Nga, gã khổng lồ trong ám ảnh địa chính trị và sự sợ hãi thầm kín.
Tại sao Nga phải mạnh mẽ với Ukraine như thế? Tại sao Nga quyết định khô máu mở chiến dịch quân sự ở Ukraine dù biết rõ hậu quả sẽ bị phương Tây, Mỹ và thế giới chỉ trích lẫn cô lập? Tại sao tất cả đều có thể gia nhập NATO, trừ Ukraine và Belarus?
Hãy đi tìm lịch sử, vì chỉ có lịch sử mới giải thích cho bạn căn nguyên mọi vấn đề. Nhưng với Nga, bạn còn phải đi tìm ở địa lý. Menback chia sẻ tới các độc giả một bài viết của tác giả Dũng Phan – tác giả của cuốn sách “Sử Việt – 12 khúc tráng ca” để tìm hiểu nguyên nhân Nga tấn công Ukraine và có thêm những góc nhìn về sự kiện nóng nhất thế giới hiện nay.
Đầu tiên, hãy nhìn lên bức ảnh mà tôi dùng để minh hoạ đây. Bạn chú ý 3 toạ độ:
- Toạ độ của nước Nga, bự nhất.
- Toạ độ của Ukranie, điểm nóng nhất.
- Và toạ độ màu đỏ mà tôi gán định vị vào. Vị trí ấy chính là Biển Đen.
Địa lý – nỗi sợ thầm kín của nước Nga
Chúng ta nghĩ gì khi nhìn bản đồ này sẽ quyết định cho khác biệt của chúng ta với việc người Nga nghĩ gì khi nhìn biểu đồ đó? Giải đáp được câu hỏi này, là hiểu vì sao tôi nói “sự sợ hãi thầm kín’’ ở đầu bài viết.
Có một đặc điểm chung của các cường quốc lục địa, từ cổ chí kim, đấy là đều luôn luôn ở trạng thái không được an toàn nếu như biên giới của họ không phải là biển.
Nhưng như chúng ta thấy ở trên hình, đường duy nhất của Nga ra biển chính là Bắc Cực. Có nghĩa là… hoàn toàn vô dụng trong việc đi ra thế giới ở phía Bắc.
Họ mang cái sự mong manh của địa lý, và vô dụng của biển băng đó vào trong tâm tính của dân tộc. Vì các cường quốc chỉ có 2 lựa chọn, hoặc họ sẽ ăn tất cả những gì quanh đường biên giới cho đến khi tìm thấy sự an toàn (biển), hay sự phụ thuộc (một quốc gia bên cạnh không còn chống đối). Nếu không làm được điều đó, thì chính họ sẽ bị nuốt chửng.
Lãnh thổ lớn nhưng quá lạnh, quá khô đối với việc định cư lâu dài ở phía Bắc. Cái lạnh khắc nghiệt đã khiến người Nga phải hung bạo để tồn tại.
Bạn luôn thấy người Nga có gì đó thô lỗ hơn, mạnh mẽ hơn so với các nước Châu Âu khác. Vì địa lý và thời tiết khắc nghiệt, thiên nhiên hung dữ, sự thiếu thốn thực phẩm đã trui rèn tính cách dân tộc.
Nga hiểu tính địa chính trị mong manh đó của mình, là an toàn ở phía Bắc nhưng vô dụng trong giao thương. Ngược lại sẽ mất tất cả nếu phần phía nam bằng phẳng bị tấn công. Đó là nỗi sợ hãi thầm kín của người Nga, một cường quốc lục địa rộng lớn nhất thế giới, trải dài 145 kinh độ từ 25 đến 170.
Bề ngoài thì hoành tráng, nhưng bên trong thì mong manh, và không có đường biển đi ra thế giới Á-Âu sôi động. Biển Đen chính là lối thoát độc đạo của họ để bước chân ra Địa Trung Hải. Phía Nam chính là thịnh vượng, và không bị đẩy vào từng nhóm trong rừng để sống với thú dữ và cái lạnh cực đoan.
Biển Đen sau khi Liên Xô tan rã thì lại thuộc về Ukraine.
Tức là Ukranie nắm đúng 2 yết hầu của Nga: yết hầu thứ nhất là biển Đen – biển duy nhất mà Nga có thể có được. Và yết hầu thứ hai là có biên giới vùng đệm với Phương Tây để Nga được bảo vệ an toàn trước những kẻ thù hàng trăm năm của họ đến từ Tây Âu.
Tất cả những hành động quân sự của Nga đều xuất phát từ cái địa chính trị đặc biệt đó. Hãy nhớ lại và bạn sẽ thấy sự trùng lặp của người Nga.
Nga xông vào vùng đất chết Afghanistan để chia “bàn cờ lớn” với Anh hòng tìm cách đến với Ấn Độ Dương, họ tấn công Mãn Châu để ngăn chặn Trung Quốc đi ngược trở lên phía họ, và họ cũng giành giật với Pháp, Đức trong thế kỷ 19, 20 ở các nước Đông và Trung Âu cũng để bảo vệ cho cái biên giới mong manh ấy.
Và gần nhất, còn nóng hổi trước khi vụ Ukraine xảy ra. Năm 2014, Nga sáp nhập Crimea (Crưm) và Sevastopol để đặt chỗ đứng cho hạm đội Biển Đen khét tiếng của mình.
Khi NATO luôn mở rộng về phía Đông, đó chẳng khác gì chọc yết hầu vào cổ người Nga về địa chính trị. Đến khi họ chọn lấy Ukraine thì còn nguy hiểm với Nga hơn nữa, vì Ukraine và Nga còn chia sẻ với nhau cả lịch sử.
Đặc điểm con gái Nga và 10 điều thú vị khác tôi thấy ở “hành tinh Nga”
Chia sẻ với mọi người một vài đặc điểm hay ho về gái Nga và một vài chuyện mình từng...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreLịch sử Nga và Ukraine
Cách đây mấy ngày, tick xanh của trang facebook bộ ngoại giao Mỹ đưa ra một bức ảnh troll rằng vào thế kỷ 12, Kiev đã là một thành thị nhỏ, nhưng Moscow chỉ có rừng cây. Nga đáp lại màn cà khịa trên bằng cách chế bức ảnh vào thế kỷ 14, Moscow là thành thị, còn Washington là rừng cây. Bỏ qua tính giải trí trên thì có một sự thật lịch sử là Kiev chính là buổi đầu lịch sử của nước Nga, Ukraine và Belarus.
Họ chính là nước Rus Kiev của người Rus, vương quốc là chính là tổ chức xã hội đầu tiên có tính chất cường quốc ở Đông Âu. Vào thế kỷ XI, nước Rus Kiev bao gồm Belarus, Ukraine và phía Tây nước Nga ngày hôm nay, giao thương với đế chế Byzantine và những người Viking tới từ Scandinavia.
Quốc gia này hưng thịnh cho đến giữa thế kỷ XIII thì họ bị gót giày Mông Cổ giẫm nát. Người chỉ huy tài ba đó của quân Mông Cổ chính là Bạt Đô, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Cả Kiev và Moscow đều bị Bạt Đô phá huỷ trong chiến dịch này.
Tóm lại, đọc đến đây thì bạn hiểu được 2 điều: cả Ukranie, Nga đều có chung ngôn ngữ, sắc tộc, nguồn gốc và cả tôn giáo. Cùng với Belarus, đây là 3 quốc gia sinh ra từ trong một bọc trứng.
Những năm tiếp theo, sau khi Mông Cổ suy yếu, nhờ vị trí của mình mà Moscow dần dần thay thế Kiev trở thành trung tâm quyền lực mới của vương quốc.
Đó cũng là lúc một nhân vật hùng tài đại lược của người Nga đã xuất hiện, người tôi nghĩ rằng đã tạo ra tư duy của tất cả các đời lãnh đạo của Nga sau này, đó là Ivan hung bạo (nghe tên là hiểu hàng rồi).
Ông là một kẻ chinh phục! Một kẻ giải quyết cho người Nga những ràng buộc khi là tù nhân của địa lý. Và đương nhiên, cũng là một độc tài như cái tên: khát máu và tàn bạo. Chiến đấu, chiến đấu không ngừng, mở rộng, mở rộng không ngừng, cho đến khi trở thành một cường quốc trải dài 145 kinh độ.
Trong 4 thế kỷ đằng đẵng ấy, luôn có Kiev cạnh Moscow.
Người Nga đã đi lên từ như thế, từ hèn đớn trong rừng sâu, sợ hãi và chiến đấu với thú rừng, lập nên vương quốc, bị đô hộ, rồi bành trướng ra để tìm lấy sự sống.
Người Nga ngoan cường mà cũng hung bạo, dữ dội trong vệ quốc, đều vì sợ hãi mơ hồ trong tâm thức có sự di truyền từ thời tổ tiên. Tính cách này, phần nào giống với người Việt Nam.
Rất nhiều đế quốc đã vùng lên và chết đi. Nhưng Nga là quốc gia chết và hồi sinh nhiều lần. Lần gần nhất Nga chết là năm 1991, và giờ Nga hồi sinh. Lần chết này của họ chứng kiến Kiev – Ukraine bị tách khỏi tay mình. Đấy không khác gì việc bị tách khỏi cái nôi lịch sử của dân tộc.
Không sao, họ vẫn có sự sát cánh bằng ngoại giao. Nhưng điều gì đã xảy ra trong 30 năm qua, cái nôi cứ xa dần, Kiev của người Rus bị phương Tây gõ cửa từng ngày.
Địa chính trị mong manh, lịch sử bị vây hãm, tính cách dân tộc trỗi dậy, và Nga động binh khi hoàn cảnh thế giới đã gật đầu với họ.
Còn đây là quan điểm chính thức của Việt Nam về xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tìm hiểu thêm:
- Lịch sử Hoa Kỳ: Tóm tắt nhanh lịch sử nước Mỹ
- Đế quốc Anh và lịch sử hình thành đế quốc mặt trời không bao giờ lặn
- Đế quốc Ottoman – Dấu ấn 600 năm trong dòng chảy lịch sử nhân loại
- Taliban và Afghanistan: Toàn cảnh lịch sử cuộc chiến
- Ngọn ngành nguồn gốc xung đột Israel và Palestine