiện” trở thành một nhu cầu xã hội bức bách. Để giải quyết “bài toán” thiện nguyện này, vào những năm 70 của thế kỷ 20, các NGO mọc lên như nấm ở các nước phương Tây, dần mở rộng địa bàn hoạt động của mình đi khắp thế giới. Bị phê phán là cánh tay nối dài của quyền lực phương Tây đi toàn thế giới trong thời đại Hậu-Xô Viết, nhiều NGO, các quỹ thiện nguyện cùng các tổ chức từ thiện đã tạo ra nền tảng tư tưởng đằng sau những hoạt động thiện nguyện như trên. Họ gọi nó là Lòng vị tha hiệu quả (Effective Altruism).

80000 hours

Lòng vị tha hiệu quả và sự không hiệu quả của nó

Lòng vị tha hiệu quả trở thành một hiện tượng đạo đức của những năm 2000, đặc biệt là sau khi triết gia Toby Ord thành lập cộng đồng Giving What We Can (Hãy cho đi những gì có thể) vào năm 2009, hay sau khi triết gia William MacAskill – tác giả cuốn kinh thánh của phong trào Effective Altruism mang tên Doing Good Better – sáng lập tổ chức 80.000 Hours vào năm 2011. Lòng vị tha hiệu quả được định nghĩa một cách đơn giản là một triết lý, lĩnh vực nghiên cứu, phong trào sử dụng dẫn chứng và lí luận tìm cách làm thế nào giúp được nhiều người bằng cách tốt nhất có thể với những gì chúng ta có. Chi tiết hơn, William MacAskill định nghĩa Lòng vị tha hiệu quả là:

“(i) sự sử dụng bằng chứng và lý luận kín kẽ để khai tìm cách tối đa hoá việc làm tốt với một đơn vị nguồn lực hạn chế, sự hiểu biết một cách ngập ngừng khái niệm “điều tốt” theo nguyên lý của chủ nghĩa công lợi không thiên vị, và

(ii) sự sử dụng những tìm sâu ở (i) để cố gắng cải thiện thế giới.”

ADVERTISEMENT

[Ngắn gọn: cần tìm hiểu và tính toán kỹ để lòng vị tha đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội].

Trong một nghiên cứu của mình, William MacAskill và Toby Ord đưa ra lý luận nền tảng đằng sau Lòng vị tha hiệu quả như sau: “[…] khi mọi quan điểm đạo đức được đặt dưới sự cân nhắc đưa ra những đong đếm có quy mô-thời gian và khái niệm lựa chọn xứng đáng có thể so sánh liên lý thuyết, một người nên tối ưu hoá sự lựa chọn xứng đáng được lường trước.”

Trong lý luận này, hai triết gia đề cập đến lời hiệu triệu đạo đức “tối ưu hoá sự lựa chọn xứng đáng được lường trước” (maximize expected choice-worthiness) trong văn cảnh của “sự không chắc chắn có tính đánh giá đạo đức” (normative uncertainty). Hai thuật ngữ này nghe có vẻ phức tạp, nhưng nôm na là:

Đầu tiên, bạn sống giữa vô vàn quy phạm đánh giá đạo đức khác nhau, mỗi quy phạm lại quy định tiêu chuẩn đúng-sai một kiểu, điều đó đặt bạn vào một vị trí không chắc chắn có thể tin và đi theo một quy phạm đạo đức duy nhất mà không có sự cân nhắc. Đó chính là “sự không chắc chắn có tính đánh giá đạo đức”. MacAskill và Ord cho rằng vị trí không chắc chắn này nên xảy ra, vì mỗi người nên giải bài toán đúng-sai dựa trên tất cả các hệ hình đạo đức có thể, thay vì giả định rằng có một hệ hình đạo đức duy nhất tồn tại khách quan, và chúng ta phải cứng nhắc tuân theo nó.

Thứ hai, từ nền tảng của “sự không chắc chắn có tính đánh giá đạo đức”, một người phải đi đến sự đánh giá các hệ hình đạo đức khác nhau, từ đó đi đến lời giải về điều tốt họ phải làm. Điều này không đơn thuần chỉ là sử dụng trực giác hoặc lý trí đơn thuần, mà kết hợp nhiều công cụ, với những nguyên tắc sau: (1) Sự cân nhắc phải dựa trên lập luận để đưa ra lựa chọn về hệ hình đạo đức phù hợp; (2) Hệ hình đạo đức được lựa chọn tiếp tục phải được đánh giá sự hiệu quả của nó thông qua số liệu thống kê; (3) Nguyên tắc (1) và (2) nên được kiểm chéo với cả những hệ hình đạo đức còn lại. Bằng cách tuân theo những nguyên tắc này, một người lường trước và tối ưu được đâu là quyết định làm việc tốt xứng đáng.

[Ngắn gọn: cần tạo mô hình phổ quát để tìm ra cách vị tha hiệu quả nhất về mặt toán học, bất kể rằng đạo đức thì đa dạng].

Những tôn chỉ trên là nền tảng quyết định tính “hiệu quả” trong “Lòng vị tha hiệu quả”. Nghe thì có vẻ rất hợp lý, khoa học và toán học nữa. Không thể hiểu nổi con quái vật nào có thể không đồng ý với những điều này và mặc kệ cho đói nghèo và thảm hoạ trên thế giới tiếp tục diễn ra? Nhưng… Trong hơn một thập kỷ tồn tại của mình, Lòng vị tha hiệu quả đã bị phê phán mạnh mẽ bởi những nhà nghiên cứu trong và ngoài môi trường hàn lâm với những ý kiến nhất quán như sau:

Thứ nhất, những chủ thuyết của Lòng vị tha hiệu quả đã đơn giản hoá khái niệm về loài người. Họ lược đi tất cả những đặc thù có tính văn cảnh văn hoá-chính trị-xã hội kiến tạo nên con người và những tri thức con người đó có thể sử dụng, từ đó gán con người với một loài động vật có chức năng duy nhất là đưa ra sự lựa chọn. Đây là một vấn đề nhận thức luận (epistemology), tức là nghiên cứu về những giới hạn tri thức của con người, mà William MacAskill đã cố tình khái quát hoá trong cả hai nghiên cứu Why Maximize Expected Choice-Worthiness và Smokers, Psychos, And Decision-Theoretic Uncertainty.

Trong tiêu đề bài nghiên cứu vừa xong, các bạn cũng có thể thấy MacAskill đã quy giản những vấn đề có tính nhận thức luận thành “sự không chắc chắn về việc ra quyết định có tính lý thuyết” (decision-theoretic uncertainty). Công bằng mà nói, MacAskill hoàn toàn hiểu ông không thể nào đưa ra một định nghĩa rốt ráo về con người vì chính ông cũng là… con người, nên không thể vượt thoát ra khỏi thân xác mình và diễn giải về con người một cách khách quan. Từ đó, ông cũng thừa hiểu rằng vì những giới hạn này, con người rơi vào tình trạng không chắc chắn trong việc biết đâu là hệ thống tri thức đúng tuyệt đối mà họ có thể theo. Vì thế, MacAskill bắt đầu học thuyết đạo đức học của mình với tiền giả định duy nhất rằng sự tồn tại của chủ thể người gắn liền với những sự lựa chọn, làm người là đưa ra sự lựa chọn.

Thứ hai, sau khi đã nâng sự lựa chọn lên một cấp độ siêu hình học, tức là coi khái niệm về sự lựa chọn là thứ tồn tại xuyên văn hoá và ngữ cảnh, các chủ soái của Lòng vị tha hiệu quả tiếp tục quy giản hoá thế giới thành tập hợp của những lựa chọn. Quay lại với cách đánh giá đâu là hệ hình đạo đức hiệu quả nhất, sự lập luận kỹ càng để đưa đến lựa chọn của MacAskill và Ord lại dựa trên dữ liệu định lượng về thế giới để sắp xếp những lựa chọn theo một thứ bậc ưu tiên.

Lại quay trở về vấn đề nhận thức luận mà MacAskill nhận định là “sự không chắc chắn có tính lý thuyết”, thay vì cung cấp một nền tảng lý luận để biện minh cho tính hợp lệ của số liệu, ông tảng lờ luôn việc đó và đồng thời ngấm ngầm bắt tay với logic của chủ nghĩa thực chứng (positivism): Trước khi thống nhất được hệ thống chỉ số cần thiết để đo lường thế giới, một nhà nghiên cứu thực địa theo thực chứng luận phải thống nhất được hệ thống khái niệm định hình nên mô hình thế giới; mô hình này rất đáng tiếc là xuất phát từ trong đầu của nhà nghiên cứu, và họ luôn muốn diễn giải thế giới ngoài kia theo cách ăn khớp với mô hình của họ, hay nói như những nhà thực chứng luận là, một hiện tượng có thật phải được xác thực bởi phương pháp khoa học của nhà nghiên cứu. Lúc này, nhà nghiên cứu và thực địa luôn bị tách rời nhau thông qua trung gian của công cụ và số liệu.

Tóm lại, trong lý luận của chủ nghĩa Vị tha hiệu quả, con người quá đơn giản, còn thế giới quá đơn sơ. Nghĩa là, nếu “bài toán đạo đức” thực sự là một bài toán, nó sẽ là một bài toán đồ sộ, phức tạp đến mức dường như không thể giải. Còn những nhà lý luận của chủ nghĩa Vị tha hiệu quả đang tự vẽ ra những bài toán cực đơn giản, rồi giải nó, và tự huyễn hoặc rằng mình đang thực sự giải được bài toán lớn – dù rất có thể là chúng chẳng liên quan logic gì đến nhau. Chưa kể rằng họ còn giải sai cả bài toán đơn giản mà bản thân tự ra đề do giới hạn về mặt nhận thức tất yếu của con người.

Các bạn có thể cảm thấy rất đồng cảm với lập luận thực chứng rằng khoa học thì phải khách quan và nhà nghiên cứu thì nên độc lập với thế giới và truy cập vào thế giới thông qua trung gian số liệu để giữ nguyên tắc “khách quan” này. Thực tế thì không phải ngành nghiên cứu hàn lâm nào cũng đồng ý với điều trên. Trong Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là trong các ngành Nhân văn, nhà nghiên cứu cần xác lập mối quan hệ của mình với thế giới thông qua 3 hệ thống câu hỏi Bản thể luận (Ontology) – nghiên cứu về bản chất của sự tồn tại thực tiễn, Nhận thức luận (Epistemology) – nghiên cứu về bản chất và giới hạn của tri thức, và Đạo đức luận (Ethics) – nghiên cứu về cam kết không gây hại (gián tiếp hoặc trực tiếp) tới cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Xu hướng chống thực chứng (Anti-positivism) đã tồn tại trong ngành Nhân văn từ khởi điểm của ngành này; các nhà nhân văn cho rằng nhà nghiên cứu là một phần không tách rời khỏi thực tiễn, vì vậy để có thẩm quyền nghiên cứu, họ phải có góc nhìn của người trong cuộc.

Việc coi nhà nghiên cứu tồn tại độc lập với thực tiễn nghiên cứu, và vì vậy khách quan và công bằng, có thể tạo ra sự duy ý chí vô cùng ngạo mạn khi tác động, can thiệp vào cộng đồng địa phương, như tôi đã chỉ ra trong ví dụ về NGO ở phần 1.

Đối tượng hưởng lợi từ công việc thiện nguyện có thể bị gán luôn là nạn nhân hoặc tội phạm cốt để có đủ lý do nhận tiền từ thiện từ NGO hoặc bất cứ tổ chức thiện nguyện nào; tệ hơn là, nguyên nhân cốt lõi của nghèo đói, bệnh dịch, chiến tranh và hoạt động tội phạm sẽ không bao giờ được nhìn thấy và người dân chỉ được hưởng lợi trong khoảng thời gian rất ngắn, trong khi hầu hết các vấn đề sâu xa hơn họ gặp phải không hề được giải quyết. Nhà nghiên cứu kiêm người làm từ thiện theo thuyết Lòng vị tha hiệu quả của William MacAskill và Toby Ord có thể được ví như một vị thánh thần toàn năng, có thể đưa ra quyết định đạo đức độc lập với văn cảnh văn hoá-xã hội của chính mình, có thể giải quyết mọi vấn đề của thực tiễn mà không nhất thiết phải trải nghiệm thực tiễn, quy giản thực tiễn thành tập hợp của những sự lựa chọn, và họ đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề vô cùng nhức nhối mang tầm vũ trụ (vũ trụ này tồn tại trong trí tưởng tượng của họ).

Nhưng điều khiến tôi lo ngại không phải trí tuệ đỉnh cao của nhà nghiên cứu kiêm nhà từ thiện phía trên, mà tôi lo ngại về việc có thể mọi hiểu biết của nhà nghiên cứu kiêm nhà từ thiện về thực tiễn cuộc sống, về những lựa chọn đạo đức mà họ phải đưa ra, cũng như mọi giải pháp cải thiện thế giới của họ… đều là những ảo ảnh được tạo ra bởi một ý thức hệ có tính thống soát (hegemonic ideology) trong xã hội. Đúng là chỉ cần những lẽ thường (common sense) để hiểu những điều như “con người tồn tại như những cá nhân độc lập, đưa ra những lựa chọn duy lý”, “số liệu mô tả bản chất của thế giới khách quan” và “mọi thứ trên đời đều có thể được định vị bằng lợi ích cho con người”. Nhưng vì sao chúng lại dễ hiểu và hiển nhiên với nhận thức của nhiều người đến như vậy? Ý tôi là, vì sao chúng ta sau khi tiến hóa từ loài vượn với hiểu biết về thế giới gần như bằng 0 lại có thể nhanh chóng bắt đầu cảm thấy một số điều là hiển nhiên và một số điều khác là vô lý.

Đối với nhà triết học văn hoá Antonio Gramsci, những lẽ thường này được sản xuất ra bởi ý hệ của nhóm cầm quyền bên trong xã hội, và được rót xuống những nhóm thấp hơn thông qua hiệu quả của truyền thông. Hiện tượng vị tha hiệu quả và nhu cầu “làm việc thiện” xuất phát từ tầng lớp thượng lưu và dần dần làm toả tới tầng lớp thượng-trung lưu và trung lưu được hai nhà khoa học chính trị A. M. Eikenberry và R. M. Mirabella nhận định là kết quả của sự phát triển tột cùng của ý thức hệ tư bản tân tự do (neoliberal capitalism).

Logic của chủ nghĩa tân tự do đơn giản là: Mỗi cá nhân tự thân gánh vác trách nhiệm, tự tay nắm lấy số phận của chính mình, chăm chỉ rồi sự thành công và giàu có sẽ tới. Khi xã hội càng có nhiều người giàu có, tài sản sẽ tự nhỏ giọt (trickle-down) xuống các nhóm thấp hơn. Theo logic này, các vấn đề nhân đạo như bất bình đẳng và nghèo đói không còn là những vấn đề chính trị tập thể, mà trở thành những vấn đề lợi ích kinh tế mà thị trường tự do có thể giải quyết, vì vậy các chương trình phúc lợi xã hội nên bị dẹp bỏ và thay thế bằng lòng tốt của những cá nhân giàu có. Vấn đề của chủ nghĩa tân tự do là trong thực tế, chẳng có chút tài sản nào thực sự nhỏ giọt đi đâu cả, mọi thứ vẫn vậy: người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo đi. Điều này có thể dễ dàng nhận ra thông qua số liệu. Tiền của người giàu vẫn quay trở về túi của họ, chỉ là thông qua một quy trình ngày càng phức tạp hơn.

Khi tình trạng phân hóa xã hội đã quá lớn, giới tài phiệt đứng trước vô vàn đe dọa như các cuộc đình công trên diện rộng như đã xảy ra ở Amazon, biểu tình ở quy mô quốc gia như đã xảy ra ở Chile, hay thậm chí là bạo động, khiến xã hội bất ổn và hậu quả nhãn tiền là… họ không thể kiếm được tiền từ điều đó (Có lẽ chỉ tập đoàn Lockheed Martin là hưởng lợi từ bất ổn, vì họ sản xuất vũ khí chiến tranh). Để tránh tình trạng này, các nhà tài phiệt lại ngồi “làm toán”. Họ tạo ra diễn ngôn về “trách nhiệm xã hội” để ủng hộ một lượng tài sản rất nhỏ cho người nghèo thay vì bị đánh thuế cao hơn bởi nhà nước, thậm chí từ thiện còn khiến họ được hâm mộ trong mắt những người họ đã gián tiếp gây hại.

Lòng vị tha hiệu quả ra đời trong nội tại lý luận của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Sự đề cao lựa chọn cá nhân của Lòng vị tha hiệu quả xuất phát từ chính logic về chủ nghĩa cá nhân và lựa chọn duy lý của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Thông qua logic về trách nhiệm xã hội của từng cá nhân, Lòng vị tha hiệu quả đã thoái thác trách nhiệm của những tập đoàn và những thiết chế lớn gây ra sự bất công có tính hệ thống như tập đoàn xây dựng đập thuỷ điện ở phần 1, khiến hàng ngàn dân thường phải rời bỏ quê hương và mất kế sinh nhai. Thay vì tấn công vào hệ thống gây ra nghèo đói và bất công, họ gián tiếp bảo vệ hệ thống đó. Trách nhiệm giải quyết bất công xã hội cuối cùng lại bị đẩy vào tay của từng cá nhân nhỏ bé, ngoài khả năng lựa chọn quỹ từ thiện ra thì không có quyền lực gì cụ thể. Việc thực thi trách nhiệm đó y hệt như việc bước vào một cái siêu thị và đặt ra câu hỏi đạo đức rằng mua ống hút giấy thì đạo đức hơn hay mua ống hút nhựa thì đạo đức hơn. Nhà nghiên cứu triết học Matthew Snow diễn giải logic này trên bình diện lý thuyết như sau:

“… là những người đàn ông và những người phụ nữ có tiền và lương tâm đạo đức, chúng ta không thể gán giá cả vào sinh mạng của con người, nhưng là những người đàn ông và những người phụ nữ tham gia vào một hệ thống bị điều khiển bởi logic tư bản, ta buộc phải làm điều đó.”

Sức mạnh của những trật tự thượng tầng là nó tạo ra một thực tại giới hạn các phương án (mà bất kỳ phương án nào cũng có lợi cho chính nó) và bắt chúng ta phải đưa ra lựa chọn, bất kể rằng không hề tồn tại lựa chọn nào có thể giải quyết được rốt ráo vấn đề và vì vậy, mọi người bị quẩn quanh trong chuyện tranh cãi về các lựa chọn thay vì tìm cách giải quyết vấn đề.

Đây là lúc chúng ta cần phải đặt câu hỏi nghiêm túc về việc liệu Lòng vị tha hiệu quả đang bênh vực người nghèo, người chịu tình cảnh bất công, hay đang giữ gìn hiện trạng thứ bậc xã hội của người giàu?

Từ thiện

Sự thoải mái đạo đức

Giáo sư triết học Thomas Wells cho rằng, từ thiện trong logic của Lòng vị tha hiệu quả đem lại khoái cảm tương tự như tiêu thụ hàng hoá. Với logic của nó là sự cho đi, một cá nhân khi được thuyết phục rằng số tiền quyên góp ít ỏi của mình tạo ra “hiệu quả”, cảm giác của họ sẽ tương tự như việc mua được một món hàng tốt với mức giá phải chăng nhất. Tấn công vào cuốn sách “The Live You Can Save” của triết gia người Úc Peter Singer – một kiến trúc sư trưởng khác của Lòng vị tha hiệu quả, Wells cho rằng Singer đang biến lòng vị tha trở thành một thứ có thể giao bán trên thị trường.

Sẽ thật mạo hiểm và quá khó hiểu đối với những người bình dân khi giải thích rằng để xoá đói giảm nghèo một cách triệt để, cần phải thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội. Giả định rằng công chúng vốn đã không thích những thứ trừu tượng, Peter Singer tạo ra một điểm bán hàng hấp dẫn hơn – ai cũng thích trở thành siêu anh hùng đi cứu thế giới mà không nhất thiết phải bỏ quá nhiều công sức để làm việc đó. Logic của dạng anh hùng ghế bành (armchair-hero) này, đối với Thomas Wells, là cảm giác rằng chúng ta có thể kiểm soát được những gì xảy ra với người khác ở thế giới ngoài kia, điều này tạo ra mắt xích giữa những hành động có tính cá nhân (tôi lựa chọn đạo đức dựa trên tư duy duy lý của tôi) và tính quy giản (tôi chỉ cần rút tiền từ ví của mình) với kết quả của hành động: Ngay cả khi đời sống của người nghèo chỉ thay đổi chút ít, tôi vẫn sẽ tự tin tuyên bố rằng sự thay đổi đó có liên quan đến hành động quyên góp của tôi, và tôi xứng đáng được tuyên dương vì việc đó.

Thomas Wells phê phán, nếu chỉ cần suy nghĩ duy lý và đóng góp một xíu tiền là đã có thể thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người thì… dễ quá. Nếu thế thì hiển nhiên là bây giờ không đến lượt bạn phải bỏ tiền ra để cứu thế giới vì chính nó đã tự cứu mình từ lâu. Bên cạnh việc phải bỏ ra một ít tiền trong túi, bạn không thực sự phải chịu phí tổn và những hiểm nguy từ việc “làm việc thiện” trên thực địa ở những miền đất xa lạ. Giống như trong trường hợp NGO ở phần 1 giải quyết vấn đề đánh bắt cá bằng mìn và giúp đỡ người dân địa phương tìm sinh kế mới, donor không trực tiếp đến hiện trường và ngăn cản kế sinh nhai gần-như-duy-nhất của dân tái định cư, mà những nhân viên phi chính phủ có đồng lương xấp xỉ 300 USD mỗi tháng sẽ làm điều đó.

Điều đáng lo ngại hơn nữa của Lòng vị tha hiệu quả là logic “hành động nhỏ có thể tạo ra kết quả lớn” phía trên có thể trở thành hiện thực theo chiều hướng xấu nếu như các tổ chức trung gian như NGO, các quỹ từ thiện, thậm chí các chính phủ có nguồn lực đủ lớn và muốn tạo sự can thiệp thật sự. Cải thiện đời sống và cứu người có thể chỉ là một trong rất nhiều mục tiêu mà các tổ chức từ thiện có thể hướng đến; bên cạnh đó, họ còn có khả năng thay đổi sinh kế, cấu trúc xã hội, hay thậm chí là văn hoá của bất cứ cộng đồng nào trên thế giới. Ở góc nhìn của private donors, có thể bạn sẽ chỉ quan tâm tới việc “mình đã làm việc tốt”, nhưng bên cạnh bạn, hằng hà sa số các tập đoàn kinh tế và tổ chức chính trị cũng dồn tiền vào các quỹ từ thiện, và họ có những yêu cầu cụ thể về lợi ích.

Những donor lớn không những yêu cầu NGO làm việc trên thực địa phải phân phát các loại hàng hoá có gán thương hiệu của họ cho người tái định cư, không những bắt treo cờ quạt khắp nơi, quay phim chụp ảnh làm tư liệu quảng cáo, mà còn thuyết phục người dân cho phép donor lớn xây dựng cơ sở sản xuất của mình trên vùng đất đó, triệt tiêu hoàn toàn thói quen văn hoá của người tái định cư ở quê hương trước đây, biến họ thành công nhân của những nhà máy sẽ được xây dựng trong tương lai. Miễn hiệu quả là được. Hai nhà hoạt động xã hội Ken Berger và Robert Penna mỉa mai Lòng vị tha hiệu quả là “chủ nghĩa đế quốc khoan dung” (charitable imperialism), vì nó trao quyền lực thay đổi cuộc sống của người khác một cách quá triệt để vào tay một nhóm nhỏ dân thành thị giàu có.

Nghĩa là, nếu bạn đủ giàu, bạn có thể đập đi cả một địa phương ở quốc gia nghèo khó nào đó và xây dựng lại theo ý chí chủ quan của mình, từng bước xóa đi bề dày văn hóa và cấu trúc xã hội ở nơi đó và thiết đặt tương lai cho họ – và điều này được thực hiện một cách khéo léo thông qua hành vi được đề cao là “làm từ thiện”.

Logic này có sự tương đồng đáng kể với logic của Thuyết vị lợi (Utilitarianism), dù chủ soái William MacAskill đã phủ nhận điều này. Nhà đạo đức học Savannah Pearlman nhận định nếu như không có sự tồn tại của Thuyết vị lợi thì không có sự tồn tại của Lòng vị tha hiệu quả. Sự tương đồng “kỳ lạ” này có lẽ sẽ không khiến những người theo Lòng vị tha hiệu quả đưa ra những lập luận kinh khủng như “hi sinh mạng sống của 1 người để lấy nội tạng hiến cho 5 người”, nhưng họ sẽ không chần chừ trong việc sử dụng triết lý của mình để đánh giá xem người nghèo nào xứng đáng được cứu giúp hơn người nghèo nào. Sự thoải mái đạo đức là thành quả của nhóm làm từ thiện, khi họ có khả năng nắm giữ quyền sinh quyền sát người khác trong tay, chỉ với số tiền bỏ ra rất nhỏ.

Bài viết này tất nhiên không khuyên bạn rằng bạn không nên làm từ thiện và không nên làm việc tốt nữa. Là một người từng công tác ở NGO, tôi thấu hiểu rằng nhiều dự án vẫn có khả năng giúp đỡ các nhóm yếu thế ở các vấn đề trước mắt, dù gặp vô vàn khó khăn. Nhưng ta cần nhận thức được rằng xét về mặt xoá bỏ triệt để bất bình đẳng xã hội, quyên góp ở cấp độ cá nhân không giải quyết được điều đó. Vì thế đừng vì rơi sâu vào cơn thoải mái đạo đức mà quên mất rằng sự thay đổi cần có chương trình nghị sự rõ ràng và nghiêm cẩn hơn.

Tôi chỉ hi vọng qua bài viết này, nhiều người sẽ có sự xem xét kỹ càng hơn đối với những phong trào từ thiện thời thượng ngày nay: Bạn quyên góp tiền vì thực sự muốn thay đổi thế giới, hay bạn chỉ muốn thoả mãn nhu cầu “làm người tốt” của bản thân mình?

Theo Monster Box

Xem thêm

Thủy Tiên làm từ thiện
Mạng xã hội

Thành ý, chuyện từ thiện và “sao bạn không làm đi”

Nói những điều tốt đẹp, nghĩ những điều tốt đẹp không khiến bạn tốt đẹp lên. Vì bạn không hề...

Read more
đồng hồ vintage
Thời trang

Chơi đồng hồ vintage

Hiếm ai có thể dừng lại ở duy nhất một chiếc đồng hồ. Chẳng biết từ khi nào, cục kim...

Read more
Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh
Phong cách sống

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Tất cả mọi thứ trên đời đều dẫn đến đau khổ và mất mát; nhưng đó không phải là lý...

Read more
Hãy để con được khổ
Gia đình

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

Khổ ai mà không sợ, do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ...

Read more

–
TẠP CHÍ MENBACK

Xem thêm trong chủ đề: Nhận địnhTừ thiện

Bài viết cùng chủ đề

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế
Mạng xã hội

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Văn minh bắt đầu từ cái toilet
Mạng xã hội

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

No Nut November NNN
Mạng xã hội

No Nut November (NNN): lời kêu gọi độc hại của những kẻ cực đoan?

Đỗ xe chắn cửa
Mạng xã hội

Chuyện đỗ xe chắn cửa: nhìn nhau mà sống

Trọc phú kiến thức là gì?
Sự nghiệp

Trọc phú kiến thức, tri thức nguyên bản và tri thức tự thân

Phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?
Phái đẹp

Phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Nghệ thuật lồng ghép trên những tuyệt tác đồng hồ
Luxury

Nghệ thuật lồng ghép trên những tuyệt tác đồng hồ

Để tạo nên sự độc đáo và khác biệt trong thế giới chế tác đồng hồ muôn hình vạn trạng,...

ĐÁNG CHÚ Ý

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Đi hay ở

Dũng cảm bước đi hay dũng cảm ở lại?

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Menback - Còn lại gì sau tất cả

Cúi đầu trước cái Chết

Học cách chung vui với người khác

Học cách chung vui với người khác

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Hoa hướng dương

Người đời còn quấy, hay lòng ta chưa yên?

Bỗng dưng chán sex

Bỗng dưng chán sex?

Tình yêu

Bên trong thứ tình yêu cao thượng ấy, vốn không hề có cái tôi

Đàn ông

Hãy cứ tử tế với những người không tử tế

Tâm sự đàn ông

Dưới ánh mặt trời này vốn chưa từng có điều gì mới cả

Có thể bạn quan tâm

những kiểu đầu cua đẹp nhất cho nam giới
Cơ thể

10 kiểu đầu cua đẹp nhất tăng độ nam tính cho đàn ông Việt

Cách khắc phục mặt lệch hiệu quả
Cơ thể

Mặt lệch – nguyên nhân và cách khắc phục (kèm video bài tập tại nhà)

Stt hay về cuộc sống
Giải trí

STT hay về cuộc sống tâm trạng buồn, vui, an nhiên, bon chen

stt-hay-va-chat-ve-dan-ong
Phong cách sống

STT hay về đàn ông cực chất và ý nghĩa nhất

Làm thế nào để đẹp trai hơn
Cơ thể

Làm thế nào để đẹp trai hơn? Toàn bộ “Bí kíp” đẹp trai nằm trong bài viết này

Những câu nói ngọt ngào dành cho người yêu
Giải trí

20 câu nói ngọt ngào về tình yêu hay nhất dành cho người yêu bạn

Chủ đề nổi bật

Tạp chí đàn ông và phong cách sống

Cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại.

Tạp chí thời trang nam

Phong cách, xu hướng, bí quyết mặc đẹp cho nam giới.

Phát triển bản thân

Những bài viết giúp bạn hiểu về cuộc sống, thấu hiểu bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Kiểu tóc nam

Các kiểu tóc hot trend nhất hiện nay dành cho nam giới.

Bóng đá

Phân tích chiến thuật trận đấu và tin tức về đội bóng yêu thích của bạn.

Review phim hay

Review, cảm nhận những bộ phim kinh điển và hot nhất hiện nay.

Du lịch khám phá

Những điểm đến không thể bỏ qua trong nước và thế giới.

Đang xu hướng

đồng hồ vintage

Chơi đồng hồ vintage

Hiếm ai có thể dừng lại ở duy nhất một chiếc đồng hồ. Chẳng biết từ khi nào, cục kim...

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Tất cả mọi thứ trên đời đều dẫn đến đau khổ và mất mát; nhưng đó không phải là lý...

Hãy để con được khổ

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

Khổ ai mà không sợ, do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ...

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Bối cảnh diễn ra ở một nhà hàng/quán ăn và có chuyện “không may” xảy ra với bạn… Có thể...

Mặc suit với áo phông

Mặc suit với áo phông – Khi lịch lãm và năng động cùng trong một set đồ

Phối suit với áo thun là cách giúp bạn trông lịch lãm, nam tính nhưng vẫn vô cùng năng động,...

Review phim Forrest Gump
Giải trí

[Review phim] Forrest Gump – những câu chuyện tình yêu thật đẹp

Anh không thông minh, nhưng anh biết thế nào là yêu. Hãy cùng cảm nhận và review Forrest Gump, một...

Nhà thiết kế thời trang Christian Lacroix

Nhà thiết kế Christian Lacroix – Thành bại tại xa xỉ

Christian Lacroix là một nhà thiết kế thời trang người Pháp. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm 1951 tại...

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Tuần vừa rồi, thằng bạn thân của tôi ở Sài gòn có chạy qua thăm một người Bác, hơn 92...

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Những đôi giày thể thao đắt nhất thế giới Menback giới thiệu sau đây có thể được nạm kim cương,...

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Không có nhiều người có thể sở hữu một trong những chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới mà Menback...

Mắt không thấy, tim không đau

Mắt không thấy, tim không đau

Anh em chắc hay thấy hình 3 con khỉ, một con che mắt, một con che miệng, một con che tai. Nghĩa...

Load More
phản ứng sau tiêm vaccine covid 19
Sức khỏe

Phản ứng thường gặp tại cánh tay sau khi tiêm vaccine COVID-19

Sưng tấy, đau, mẩn ngứa chỗ tiêm tại cánh tay là triệu chứng mọi người thường gặp phải sau khi...

Facebook Youtube Pinterest
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Menback - cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại. Thành thật xin lỗi bạn nếu bị quảng cáo làm phiền hay bài viết chưa đủ hữu ích. Hãy tới đây thường xuyên vì chúng tôi vẫn luôn không ngừng nỗ lực để cùng bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày!
Menback icon
Menback.com Become a better man

THỜI TRANG

  • Thế giới thời trang
  • Thương hiệu
  • Phong cách
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Kinh doanh thời trang
  • Đồng hồ
  • Trang sức
  • Phụ kiện
  • Giày

PHÁI ĐẸP

  • Chuyện phái đẹp
  • Người đẹp

SỐNG

  • Tâm sự đàn ông
  • Lối sống
  • Tâm lý học
  • Tình yêu
  • Không gian sống
  • Du lịch
  • Uống
  • Ẩm thực
  • Nhân vật

THỂ THAO

  • Bóng đá
  • Hậu trường thể thao

CƠ THỂ

  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc cơ thể
  • Chăm sóc da
  • Mùi hương
  • Râu & Tóc
  • Kiểu tóc nam
  • Hình xăm

VIDEO

ẢNH

GIẢI TRÍ

  • Đọc
  • Văn hóa
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Showbiz

GIA ĐÌNH

  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Nhà cửa
  • Món ngon mỗi ngày

XE CỘ

  • Ô tô
  • Motor / Xe máy
  • Đánh giá xe
  • Siêu xe
  • Du thuyền
  • Máy bay

CÔNG NGHỆ

  • Thiết bị công nghệ
  • Thủ thuật công nghệ
  • Khoa học

SỰ NGHIỆP

  • Kinh doanh
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Phát triển bản thân

THƯ VIỆN

  • Sách hay
  • Góc nhìn xã hội
  • Bài học cuộc sống
  • Nghĩa là gì?
  • Những câu nói hay
  • Status hay
  • Lời bài hát / Hợp âm
menback

© 2022 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Website đang thử nghiệm.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý
dmca_protected
  • Home
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Tạp chí thời trang
  • Sức khỏe & Tập luyện
  • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Tiền
  • Nghề nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Kinh doanh Đầu tư
  • Phái Đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
  • Video
  • Ảnh

© 2022 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.
Liên hệ: media@menback.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist