Bỗng nhiên tôi phát hiện ra trên một số mục Wikipedia tiếng Việt về Phật giáo, một vài người dùng tận tụy – có lẽ tại Việt Nam – đã thay các từ “đạo Phật” bằng “đạo Bụt”.
Đó là một cách gọi xưa của người Việt, và thường được khuyến nghị gọi bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong một lý giải ngắn gọn, ông nói rằng mình “nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật”.
Lý giải dài hơn, thì có một lý thuyết về việc chữ Bụt là chuyển ngữ chính xác của Buddha (ngay cả trong tiếng Hán), và người Việt vẫn sử dụng từ này cho đến tận đời Trần, và chữ “Phật” chỉ được mượn sau khi quân Minh sang chiếm.
Lý thuyết này của sư Nhất Hạnh, không tạo hòa thuận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ lắm. Nhưng nó tạo ra cảm hứng tốt cho rất nhiều người. Nói như một nhà nghiên cứu lão thành tôi chơi, “gọi thế nó thú vị”.
Cái việc mà một vài users đang sửa các đầu mục Wikipedia, tôi không có đánh giá. Có một vài cảm xúc tích cực. Đầu tiên là nỗ lực – tạm dùng từ nỗ lực thôi nhé – bảo tồn dân tộc tính thì bao giờ cũng đẹp. Sau đó là cảm nhận man mác rằng người ta đang quan tâm đến Phật giáo nhiều hơn ở khía cạnh nền tảng, về các lý thuyết.
Chuyện này tốt thôi. Vì bạn biết đấy, ngày nay người quan tâm đến Phật giáo thì nhiều nhưng rất đông là quan tâm bản photo quote, nhặt nhạnh các đoạn “lời răn” không rõ nguồn gốc gì đó, đôi khi sai lạc, trên mạng đem về trích như thật, đăng kèm ảnh đồ họa đức Như Lai hoặc hoa sen cinematic. Họ không đọc kinh sách. Tôi khá phiền với CLB này.
30 bài học vi diệu trích dẫn từ ‘Muôn kiếp nhân sinh 2’ làm thay đổi cuộc sống của bạn
"Muôn kiếp nhân sinh 2" tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu của doanh nhân New...
Nhưng hãy nói về dân tộc tính thể hiện trong Phật giáo. Tháng trước tôi ngồi ăn cơm với một ông quan chức ngành bảo tồn của Liên Hợp Quốc. Ông này nhận sứ mệnh sang Việt Nam, và đi một tour các di sản của nước ta theo nhiệm vụ.
Kiểu mới đầu ngồi, chức danh mình nghe cũng kêu, thế là xã giao kiểu “rất ấn tượng”, “kỳ công”, “đẹp”. Lúc sau phát hiện ra mình cũng là loại thích làu bàu, thế là gật gù. Ừ, công nhận *gật gật* cái chùa đấy to quá, nhiều tượng quá, giống Trung Quốc hơn Việt Nam.
Gì chứ người ta làm văn hóa hết đời người rồi, họ sang mấy tháng thì họ biết cái “chùa Việt Nam” nó phải như nào, nó nhỏ, nó gần, nó là nơi người ta nhìn thấy nắng xiên được qua những viên ngói rêu ngay trong tầm mắt, nó phản ánh đời sống của chính cộng đồng đã tạo ra nó. Chứ lại kể tổng mức đầu tư với khoe nguồn gốc gỗ lim Nam Phi ra xong trông chờ thiên hạ phải thán phục mình về khía cạnh văn hóa?
Cũng chỉ trao đổi một hai câu thế thôi, xong ông bảo cậu ăn xúp này không tôi múc, ngon lắm. Ừ thì cũng chỉ thế thôi nói hơn làm gì.
Một đất nước có thực sự gắn bó với Phật giáo ở khía cạnh tinh thần hay không, thực ra lại là thứ dễ nhận ra qua các biểu hiện bề mặt. Một công trình được xây lên phục vụ kinh tế du lịch hay thực sự phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng, là thứ không đánh lừa được cảm giác.
Và nữa, khi nhìn từ bên trong, với tất cả những câu quote được trích tè le trên mạng, những bậc chân tu cả đời đọc trang 1 Google và chưa từng giở cuốn kinh ra nghiền ngẫm nhưng rất thích đi rao giảng dạy khôn người ta về “Phật”, có nhiều lý do để tin rằng sự gắn bó với Phật giáo của cộng đồng người Việt, không phải lỏng lẻo, mà đang có nguy cơ phai nhạt.
Nhất là khi tôi giở newsfeed ra hàng ngày và thấy anh em mình chịu khó nói chuyện thị phi đến kinh ngạc. Toàn những người ngày mà không có thị phi thì họ nói chuyện thiền và Phật, đến lúc có drama là hít lấy hít để. Môn thể thao nói lời cay nghiệt và tỏ ra thú vị thông qua sự cay nghiệt rực rỡ tưng bừng.
Không hiểu nổi, vì ngay cả ở khía cạnh giải trí tôi cũng thấy quá nhiều thứ hay hơn để làm, chứ đừng nói tu tập. Sân thì lên Amazon Prime mà xem phim bắn nhau nổ óc, si thì lên Instagram tìm ảnh gái đẹp mà quay tay, tôi toàn làm thế, sao mọi người lắm lời cay nghiệt để mà viết thế?
Tôi đọc kinh Tiểu thừa năm 19 tuổi. Đọc nhiều. Thuộc nhiều đoạn không cần quay cóp (and paste). Rồi tôi ngừng lại. Tôi nhận ra rằng lời của Đức Thế tôn không phải là thứ hiểu được qua bề mặt câu từ. Nó chỉ đến qua thực hành.
16 năm sau tôi bắt đầu đọc lại. Tôi cố gắng không chỉ “hiểu”, mà tìm cách “cảm” những gì được viết ra. Cũng không phải cho mục tiêu tu tập cao siêu gì. Tôi đọc chỉ để cố học một thứ đơn giản: biết bỏ qua. Bỏ qua những chuyện không quan trọng. Bỏ qua những cuộc tranh luận hay đối thoại không cần thiết. Bỏ qua thôi thúc phải tỏ ra thú vị. Bỏ đi được càng nhiều càng tốt. Nhất là bỏ qua việc khuyên răn người khác. Stt này, tôi không viết cho bạn. Chỉ để dặn mình.
Theo: nhà báo Đinh Đức Hoàng.
Ý nghĩa những khái niệm cơ bản của thế giới tâm linh
Thăng thiên, Luân xa, Tánh không, Thế giới 4D, Gaia, Shaman, Psychedelics... nghĩa là gì? Khi bạn đi trên con...