Hàn Quốc đã lập kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho 36 triệu người để đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11/2021 (trên 70% dân số được tiêm vaccine).
Với tiềm lực tài chính và quan hệ quốc tế, Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua 79 triệu liều vaccine Covid-19, bao gồm 13 triệu liều Pfizer, 20 triệu liều Moderna, 10 triệu liều AstraZeneca, 10 triệu liều theo chương trình Covax, 20 triệu liều Novavax và 6 triệu liều Janssen (John & John).
Thế nhưng đến cuối tháng 3/2021 Hàn Quốc mới chỉ nhận được có 2 triệu liều của Pfizer và AstraZeneca. Hầu hết các hãng vaccine không đưa ra cam kết về lịch trình cung cấp vaccine, nếu có đưa ra thì cũng không chắc chắn. Các hãng Mỹ thì ưu tiên cho việc cung cấp vaccine cho Mỹ (riêng Moderna ưu tiên cung cấp 200 triệu liều cho Mỹ và chỉ có thể cung cấp cho Hàn Quốc vào nửa cuối năm 2021), AstraZeneca thì ưu tiên cung cấp cho Anh và EU.
Đối mặt với tình trạng thiếu vaccine, Hàn Quốc tìm đến Sputnik V của Nga. Tổng thống Moon Jae-in chỉ đạo Nội xem xét vaccine Covid-19 của Nga. Các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đã thu thập dữ liệu lâm sàng về Sputnik để nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của nó, đặc biệt là dữ liệu từ 12 quốc gia đã triển khai thử nghiệm và tiêm Sputnik (dữ liệu được cung cấp từ các cơ quan ngoai Hàn Quốc ở nước ngoài).
Sau khi biết nguồn cung từ Pfizer và Moderna không đáp ứng nhu cầu, Spunik V là vaccine tốt, được rất nhiều các nước Mỹ Latinh, châu Phi chấp thuận, không có lý do gì WHO và cơ quan dược phẩm Châu Âu (EMA) không phê duyệt, Hàn Quốc quyết định dùng Sputnik như một loại giải pháp quan trọng trong chương trình tiêm vaccine, đạt miễn dịch cộng đồng của mình (thông tin mới nhất là WHO và EMA sắp phê duyệt vắc xin Soutnik V).
Đầu tiên là hãng dược phẩm GL Rapha đã ký thoả thuận với Quĩ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) sản xuất 150 triệu liều mỗi năm, với mục đích chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nội địa của Hàn Quốc. GL Rapha cũng là cơ sở sản xuất vaccine Sputnik thứ 2 ở nước ngoài.
Nhận thấy nhu cầu vaccine Covid-19 trên thế giới vẫn khan hiếm, nhất là ở khu vực Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin, hãng dược Huons Global vào cuộc và ngày 16/4 họ đã đạt được thoả thuận với RDIF về việc sản xuất 100 triệu liều Sputnik mỗi tháng (1,2 tỷ liều một năm) để xuất khẩu thay vị sử dụng nội địa như GL Rapha. Sau khi nhận chuyển giao công nghệ và đầu tư dây chuyền sản xuất, tháng 8 này Huons Global sẽ cung cấp lô vaccine Sputnik xuất khẩu đầu tiên.
Như vậy từ tình thế phụ thuộc, khan hiếm vaccine, Hàn Quốc trở thành quốc gia không những chủ động vaccine cho nhu cầu nội địa mà còn sản xuất và cung cấp 1,85 tỷ liều vaccine, chiếm 18,5% tổng vaccine Covid-19 toàn cầu (tính thế giới đạt miễn dịch cộng đồng).
Nguồn: Đỗ Cao Bảo
Xem thêm
Những thiết kế khẩu trang đẹp và thời trang giữa tâm dịch Covid-19
Các thiết kế độc đáo, thời trang, đẹp và đa dạng của các nhà cung cấp khẩu trang Việt Nam...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK