Bạn đã từng gặp phải tình huống lỡ tay xóa mất thông báo trên điện thoại khi còn chưa kịp đọc, vậy có cách nào để xem lại lịch sử thông báo trên điện thoại Android hay không. Thông báo là thành phần quan trọng của mỗi chiếc smartphone, vì vậy rất sẽ rất khó chịu nếu bạn vô tình xóa chúng đi trước khi đọc. Do đó tính năng Notification History được giới thiệu trên Android 11 chính là nhật ký ghi lại mọi hoạt động thông báo mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Dưới đây là cách sử dụng tính năng này.

Bật tính năng lịch sử thông báo trên điện thoại Android 11
Tính năng Notification History không tự kích hoạt theo mặc định. Khi được bật lên, nó sẽ ghi lại mọi thông báo đã bị lỡ trong suốt 24 giờ qua, bao gồm cả thông báo của hệ thống và những cảnh báo đã tự xuất hiện và biến mất.
Bước 1: Trên điện thoại và tablet Android, gạt xuống từ đầu màn hình (một hoặc hai lần tùy vào từng thiết bị), sau đó bấm vào biểu tượng để mở menu Settings.

Bước 2: Chọn Apps & Notifications từ menu.

Bước 3: Bấm vào Notifications.

Bước 4: Từ trên đầu màn hình, chọn Notification History.

Bước 5: Cuối cùng, bật chế độ Use Notification History từ đầu màn hình.

Ban đầu nhật ký sẽ trống nhưng nó sẽ bắt đầu lưu trữ các thông báo sau khi tính năng được kích hoạt. Khi các thông báo được hiện ở trang nhật ký, bấm vào chúng để mở ứng dụng liên quan, giống như các thông báo thông thường.

Lần sau nếu bạn vô tình xóa một thông báo, bạn có thể vào phần này để xem lại những gì đã bỏ lỡ.
Bài liên quan
Cách tắt micro trên điện thoại để không bị nghe lén
Hãy thực hiện theo các bước đơn giản này để tắt quyền truy cập micro trên điện thoại di động, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân khi bạn đang sử dụng iPhone, Android hoặc...
Những cuốn sách hồi ký kinh doanh hay nhất bạn nên đọc
Những cuốn sách hồi ký kinh doanh của doanh nhân nổi tiếng hay nhất theo lựa chọn của anh Nguyễn Hạo Nhiên, nhà sáng lập công ty sách Ecoblader. Trong các loại sách về kinh...
Phối đồ với áo hoodie
Hoodie là một nhánh rẽ của sweatshirt nói chung, cũng tượng trưng cho tinh thần thể thao, vận động, có thể chen chân vào cả mảng workwear nữa. Tính ứng dụng của hoodie rất cao,...
Loại vật chất đắt nhất thế giới
Loại vật chất đắt nhất thế giới là hạt phản proton có giá 3,5 x 10 mũ 16 USD cho một gram. Sau hành trình 7 năm và gần 6,4 tỷ km, tàu vũ trụ...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Gadgets To Use