Sức chịu đựng của con người là có hạn hay vô hạn? Câu trả lời tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người trong từng hoàn cảnh riêng biệt.
Trải lòng từ 1 người đi lên từ 2 bàn tay trắng. Gia đình nghèo, không thể nghèo hơn được nữa, đôi khi hoàn cảnh tôi ngày xưa nghèo hơn cả những người nhưng tôi đi giúp đỡ thiện nguyện mùa covid vừa qua, nhưng chưa bao giờ tôi đầu hàng số phận.
Thí nghiệm về sức chịu đựng của chuột
Vào những năm 1950, giáo sư một trường đại học, ông Curt Richter, đã thực hiện một thí nghiệm kinh hoàng với chuột, để xem chúng có thể vùng vẫy dưới nước trong bao lâu.
Đầu tiên Richter bắt mười hai con chuột, bỏ chúng vào những cái lọ chứa nước ngập đến phân nửa, và quan sát cảnh chúng chết đuối. Những lọ thủy tinh này rất lớn để bọn chuột không thể bám vào thành lọ hoặc nhảy ra khỏi đó.
Trung bình thì chúng sẽ bỏ cuộc và chết chìm sau khoảng 15 phút. Sau đó ông giáo sư đã thử thí nghiệm lại, nhưng lần này có một chút thay đổi.
Ngay khi lũ chuột chuẩn bị kiệt sức, Richter sẽ nhấc chúng ra, hong khô và để chúng nghỉ trong một vài phút, sau đó mới cho lại vào trong lọ – lượt thứ hai.
Trong lần thử nghiệm thứ hai này – bạn nghĩ những con chuột này có thể trụ được bao lâu? Hãy nhớ rằng chúng vừa mới bơi đến kiệt sức cách đấy vài phút ngắn ngủi nhé…
– Bao lâu nhỉ?
– 15 phút nữa chăng?
– Hay 10 phút?
– 5 phút?
– Không!
– 60 tiếng! (trung bình là vậy)
Không phải lỗi số liệu đâu nhé!
Bạn không nhìn nhầm đâu. 60 tiếng bơi đấy.
Kết quả cho thấy rằng bằng việc nhấc bọn chuột ra, hay nói cách khác là cứu chúng ngay trước khi chúng chết đuối đã khiến cho thời gian bơi tăng lên đến xấp xỉ 240 lần trong lần tiếp theo được cho lại vào lọ. Thậm chí có một con chuột có thể trụ được đến 81 tiếng.
Kết luận được đưa ra là, vì lũ chuột này tin rằng cuối cùng thì chúng sẽ được cứu, nên chúng đẩy giới hạn của bản thân lên trên cả giới hạn của cơ thể – điều mà chúng cho là bất khả thi. Câu chuyện đó là như thế.
Sống là phải biết chịu đựng
Tôi rất thích câu chuyện ở phần trên! Trưởng thành đồng nghĩa với những cố gắng không ngừng nghỉ trong mỗi chúng ta. Thành công sẽ đến với bất kì ai, nhưng chỉ khi sau quá trình rèn luyện và trưởng thành mà thôi. Nỗi đau nào cũng hàm trong nó một vẻ đẹp riêng, khi đó là nỗi đau của sự trưởng thành, của sự khao khát muốn biết ta là ai trong cuộc đời này!
Trong hoàn cảnh khó khăn, tuyệt vọng thì niềm tin và sự lạc quan là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn vượt qua thử thách. Hãy luôn cài đặt niềm tin tích cực về bản thân và luôn suy nghĩ về một tương lai tươi sáng bạn nhé, vì bạn tuyệt vời lắm.
Sức chịu đựng của con người là có hạn hay vô hạn? Câu trả lời tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người trong từng hoàn cảnh riêng biệt.
Chúng ta đã từng nghe, từng chứng kiến những con người có sức chịu đựng phi thường để vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh của số phận, nhưng ta cũng thấy những người không thể chịu đựng được dù chỉ một câu nói hay một ánh nhìn mỉa mai.
Vậy thật sự thế nào là chịu đựng?
Hãy tưởng tượng nếu bạn nghe bác sĩ báo tin mình đã bị ung thư, hay nhiễm HIV hay có chứng bệnh nan y nào khác, có thể bạn sẽ hoảng hốt và suy sụp tinh thần ngay lúc ấy, có thể bạn kiên cường và không biểu hiện gì cả. Rồi theo thời gian, bạn sẽ thấy mọi thứ cũng bình thường trở lại, và bạn chấp nhận “sống chung” với căn bệnh ấy. Khi bạn biết chấp nhận những sự thật về bản thân mình, cũng là lúc bạn biết chịu đựng những gì bản thân bạn gây ra cho chính mình. Mọi thứ bệnh tật, tai ương không phải tự dưng mà có, nhiều khi do chính chúng ta chủ quan xem nhẹ sức khỏe, coi thường bản thân để chạy theo những thú vui phù phiếm hay những tham vọng đời thường, tới khi sức khỏe đội nón ra đi lại nằm đó than thân trách phận.
Sống là phải biết chịu đựng!
Ta chịu đựng những sức nặng của trách nhiệm, của những vai trò ta phải đóng trong cuộc sống hàng ngày. Ta chịu đựng số phận đã an bài cho ta như thế và không than trách ông trời. Ta chịu đựng những người, những gì theo duyên số mà gắn kết hay tới bên ta, thậm chí bỏ ta đi hay gây tổn thương đau đớn cho ta. Ta chịu đựng sự thất thường của thời tiết, cơn thịnh nộ của thiên nhiên, sức ép bon chen của đời sống nơi ta đang ở v.v…
Nhưng chịu đựng chứ không phải là cam chịu một cách nhẫn nhục. Ta chấp nhận những gì ta có và chịu trách nhiệm về những gì mình làm, không có nghĩa là ta để mặc mọi sự buông trôi. Ta biết mình có số phận an bài, nhưng ta cũng biết làm sao để sống an vui và hạnh phúc trong số phận ấy. Ta chịu đựng tất cả những gì xung quanh ta, nhưng không để chúng điều khiển ta, mà luôn làm hài hòa mọi thứ để ta nuôi dưỡng và phát triển tình thương, giúp cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Ta chịu đựng sức ép muôn mặt của cuộc sống, nhưng ta cứ làm tốt nhất những gì mình có thể làm, cần phải làm, ta sẽ thấy mình thoải mái trong chính những sức ép ấy.
Khả năng chịu đựng, hay chấp nhận, cũng đòi hỏi sự rèn luyện kiên trì. Trong cuộc sống có những điều ta tưởng như không bao giờ chấp nhận được, nhưng khi nó xảy ra ta lại thấy cũng khá dễ dàng để đón nhận. Ngược lại, có những thứ ta từng chấp nhận nhưng tới một khi nào đó ta lại rất khó chịu với nó. Và ta cho rằng do những thứ ấy thay đổi. Kỳ thực là do chính ta thay đổi nhận thức và suy nghĩ hướng về nó. Trái tim ta xét về mặt cơ học thì vô cũng bé nhỏ, nhưng dưới góc độ tâm lý thì vô cùng to lớn. Nếu ta cho một lạng muối vào bát nước thì sẽ rất mặn để không uống được, nhưng cho lạng muối ấy vào dòng sông thì chẳng hề hấn gì. Ta muốn trái tim ta nhỏ như bát nước hay rộng dài như sông là tùy tâm ta để đón nhận những muộn phiền và bất ưng của cuộc sống.
Chịu là chấp nhận. đựng là dung chứa. Nếu ta thật rộng lượng và từ tâm thì tâm hồn và trái tim ta có thể chấp nhận được nhiều thứ và dung chứa tới vô cùng. Vạn vật trong vũ trụ đều sống trong vòng tuần hoàn theo các quy luật của thiên nhiên muôn đời, và ta cũng là một sinh linh nhỏ bé trong vũ trụ bao la ấy, nên ta cần hòa mình vào trong vòng quay ấy bằng cách giản đơn là biết chấp nhận và dung chứa những gì tới bên ta, ở cạnh ta, không đòi hỏi gì nhiều, bởi lẽ đó là cái duyên của ta và vạn vật.
Trước hết, ta cần chấp nhận chính bản thân mình như vốn có, đừng bao giờ ước ao “ Giá mà mình cao hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn, giàu có hơn v.v…”.
Chấp nhận bản thân để biết chỗ nào mình cần khắc phục để tốt hơn, chỗ nào cần phát huy để hướng thiện.
Tiếp đó, ta hãy thôi oán trách các bậc sinh thành tại sao sinh ta ra, tại sao không cho ta cuộc sống như con nhà giàu sang khác v.v… Bởi họ chẳng chọn ta và ta cũng chẳng chọn họ, duyên nghiệp khiến ta và họ thành ruột thịt.
Mở rộng hơn, ta biết cách chấp nhận tất cả những người xung quanh như họ vốn có, với tất cả những sực khác biệt với mình. Chính các khác biệt ấy mới làm cuộc sống của ta thêm phong phú, cho ta thêm trải nghiệm và trưởng thành.
Cuối cùng, hãy biết chấp nhận tất cả những thành công hay thất bại trên đường đời. Thành công, cũng chỉ là khởi đầu cho nhưng thử thách mới. Thất bại, cũng chỉ là giúp ta tìm ra con đường mới. Thành không kiêu, bại không nản mới là chí khí của anh hùng.
Nói là vậy, nhưng làm được vậy đòi hỏi chúng ta tập luyện rất nhiều cả thân và ý. Thân ta không run rẩy sợ hãi trước thất bại, ý ta không lung lay trước khó khăn thì mới không thấy thất bại là cay đắng mà là cơ hội cho sự khám phá mới. Thân ta không lâng lâng vì thành quả, ý ta không xôn xao vì những tụng ca, thì ta sẽ thấy thành công ấy chỉ là cho ta thêm những nấc thang mới phải vượt qua.
Trải lòng từ 1 người đi lên từ 2 bàn tay trắng.
Gia đình nghèo, không thể nghèo hơn được nữa, đôi khi hoàn cảnh tôi ngày xưa nghèo hơn cả những người nhưng tôi đi giúp đỡ thiện nguyện mùa covid vừa qua, nhưng chưa bao giờ tôi đầu hàng số phận.
Bạn nên đọc:
7 điều đàn ông cần “khắc cốt ghi tâm” khi thất bại
5 lời khuyên đắt giá cho đàn ông trước tuổi 30 bạn không thể bỏ qua
–
MENBACK.COM