Cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine dù chưa đi tới hồi kết nhưng cũng đã chính thức xác lập ra một giai đoạn chiến tranh mới trên toàn cầu.
31 năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, thế giới giờ lại tiếp tục bước vào giai đoạn Chiến Tranh Kinh Tế. Cụ thể hơn, mục tiêu của nhiều bên trong giai đoạn này sẽ là phá bỏ thế độc tôn của nước Mỹ và sâu xa hơn là huỷ đi hệ thống PetroDollar mà nước Mỹ đã dùng để thu hoạch của cải trên toàn thế giới suốt vài thập kỷ vừa qua.
Để nhìn rõ mọi việc, chúng ta nên nhìn lại về thời điểm mà Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Có câu nói rằng: “Những người chiến thắng thật sự trong Thế Chiến Thứ Hai không phải là phe Đồng Minh, mà phải là các nhà kinh tế học”. Việc đứng ngoài bán vũ khí đã thu về cho nước Mỹ lợi nhuận khổng lồ. Không chỉ dừng lại ở đó, để kéo dài cuộc chiến, Mỹ thậm chí đã còn cho Đức vay 32 tỷ đô, đồng thời chuyển giao nhiều công nghệ giá trị. Mục đích sau cùng của người Mỹ là kéo dài chiến tranh tại châu Âu, làm suy yếu lục địa già về mọi mặt rồi từ đó, thu hút nguồn đầu tư và nhân tài từ khắp nơi về nước Mỹ.
Những điều mà Mỹ đạt được trong Đệ Nhị Thế Chiến đã đưa nước Mỹ vươn lên trở thành siêu cường số một địa cầu với nền kinh tế lớn và tân tiến hàng đầu, bên cạnh đó là tiến bộ về khoa học để đưa công nghệ quân sự vượt xa tất cả các nước còn lại. Từ đó, họ bắt đầu bành trướng ảnh hưởng bá quyền của mình đi khắp nơi.
Dù hay rao giảng về tự do và nhân quyền, nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới đến nay, Mỹ đã dùng ảnh hưởng của mình tới Liên Hợp Quốc để danh chính ngôn thuận đưa quân vào can thiệp tại nhiều quốc gia, phát động gần 100 cuộc chiến lớn nhỏ ở khắp mọi nơi.
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ còn tận dụng chính sách chia để trị kiểu tư bản. Họ sẽ kích động chiến tranh tại một khu vực để bán vũ khí, sau đó bán kèm cả các hợp đồng bảo kê trên danh nghĩa đưa quân thường trú vào bảo vệ với chi phí cực cao.
Ngày trước tôi từng rất thích nước Mỹ về những tiến bộ của họ, nhưng đến khi tìm hiểu được nhiều hơn. Tôi nhận ra đường lối ngoại giao của nước Mỹ chính xác là một nhân vật kiểu Nhạc Bất Quần trong truyện Kim Dung. Bên ngoài thì đạo đức giả, bên trong thì thâm độc và thủ đoạn. Nếu bạn từng nghĩ là Tàu rất thâm thì Mỹ thậm chí có nhiều thứ còn thâm hơn.
Không có đất nước nào thích chiến tranh hơn nước Mỹ, bởi vì đó là cơ hội vàng để bán vũ khí. Trong số 10 tập đoàn công nghệ quân sự hàng đầu thế giới thì có đến 8 là của Mỹ. Chiến tranh lại thường hay đi kèm với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến cho giá dầu lên cao, và khi đó, hệ thống PetroDollar sẽ càng khiến Mỹ trở nên giàu có.
Từ những năm 90, nước Mỹ đã từ bỏ chế độ bản vị vàng – định giá đồng Dollar dựa trên vàng, để có thể tự do in tiền và điều chỉnh chỉ số lạm phát trong nước. Về một mặt thì đây là nước đi cần thiết của tất cả mọi quốc gia. Tuy nhiên, người Mỹ nhận ra rằng dầu mỏ mới là dạng tài nguyên được trao đổi nhiều nhất trên toàn thế giới. Từ bây giờ, người Mỹ muốn gắn liền giá trị của đồng Dollar với dầu.
Năm 1991, Mỹ đạt được một thoả thuận với Ả Rập Saudi, đất nước xuất khất dầu mỏ lớn nhất thế giới để từ giờ họ sẽ bán dầu bằng Dollar. Trong mắt các nước xuất khẩu dầu khí lúc ấy thì họ cũng muốn vàng đen của mình được chống lưng bởi nền kinh tế số một thế giới. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1974 đã chứng kiến giá dầu giảm tới mức không thể tưởng tượng nổi và họ không muốn lặp lại hoàn cảnh ấy.
Hệ thống PetroDollar từ đó bắt đầu ra đời, nhưng những gì xảy ra sau đó mới là thứ khiến thế giới phải há mồm trước trí tuệ của người Mỹ.
Bằng việc tạo ra chiến tranh, khủng hoảng thường sẽ đưa giá dầu leo thang. Khi đó, các nước khác sẽ phải mua nhiều Dollar hơn để mua dầu thô. Hoạt động trao đổi ngoại hối sẽ khiến đồng Dollar của Mỹ luôn có giá trị quy đổi tốt so với những đồng tiền khác trên toàn thế giới, đồng thời biến đồng Dollar trở thành một dạng tài sản mà tất cả mọi người đều tích luỹ dự trữ.
Khi tỷ giá đồng Dollar cao, Mỹ sẽ đạt được thặng dư thương mại cao hơn. Chính xác là hàng hoá xuất khẩu của họ sẽ có giá trị cao hơn còn nhập khẩu sẽ tốn ít tiền hơn. Người ta gọi đó là cách mà người Mỹ sử dụng hệ thống PetroDollar để thu hoạch của cải trên toàn thế giới… Hay đúng hơn là thủ đoạn gian xảo của nước Mỹ để giao thương theo lối cướp bóc.
Mỗi lần nước Mỹ chuẩn bị vỡ nợ vì nợ công quá cao, Mỹ sẽ chủ động phát động một cuộc chiến nào đó trên thế giới. Hệ thống PetroDollar sau đó sẽ giúp nước Mỹ thâu tóm một lượng của cải lớn và trả nợ dễ dàng. Tuy nhiên, lần này người ra đòn trước lại là Putin.
Có vẻ như người Nga đã có chủ đích trong việc kéo dài cuộc chiến tại Ukraine để làm mồi nhử cho hàng loạt đòn trừng phạt về kinh tế của Mỹ và Tây Âu. Đúng như những gì Putin đã nói “Nước Nga có thể tồn tại mà không cần thế giới, nhưng thế giới sẽ không thể tồn tại nếu không có nước Nga”.
Càng trừng phạt Nga nặng hơn thì các nước Tây Âu lại càng chịu nhiều thiệt hại về kinh tế. Bản thân nước Mỹ, để đảm bảo an ninh năng lượng cho mình, giờ đây cũng phải chạy đôn đáo khắp nơi để tìm kiếm nguồn cung mới về dầu mỏ. Thậm chí, họ còn ê mặt đến mức gỡ bỏ cấm vận của Iran để hỏi mua dầu.
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng như thế này, cường quốc xuất khẩu dầu mỏ số một thế giới là Ả Rập Saudi lại ký với Trung Quốc một thoả thuận về việc trao đổi dầu mỏ bằng đồng Nhân Dân Tệ.
Sự kiện này sẽ chưa thể phá bỏ hoàn toàn hệ thống PetroDollar nhưng nó sẽ khiến dầu mỏ không bị phụ thuộc vào đồng tiền của người Mỹ nữa. Nếu như nền kinh tế của Mỹ sẽ rơi vào khủng hoảng vào một ngày nào đó trong tương lai gần thì người Ả Rập ngay lập tức sẽ chuyển hướng sang hệ thống PetroYuan thay vì PetroDollar như trước đây để bảo vệ mình.
Khi phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng trong nay mai, thậm chí không còn ưu thế tuyệt đối của hệ thống PetroDollar, nước Mỹ rồi sẽ ra sao? Điều này chúng ta sẽ còn phải tiếp tục theo dõi thì mới có thể biết được.
Những dân tộc có cốt cách thì sẽ không bao giờ chịu cúi đầu, dù đó là người Đức, người Nga hay người Trung Hoa. Tất cả những đất nước từng khó chịu vì sự o ép của người Mỹ rồi sẽ còn làm nhiều hơn nữa để nhìn thấy vị trí độc tôn của nước Mỹ sụp đổ.
Nhưng đừng quên, vài ngày trước, Ả Rập Saudi đã cử bộ trưởng bộ ngoại giao là hoàng thân Faisal bin Farhan Al-Saud sang thăm Việt Nam. Tôi tin rằng vận mệnh của đất nước trong 50 năm tới sẽ chuẩn bị bước vào một chặng đường khởi sắc.
- Tóm tắt nhanh lịch sử nước Mỹ
- Vì sao Nga quyết tâm mở chiến dịch quân sự ở Ukraine?
- Quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine