Khi biết được rằng có một bộ phim Việt Nam thắng được giải cao tại liên hoan phim Busan, tôi đã rất trông đợi ngày được xem Ròm của đạo diễn trẻ Trần Thanh Huy.
Ròm – ngôn ngữ điện ảnh xuất sắc
Câu chuyện của Ròm rất đơn giản, ai cũng có thể hiểu được. Thế nên, ở bài viết này, tôi sẽ tập trung nói về điểm độc đáo nhất, cũng đồng thời là thứ khiến Ròm được giải tại liên hoan phim Busan – ngôn ngữ điện ảnh.
Thật ra Ròm vốn không phải là một bộ phim về vấn nạn cờ bạc hay cho vay nặng lãi. Mà là một bộ phim nói về Nghèo, cụ thể hơn, là cách mà sự nghèo ép người ta phải đi vào những hoàn cảnh khốn cùng như thế nào.
Nghèo là bánh răng trung tâm, tạo ra hoàn cảnh, cá tính và cách hành xử của từng nhân vật. Chính đạo diễn cũng cực kỳ khéo léo khi có thể chọn ra những khoảnh khắc đậm tính điện ảnh, nhưng đồng thời lại đau lòng đến mức khiến người xem trào nước mắt về số phận của mỗi nhân vật.
Giống như cảnh mà Ròm và Phúc, hai đứa trẻ mồ côi, chạy đua với nhau trên hai làn cầu vượt song song, bởi vì đứa nào chạy về xóm trước, bán được tờ giấy kết quả xổ số, thì mới có tiền ăn ngày hôm đó. Sự oan nghiệt trong cuộc đời của hai đứa trẻ bị xã hội vứt bỏ đó vẫn sẽ luôn tiếp diễn cho đến ngày cả hai cùng lớn lên. Mỗi ngõ đều chỉ cần duy nhất một tay cò đề, và đứa này kiếm được, thì đứa kia không có gì.
Tôi rất thích những góc quay hất ngược từ dưới để đặc tả Ròm, một cậu bé không cha không mẹ, sống giữa khu ổ chuột, hàng ngày thường lên mái nhà nằm nhìn về bầu trời vô định.
Đó là một cảnh quay thực sự lột tả được bản chất của nhân vật, bơ vơ giữa đất trời và nghèo đến mức không có gì cả. Tất cả đều là ý đồ của đạo diễn, để nói về cách một con người bị mắc kẹt giữa số phận, cùng cực đến mức không biết là mình có thể làm gì để cứu lấy bản thân.
Những khung hình của Ròm, dù được thực hiện tại những bối cảnh vốn chẳng có gì hào nhoáng, nhưng bố cục hình ảnh trong đó lại không hề cẩu thả. DOP (Director of Photography) của Ròm làm mới những khung hình đó mà các góc nghiêng độc đáo, khiến cho câu chuyện của Ròm luôn đem lại một cảm giác lôi cuốn dành cho người xem.
Tôi nghĩ những người đã từng nợ nần đều sẽ hiểu cảm giác của tiếng đàn quặn bụng xuất hiện nhiều lần trong phim. Đó là cảm giác của nỗi sợ, sợ hãi trước việc phải xoay được một số tiền mà mình không hề có, sợ hãi trước những thứ sẽ xảy ra nếu không kiếm được số tiền ấy. Sự sợ hãi đó là thứ khiến con người phát điên và lúc cùng quẫn, họ buộc phải làm một điều ác độc với một con người khác.
Đó là hoàn cảnh chung trong cả khu hẻm ổ chuột tồi tàn của bộ phim. Tất cả mọi người ở đó đều đánh đề, không phải bởi vì họ ham cờ bạc, mà vì đó là điều bất ngờ, hay một thứ phép màu nho nhỏ duy nhất có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Những con người đó từ đầu đến cuối vẫn chẳng thể đổi đời, họ chỉ đi từ cảnh khốn cùng này đến sự khốn nạn khác.
Đó là ngôn ngữ điện ảnh của Ròm, thứ khiến một câu chuyện về Nghèo trở nên có chiều sâu, giúp nó trở thành một bộ phim không cần đặt nhiều sức ép lên khả năng diễn xuất của diễn viên mà vẫn truyền tải được ý đồ của đạo diễn.
Hãy cứ ra rạp để dõi theo những khung hình nghiệt ngã và đôi lúc là tàn nhẫn đến lạnh sống lưng của bộ phim này. Tôi nghĩ, nếu là người Việt, nhất định bạn sẽ cảm nhận được.
Bài liên quan
Cái mặt bể của Michael Corleone, tuyệt tác “Bố Già” của Mario Puzo
Ai xem phim hay đọc truyện "Bố Già" đều biết chi tiết Michael Corleone bị tay đại úy cảnh sát Mc Closkey đấm vỡ hàm. Một cú đấm không chỉ làm thay đổi số phận...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
Bộ phim quay trong suốt 8 năm
Ròm là một bộ phim được quay trong suốt 8 năm. Cậu bé diễn vai Ròm hồi nhỏ cũng chính là diễn viên thủ vai Ròm ở tuổi thiếu niên sau này. Một phần vì gương mặt của Ròm là một nét đặc trưng đến mức gần như không thể tìm được diễn viên thay thế. Phần còn lại là cách mà đạo diễn đã dám đi một chặng đường dài như thế cho tác phẩm của mình. Đây là kỹ thuật đã từng xuất hiện ở thế giới nhưng chưa từng có ở Việt Nam.
Giải của Ròm tại liên hoan phim Busan là giải New Currents (dòng chảy mới). Đây là giải được trao đồng thời cho hai bộ phim của hai đạo diễn mới. Cùng thắng giải với Ròm trong năm 2019 là phim của một đạo diễn trẻ khác người Iraq.
Giống như tên gọi của giải thưởng, đây là giải được trao cho những đạo diễn trẻ có ngôn ngữ điện ảnh xuất sắc nhất và phim tranh giải phải là phim thứ nhất hoặc thứ hai trong toàn bộ sự nghiệp của họ.
Việc Ròm thắng được giải lớn đến như vậy tại liên hoan phim Busan là một điều cực kỳ vinh dự. Nhưng tôi tin rằng, chỉ riêng điều đó thì vẫn chưa đủ để tạo ra một đạo diễn tên tuổi mới dành cho Việt Nam.
Phim Việt trước giờ vẫn đặc biệt yếu ở phần diễn xuất. Những gương mặt đẹp và thị trường thì không thể tạo ra được một nhân vật cá tính. Những diễn viên có thực lực nhưng kém về nhan sắc lại luôn bị khán giả bỏ qua.
Ròm thực sự là một bộ phim mà chỉ riêng câu chuyện của nó đã gánh gần như mọi thứ về áp lực diễn xuất của phim. Đó cũng là một bối cảnh không tốn quá nhiều tiền đầu tư sản xuất để tạo ra những khung hình lóng lánh.
Cũng là ngôn ngữ điện ảnh của Trần Anh Huy, nhưng khi chạm đến những chủ đề mới hơn, không biết khi đó liệu anh có giữ được đúng phong độ của mình và lại làm ra được một tác phẩm xuất sắc nữa như Ròm hay không?
Hôm nay tôi thấy rất nhiều khán giả đã ra rạp để xem Ròm. Hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có nhiều đạo diễn làm được điều ấy.
Bài liên quan
5 bộ phim có cảnh khiêu dâm bị hạn chế phát hành trên Thế giới
Ranh giới giữa phim 18+ nghệ thuật và thể loại khiêu dâm là như thế nào bạn có bao giờ đặt câu hỏi chưa? Một bộ phim có thể có nội dung rất hay nhưng...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Lu | Mannup