MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result

Trang chủ / Gia đình / Chồng cũ của mẹ (phần 2): “Lấy người quá tốt, cũng khổ lắm con ơi”

Chồng cũ của mẹ (phần 2): “Lấy người quá tốt, cũng khổ lắm con ơi”

Editor Thanh Nga
17/03/2021 - Cập nhật 10/07/2021
in Gia đình
chồng cũ của mẹ

Trong phần 1 của bài “Chồng cũ của mẹ”, rất nhiều người hỏi tôi rằng, một người tốt và tuyệt vời như ông Long, sao lại có thể trở thành “chồng cũ”. Bao năm nay, chính tôi cũng tự hỏi điều này và không thể trả lời được, vì đó là riêng tư của mẹ…

Một buổi chiều Xuân muộn, năm 2021, nhân chuyến về thăm, mẹ tôi cũng đã không ngần ngại trải lòng, câu chuyện vùi chôn trong quá khứ suốt 70 năm qua…

Các bạn có thể đọc phần 1 tại đây: Chồng cũ của mẹ (phần 1)

chồng cũ của mẹ

Chuyện của quá khứ

20 tuổi, mẹ về làm dâu nhà người, cách nhà mẹ 2 xã, ấy là vào năm 1954.

Cuộc hôn nhân bị động, đơn thuần chỉ là sắp đặt từ phía gia đình. Hồi đó, ông bà ngoại thấy anh thanh niên to cao đẹp trai, lại hiền lành siêng năng, chuyên làm nghề đan rổ rá, con mồ côi, nên rất thương, muốn gả con gái mình cho người ấy.

Mẹ về với ông, lấy rồi thì thương, thương rồi thì gắn kết. Ông làm đan lát, mẹ cũng đan lát, túc tắc cũng có cuộc sống ổn định, không đói, nhưng không giàu có gì.

Mẹ sinh cho ông hai người con gái, rất xinh đẹp.

Ông vốn mất cha mất mẹ từ nhỏ, sống với gia đình ông chú, coi chú như cha. Lại sống “làm con của vạn nhà”, vì thơ ấu cay cực được mỗi nhà cho nắm cơm con cá, thì cứ thế ông biết ơn rồi thương yêu tất thảy.

Có lần mẹ hỏi, sao ông lại thảo thoáng với mọi người như thế, ông nói, người cho mình mình cho người, trả cho nhau khi có cũng là cái nghĩa. Mẹ hiểu và tôn trọng lối sống đó của ông, dù trong lòng thì không vui lắm.

Vợ làm, chồng làm, cuối cùng thì cũng có ruộng, có bò to, có xe đạp, có đài nghe. Ông dù nhà nghèo con mồ côi, nhưng cốt cách thoáng đãng, nên căn nhà sắm sanh đầy đủ và không để cơm áo gạo tiền đè nặng tâm hồn.

Một con người có thể chủ động cách mình sống, nhưng khi thêm một người khác, sự chủ động ấy, nhiều lúc lại là phiền toái cho người kia. Và mọi vấn đề được bắt đầu từ đây.

Hai con bò lớn, ông cho chú và em con chú mượn để cày ruộng. Chiếc xe đạp cũng cho em gái con của chú đi. Những đồ đạc trong nhà, ông cứ lần lượt cho người thân sử dụng. Ông đúng nghĩa sống là để cho hết, không giữ lại cho mình.

Mang tiếng là “mượn” thế thôi, nhưng thực sự là mượn không thể đòi. Là phụ nữ, thấy mồ hôi nước mắt của mình và chồng mình bị chiếm dụng thì lên tiếng đòi công bằng.

Gia đình chú ông đã không trả lại còn nói nặng lời, thậm chí đánh mẹ. Nhưng mẹ buồn nhất vẫn là cách cư xử của ông: Đã không bảo vệ mẹ, lại còn khuyên mẹ thôi của mình cũng như của chú, ai dùng chẳng được.

Mẹ hỏi ông: “Anh cứ như này, có ngày cả nhà chết đói, có ai thương mình không?”. Ông im lặng.

Thời gian cứ trôi. Ông thì vẫn thế, tốt vô điều kiện. Mẹ thì cứ thế, nỗi buồn càng nhiều thêm. Cuộc sống của một người vốn không giải toả được những buồn bực, rất mệt mỏi. Năm đó, chị thứ 2 bệnh nặng, cần tiền để lo thuốc thang, không đủ.

Chị mất. Mẹ bị trầm cảm nhiều tháng. Đến sau mẹ nói, anh ơi anh làm ơn làm phúc đừng có tốt thế nữa được không, con mất không đủ tiền thuốc, anh đừng thế nữa. Không thì em về với bố mẹ, anh ở đây sống với gia đình anh đi…

Ông nói, mượn lời một câu ca dao để trả lời mẹ: “Người ăn người ở người đi/ Ta ăn ta ở cậu dì của ta”

Mẹ bảo: “Thế thì ông cứ ở với cậu dì của ông đi. Tôi không còn gì để nói”

Mẹ dắt chị đầu về nhà bà ngoại, không ngoái đầu trở lại. Mấy năm sau, mẹ gặp bố tôi và nên duyên.

Khi bỏ nhau, đàn ông vẫn giữ các thói quen sống như khi còn vợ. Còn phụ nữ, sẽ ra đi khi đã không còn cảm xúc. Mẹ tôi tính vốn lạnh, bỏ là bỏ. Nhưng ông thì khác, vẫn thương, vẫn nhớ đến mức đổ bệnh, phải vào viện tâm thần.

Mẹ đi rồi, ông cũng chẳng màng đến cuộc sống gia đình nữa, như cậu bé từng không có gia đình suốt từ thơ ấu. Khỏi bệnh, ông lại thúng mủng rổ rá lên đường đan lát. Và ông tìm mẹ…

Gặp lại nhau, mẹ đã con bồng con bế chặng đời tiếp theo. Ông khóc một trận như chưa từng được khóc. Rồi ông cất bước đi, không nói gì cả.

Chính bố tôi là người giữ ông ở lại với gia đình, như một người bạn của gia đình. Bố bảo, đang chiến tranh loạn lạc, ông đi đâu bây giờ? Ngoài đường la liệt người chết vì bom vì đạn, thôi thì hãy cứ ở đây, tôi cũng chẳng nghĩ gì, bà ấy tính thế nào cả tôi và ông đều hiểu…

Thế là ông ở lại. Một ông làm mộc. Một ông đan lát. Bà thì cơm nước. Hai người đàn ông đến trước và đến sau trong cuộc đời một người đàn bà, lại trở thành một đôi bạn thân. Họ cùng nhau vượt qua chiến tranh, vượt qua những khó khăn của đời sống.

Ông ở ít bữa ông lại đi, hết xuôi rồi ngược, rong ruổi cuộc đời mình. Nhưng mỗi lần tìm một nơi để về, thì ông về nhà tôi, ông mặc định như đó là chốn trở về của ông.

Rồi ông đi một chuyến cuối cùng trong đời, mãi mãi không về nữa, vào năm 1993, khép lại cuộc sống gió mây, bỏ lại những có những không những được những mất lại cho cuộc đời.

Ông chẳng có gì cả về vật chất trong đời, nhưng lại là người đàn ông có nhiều nhất.

Nhớ về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với ông, mẹ tôi nói: “Thực sự thì, lấy người tốt là trời cho, nhưng lấy người quá tốt, cũng khổ và thiệt thòi lắm con ạ”.

Chuyện hôn nhân sống cùng con lợn đực, ắt là con lợn cái
Gia đình

Chuyện hôn nhân: sống cùng con lợn đực, ắt là con lợn cái

Hôm nay mình có nói là sống cùng con lợn đực, ắt là con lợn cái. Một bạn khác nhảy...

Read moreDetails
Đàn ông tuổi 30-40
Sự nghiệp

Đàn ông tuổi 30-40: Bạn đã sẵn sàng dẹp bỏ ảo tưởng để sống một cách thông minh có chiến lược?

Tuổi 30 đến 40 là một cột mốc lặng lẽ, không ồn ào như tuổi đôi mươi, cũng chưa đủ...

Read moreDetails
Tự do
Sự nghiệp

Tự do thực sự là gì?

Tự do là khát vọng sâu sắc nhất của con người, là ngọn lửa cháy bỏng trong tâm hồn mỗi...

Read moreDetails
Trần Đình Long
Kinh doanh

Cảm hứng Trần Đình Long: Tay trắng dựng đế chế thép

Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, là biểu tượng của doanh nhân Việt Nam với hành trình...

Read moreDetails

–

TẠP CHÍ MENBACK

Nguồn: Hoàng Nguyên Vũ
Xem thêm trong chủ đề: Hôn nhânTình cảm vợ chồng

Bài viết nổi bật

Áp lực của đàn ông

Những áp lực của đàn ông

Áp lực của đàn ông trong cuộc sống, kiếm tiền, trở nên thành công và giàu có là vô cùng...

Bài viết cùng chủ đề

Khi trái tim chọn yêu một người phụ nữ rực rỡ
Phong cách sống

Khi trái tim chọn yêu một người phụ nữ rực rỡ

Làm gì khi chồng ngoại tình
Gia đình

Làm gì khi chồng ngoại tình: Đây là hành động phụ nữ khôn ngoan

Tình yêu vĩnh cửu
Phong cách sống

Tình yêu vĩnh cửu không tự có mà do chính chúng ta cùng nhau tạo nên

Marriage Story Review
Giải trí

[Review phim] Marriage Story – Hạnh phúc thật mong manh

Đàn ông
Sự nghiệp

Nội tâm đàn ông: sắc dục, ngoại tình và hôn nhân

Vì sao các cặp vợ chồng ngày càng ly hôn nhiều hơn
Gia đình

Vì sao các cặp vợ chồng ngày càng ly hôn nhiều hơn?

Bài viết mới

Đàn ông tuổi 30-40: Bạn đã sẵn sàng dẹp bỏ ảo tưởng để sống một cách thông minh có chiến lược?

Tự do thực sự là gì?

Cảm hứng Trần Đình Long: Tay trắng dựng đế chế thép

Vì sao con người vẫn hút thuốc dù biết rõ tác hại của nó?

Phong cách đàn ông: Bí quyết để định nghĩa sự tự tin và nổi bật

12 kiểu quần dành cho nam giới hiện đại và sự khác biệt của chúng

“Chúng tôi tiên phong định hình bản sắc và truyền cảm hứng cho thế hệ đàn ông Việt Nam: trí tuệ, bản lĩnh, mạnh mẽ, phong cách, và giàu khát vọng dựng xây quê hương đất nước.”

  • Thời trang
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Phong cách sống
  • Xe cộ
  • Đồng hồ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Không gian sống
  • Sách hay
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Giải trí
  • Gia đình
  • Tình yêu
  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Sự nghiệp
  • Kinh doanh
  • Phát triển bản thân
PHÁI ĐẸP
THƯ VIỆN
VIDEO
ẢNH
#SERIES:
  • Cảm hứng từ Nhân vật
  • 30 ngày để trở thành người đàn ông tốt hơn
menback

© 2025 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Tạp chí Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
×
Sale 50%

Add New Playlist

  • TRANG CHỦ
  • THỜI TRANG
  • SỨC KHỎE & THỂ HÌNH
  • CHĂM SÓC & LÀM ĐẸP
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • PHONG CÁCH SỐNG
  • XE CỘ
  • ĐỒNG HỒ
  • CÔNG NGHỆ
  • THỂ THAO
  • DU LỊCH
  • KHÔNG GIAN SỐNG
  • TÌNH YÊU
  • HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
  • VĂN HÓA
    • SÁCH HAY
    • NGHỆ THUẬT
    • ÂM NHẠC
    • ĐIỆN ẢNH
    • GIẢI TRÍ
  • KINH DOANH ĐẦU TƯ
  • SỰ NGHIỆP
  • PHÁI ĐẸP

© 2025 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Đề nghị ghi rõ Nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này. Liên hệ hợp tác: media@menback.com