Tôi vốn vẫn luôn thích lắng nghe những câu chuyện từ quá khứ, về những con người có nỗ lực kỳ diệu, cũng như một hoàn cảnh khó khăn tôi không nghĩ rằng mình có thể loay hoay để vượt qua nổi.
Nhưng tôi vốn thường không thích nghe chuyện ấy từ những người thân của mình, như bố mẹ, ông bà hay đôi lúc là cả những người họ hàng chẳng chút thân thiết. Không phải vì không thích câu chuyện của họ. Tôi chỉ không thích cách họ kể về sự khổ cực họ từng trải qua trong quá khứ, cùng lúc dùng cách kể và giọng xen lẫn chút hờn gắt như thể trách móc tôi vì đã khiến họ khổ cực như vậy, hay vì tôi không còn khổ cực như vậy giống họ nữa. Điều này khiến tôi, dù rất muốn, cũng chẳng thể nào cảm thấy có thể thông cảm nổi.
Nghĩ đi nghĩ lại, rốt cục, tôi chẳng thể nghĩ ra nổi bất kỳ lý do nào để cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm cho quá khứ của người lớn.
Và công bằng mà nói, chính tôi còn đang loay hoay với cuộc đời của mình – bất kể vẫn chưa thực sự bước chân vào phiên bản “cuộc đời bản đầy đủ” như người lớn đang sống. Vì dù cho không phải đi bộ 10km đi học, hay không phải ăn bobo đụn khoai, ngô, sắn… không nghĩa rằng những người trẻ như tôi đang có cuộc sống viên mãn không chút đau khổ.
Tôi biết rằng thế hệ của mình là thế hệ may mắn, cuộc sống dễ dàng hơn hẳn bố mẹ của mình. Chỉ là, nỗi đau, sự lo lắng và hàng loạt thứ cảm xúc khác, đôi lúc không có nhiều sự khác biệt ở từng thời đại cho lắm. Chúng chỉ là những thứ được tạo ra từ não bộ, và não của con người thì trước nay vẫn vậy.
Tôi nghĩ việc người lớn đánh giá quá cao cuộc sống của người trẻ vì họ xem chúng tôi như một con chó. À, tất nhiên câu vừa rồi không nên hiểu theo nghĩa xúc phạm như chửi nhau.
Nhưng vì tôi có nuôi một con chó, và lúc nào tôi cũng ganh tỵ với sự sung sướng của nó, nên tôi nghĩ nó cũng giống như người lớn vẫn thường ganh tỵ với sự sung sướng của lũ trẻ. Tôi thường thấy chó của mình ngủ cả ngày, có người cho ăn, có người dắt đi chơi, có người dọn phân cho… chẳng phải lo lắng bất kỳ điều gì cả. Nhưng có thật là thế không? Đã có lúc tôi thắc mắc xem liệu nó có đang bất ổn điều gì nhưng mình không biết không.
Nhưng rồi bẵng một lúc, tôi lại lo những chuyện của mình và tất cả những gì tôi kỳ vọng ở con chó của mình là đừng quậy phá lung tung, cũng như không cảm thấy phiền khi tôi để nó ở nhà một mình để kiếm tiền mua thức ăn cho nó. Liệu nó có trầm cảm hay thực ra trước nay chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc không, tôi luôn lo lắng, nhưng thú thực chẳng bao giờ biết chắc được.
Cây cầu vô dụng nhất thế giới và sự vô thường của vạn vật
Cây cầu vô dụng nhất thế giới chính là cây cầu Puente Sol Naciente (Cầu mặt trời mọc), ở Choluteca, Honduras. Nó không có đường đến, cũng không có đường đi, nó nằm ở kế...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
Việc nuôi chó giúp tôi nhận rằng con người thường dùng một ngày của mình để đánh giá một ngày của người khác, và tự cho rằng mình tốt hơn họ. Như một người chồng sau khi đi làm về thấy vợ đang ngồi nghỉ thường dễ bực bội, bất kể rằng có thể người vợ cũng có một ngày chẳng rảnh rỗi gì mấy. Cũng như một người sếp cắm mặt cả buổi sáng, bước ra khỏi phòng thấy nhân viên đang tán phét cũng vô cùng khó chịu, bất kể có thể những người kia cũng vừa làm xong một mớ task phiền phức.
Vấn đề nằm ở chỗ ta luôn nghĩ mình tốt hơn người khác, khổ cực hơn người khác. Chỉ có vấn đề của mình là to, còn của người khác đều không đáng kể. Nhưng như tôi đã nói ở trên rồi đấy, thành tựu có thể to nhỏ khác nhau, cảm xúc cũng chỉ là những thứ được tạo ra từ bộ não và não ai cũng giống nhau cả.
Có vẻ như chúng ta cũng thường cho rằng mình có một niềm vui thuần khiết hơn người khác nữa.
Như tôi vẫn thường nghe các chú các anh kể rằng họ có một tuổi thơ vui đến mức nào khi giữa trưa nắng trốn đi đá bóng trên sân xi măng, trèo cây hái quả, đá gà chọi trâu, bắn bi đánh cù, chơi điện tử xèng… và cảm thấy tội nghiệp cho lũ trẻ ngày nay phải cắm mặt vào điện thoại hay ngồi tù tì chơi minecraft cả ngày.
Nhưng có thật bọn trẻ bây giờ không vui, hay chỉ người lớn nghĩ chúng không vui? Vì nếu không vui thì chúng đã không chơi rồi, chứ làm sao có thể liên tục cắm mặt vào như thế.
Tuổi thơ của tôi cũng có chút tương đồng với lứa 8x 9x, và thực ra không phải mọi thứ đều vui vẻ đến thế. Những trò truyền thống nghĩ đến thì hay, nhưng chơi được một lúc đã chán. Phần lớn buổi trưa trong tuổi thơ trôi qua chán chết vì toàn bị bố mẹ bắt đi ngủ, có thể người lớn lúc ấy cũng nghĩ rằng những trò chúng tôi chơi chả có gì vui nên mới không cho chúng tôi chơi. Nhưng bố mẹ tôi cũng hay kể rằng hồi nhỏ họ chơi vui lắm, y hệt cách người lớn bây giờ nói.
Nên tôi nghĩ về cảm giác thực ra chẳng có gì khác biệt, nhưng đồng thời chúng ta lại luôn cảm giác rằng rất khác. Nếu người lớn không phiền, tôi có thể liệt kê một vài nỗi lo lắng cùng sự mệt mỏi chúng tôi đang đối mặt.
Tôi cảm thấy mệt vì trẻ em liên tục được lợi dụng để gây ảnh hưởng đến những vấn đề xã hội. Cùng lúc, người lớn vẫn đang mải mê cãi nhau xoay quanh chuyện bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, phá thai… những vấn đề tôi nhìn đi nhìn lại cũng chả thấy được vì sao lại có thể bất đồng đến mức cãi nhau. Hiển nhiên đến mức nhìn là thấy nên ủng hộ điều gì.
Một điều nữa, thế hệ trẻ đang phải tiếp nhận quá nhiều thông tin và sự thay đổi quan điểm xoành xoạch. Tôi thấy người ta thích self-help rồi lại ghét self-help, rồi lại ghét người ghét self-help. Tôi cũng thấy mọi người khuyên nhau nên học đại học, rồi lại khuyên nên bỏ đại học. Khuyên nên kết hôn, rồi lại khuyên nên sống độc thân. Khuyên nên đẻ con, rồi lại khuyên đừng nên đẻ con nữa. Rồi mọi người lại cãi nhau về việc nên làm gì. Chẳng hiểu sao người lớn phải khổ sở trong việc muốn điều khiển cuộc đời người khác đến vậy.
Hay tôi cũng thấy mệt vì sống trong thời đại internet, vừa không có lựa chọn nào khác, vừa bị chửi chỉ vì… không có lựa chọn nào khác. Một đứa trẻ ngày nay không dùng internet sẽ không thể trở thành một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, theo đúng nghĩa đen. Mọi thứ, gần như cả xã hội thu nhỏ, đều đang ở trên internet. Và dù cho thiếu internet thì ta vẫn có thể sống và có thể thở bình thường, nhưng sống như thế nào lại là câu chuyện khác.
Sự nhiễu loạn thông tin và lựa chọn khiến tôi cảm thấy mình dường như không thể tập trung nổi. Và vì không thể tập trung, nên cũng chẳng thể làm được gì hay ho hay lớn lao, trong khi thấy mọi người xung quanh ai cũng giỏi. Bấy nhiêu thôi đã đủ để tiếp tục lo lắng, và không thể tập trung nổi.
Nhưng không như (một số) người lớn xấu tính, tôi không nghĩ vấn đề của mình to hơn vấn đề của người khác. Chúng ta ai chẳng có vấn đề, chung quy lại vẫn là phải tìm cách giải quyết và vượt qua. Ấy chính là cách cuộc sống vận động vậy.
Bài viết từ một đứa nhóc chưa có nhiều trải nghiệm nên có thể vẫn chưa đủ hay. Vì vốn từ lâu tôi đã mất tập trung đến mức bỏ mất thói quen đọc hay viết, dù cho tôi biết rằng chúng cũng hay (thực ra chúng ta lúc nào chẳng biết mấy thứ mình không làm là hay còn mấy thứ đang làm toàn tiêu cực).
Và thú thật, một điều nữa tôi thấy phiền (và nghĩ rằng những bạn trẻ đồng trang lứa khác cũng thế), là đọc suy nghĩ của người trẻ. Chẳng hiểu sao chúng tôi luôn nói về cái tôi của bản thân, rồi về thế giới nọ kia nọ kia, đọc mệt chết được. Đến cả nhạc rap của những rapper trẻ cũng thế.
Cứ kiểu thế này bị người lớn ghét là đúng.
Bojack Horseman – Hoạt hình dành cho người lớn cô đơn
Cảm nhận ngắn phim "Bojack Horseman" - Hoạt hình dành cho người lớn cô đơn. Ngày xửa ngày xưa tại Hollywood, hay “Hollywoo” sau khi chữ D bị Bojack trộm mất, có 1 gã tài...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: MonsterBox
Ảnh: Pinterest
Nguồn: facebook.com/teammonsterbox/posts/2749502551997160