Bạn sẽ trả lời thế nào nếu con bạn hỏi: “Vì sao mặt trăng luôn đi theo chúng ta” một cách trực quan và dễ hiểu nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải thích câu hỏi đó.
Dưới đây là một bức ảnh đen trắng, nhưng lại đẹp và chi tiết về một pha của Mặt trăng, trăng lưỡi liềm.
Nhiếp ảnh gia Wang Letian đã chụp bức ảnh này trên bầu trời Bắc Kinh vào tối 6/2, cho thấy trăng lưỡi liềm đầu tháng là thế nào.
Thường thì khi nhìn từ mặt đất bằng mắt thường, ta chỉ nhìn thấy hình lưỡi liềm ở bên phải của Mặt trăng mà không thấy được vùng tối mà ánh Mặt trời không chiếu sáng tới được.
Nhưng trong tấm ảnh này, ta thấy vùng vẫn còn bị bóng tối che phủ khi ánh sáng không tới được, và có một vệt sáng trong vùng sẫm đó.
Đó là trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được thu vào ống kính khi nó bay qua.
Vì sao mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết?
Từ nhỏ, mình đã luôn đặt ra câu hỏi vì sao mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết, tại sao cứ mỗi tháng Mặt trăng lại như thế, sau những đêm trăng tròn là những đêm đen tối và rồi trăng xuất hiện, từ từ, dần dần, từng mảnh của nó cho đến khi lại đầy đặn và sáng vành vạnh trên trời.
Sau này lớn lên rồi, đọc nhiều sách và xem các chương trình khoa học trên tivi, đã hiểu ra tại sao nó như thế.
Các pha của Mặt trăng (Moon phases) chính là một điệu nhảy vòng tròn của Mặt trăng với Trái đất khi Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Chuyển động quay của Mặt trăng quanh Trái đất trong một tháng (trong khi Trái đất quanh quanh Mặt trời trong một vòng rộng và lâu hơn, mất một năm) đã ảnh hưởng đến cách chúng ta ngắm Mặt trăng.
Mình nhận ra điều này từ hồi học cấp 1 thì phải, khi nhà có một quả địa cầu.
Dưới ánh đèn học là nguồn sáng duy nhất trong phòng và coi nó như Mặt trời, mình cầm một quả bóng cao su sẫm màu rồi chuyển động tay quay quanh quả cầu.
Thật tuyệt vời, dí sát mặt vào quả cầu và nhìn về phía quả bóng, mình thấy những phần được chiếu sáng và không chiếu sáng trên quả bóng ấy, tương ứng với các pha của Mặt trăng.
Đấy là một cách thực nghiệm trực quan đầy thú vị, dù không hẳn chính xác lắm về tỉ lệ quả cầu, quả bóng và ánh sáng của đèn, nhưng có thể giải thích được phần nào đó các hiện tượng như thế.
Vì sao mặt trăng luôn đi theo chúng ta?
Bạn có thể giải thích cho con bạn bằng cách trực quan này để chúng hiểu rằng, thực ra Mặt trăng chẳng đi đâu cả, chúng luôn ở đâu đó trên trời, quay quanh chúng ta, nhưng nó không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng của Mặt trời.
Và sở dĩ ban ngày ta không thấy được là bởi vì Mặt trời quá sáng, còn ban đêm Mặt trăng cũng vẫn ở một điểm nào đó trên trời.
Nếu trong đêm tối, ta vẫn không thấy nó chính là bởi vì vào đầu tháng, Mặt trời và Mặt trăng nằm thẳng hàng cùng một phía với Trái đất, nên khi đứng ở Trái đất, ta không thể nhìn thấy phần Mặt trăng được chiếu sáng bởi Mặt trời.
Nhưng vì trăng di chuyển quanh Trái đất, nên mỗi ngày qua, phần ánh sáng mỗi ngày lại lớn thêm lên, cho đến giữa tháng trăng tròn, khi Mặt trời và Trái đất nằm gần như trên một đường thẳng cùng phía với Mặt trăng. Cứ thế mãi.
Video dưới đây về hành trình di chuyển của trái đất, mặt trăng, mặt trời sẽ giúp chúng ta dễ hình dung hơn:
Hoá ra, trăng sáng hay tối là một trò chơi trốn tìm thú vị trên bầu trời.
Và từ khi tò mò với hiện tượng ấy khi còn nhỏ cho đến khi hiểu được quá trình tại sao điều đó xảy ra lúc ta đã lớn là một hành trình trưởng thành đầy thú vị của mỗi con người…
Hãy khám phá 10 sự thật thú vị về mặt trăng có thể bạn chưa biết.