Indonesia đang triển khai kế hoạch di dời thủ đô Jakarta về Nusantara ở đảo Borneo. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao Indonesia chuyển thủ đô của mình trong bài viết sau đây.
Vị trí của thủ đô đóng vai trò như một nhân tố trọng điểm và góp phần thịnh suy của một đất nước. Nói không ngoa, đây là một trong những lựa chọn quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà lãnh đạo trong bất kì quốc gia nào để quyết định nơi đặt các văn phòng và trụ sở quan trọng của chính phủ cũng như nơi ở của chính các vị lãnh đạo trong bộ máy chính phủ. Thành phố thủ đô về cơ bản là bộ não của một quốc gia và vị trí của nơi bạn muốn đặt bộ não của mình tất nhiên là một sự lựa chọn mang tính chiến lược to lớn.
Thông thường, vị trí tốt nhất dành cho thủ đô là nơi có thể dễ dàng phòng thủ cũng như thông thương với phần còn lại của đất nước. Thủ đô cần được coi như đại diện cho cả một quốc gia và có thể dễ dàng tiếp cận tới một số lượng lớn người dân. Chính vì tất cả những lý do này, đa số các thủ đô thường được xây dựng ở trung tâm của một quốc gia nhưng đôi khi những quyết định của thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm về địa điểm của Thủ đô không còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Vì thế những cuộc di dời thủ đô bắt đầu diễn ra.
Câu chuyện địa lý của Indonesia
Indonesia đang di dời thủ đô của họ cách Jakarta hơn 1000 km đến một hòn đảo hoàn toàn khác. Điều này vô cùng đặc biệt vì bản thân Indonesia cũng là một quốc gia vô cùng đặc biệt. Nơi đây có dân số cao thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ .
Tuy nhiên, Indonesia lại là một câu chuyện khác bởi vì trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ đều là các cường quốc lớn với các bang tiếp giáp với nhau một cách liền mạch trên cùng một lục địa thì Indonesia lại có khoảng 17.000 hòn đảo hoàn toàn riêng biệt, tất cả đều nằm rải rác cách xa nhau với các diện tích lớn nhỏ không đồng đều.
Có năm khu vực lớn tương đồng với năm bang mà Indonesia chia ra để dễ kiểm soát bao gồm Sumatra, Java và Sulawesi và một nửa của Borneo và New Guinea. Có một thông tin đặc biệt là bốn trong số các khu vực này có dân cư khá thưa thớt và tương tự hàng nghìn hòn đảo nhỏ hơn chỉ bổ sung rất ít vào tổng dân số nói chung. Nơi tập trung đông dân nhất với mật độ cao nhất nước đó là Java với 60% dân số Indonesia, tương đương với 145 triệu người, điều này biến Java trở thành hòn đảo đông dân nhất thế giới với số người thậm chí còn nhiều hơn tổng dân của cả nước Nga – một quốc gia rộng hơn 123 lần. Công bằng mà nói thì hòn đảo này về cơ bản là trung tâm giao thương và văn hóa của Indonesia và vì vậy như một lẽ dĩ nhiên, thủ đô của Indonesia đã tọa lạc tại Java từ rất lâu như chúng ta vẫn biết nó là Jakarta.
Tại sao Indonesia di dời thủ đô?
Jakarta đã là một thành phố khá lớn trong nhiều thế kỷ nhưng nó trở nên bình lặng hơn trong thế giới hiện đại của thế kỷ 21. Số dân sống ở đô thị của thành phố đã tăng vọt lên 35 triệu người, điều này khiến Jakarta trở thành khu vực đô thị đông đúc thứ hai trên toàn thế giới chỉ sau Tokyo. Ngoài việc đóng vai trò là thủ đô của Indonesia, Jakarta cũng là trung tâm họp mặt, ngoại giao của Asian hoặc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và vì vậy bạn có thể nghĩ đến vai trò của Jakarta ở đây tương tự như Brussel của Liên minh Châu Âu. Jakarta là một thành phố toàn cầu cực kỳ quan trọng nhưng vẫn tồn tại những vấn đề khiến nó thực sự trở thành một vị trí yếu thế với cương vị thành phố thủ đô trong thế kỷ 21.
Sự phân bố dân số không đồng đều của Indonesia
Điều đầu tiên đó là sự phân bố dân số trong nước không đồng đều, Java là nơi sinh sống của 60% dân số Indonesia trong khi hòn đảo này chỉ chiếm 7% đất của Indonesia. Có nghĩa là 93% diện tích đất còn lại của quốc gia này bao gồm 17.000 hòn đảo khác có chỉ số quá thấp về dân số lẫn kinh tế. Trong khi nền kinh tế ở cả Jakarta và Java đều đang phát triển vượt bậc trong vài thập kỷ qua. Các hòn đảo khác đã ít nhiều bị tuột hậu và trì trệ trong việc phát triển kinh tế.
Để minh họa cụ thể, kể từ năm 1971 cho đến thời điểm hiện nay Java đã thu hút được 75 triệu người trong khi Sumatra chỉ 38 triệu, Kalimantan là 11 triệu và Luisi chỉ khoảng 10 triệu còn tây New guinea mới chỉ đạt 4 triệu. Thứ hai, các hòn đảo bị chia tách và ở rất xa nhau. Nhìn từ bản đồ chúng ta có thể nghĩ những hòn đảo này khá gần nhau, nhưng thực sự không phải như vậy, khi đặt các hòn đảo của Indonesia trên châu Âu với Java được đặt gần như ở phía bắc nước Ý, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng Kalimantan nằm ở vị trí phía bắc nước Đức và Ba Lan, Sulaweisi sẽ ở Belarus và tây New Guinea ở tít Kazakhstan. Rất nhiều nơi trong số này rất xa Jakarta và do đó bị cô lập và nằm xa trung tâm hành chính qua hàng nghìn km đại dương. Khi chỉ dựa vào sự phân bổ địa lý hành chính để dễ dàng kiểm soát các đảo xung quanh thì nơi hợp lý nhất để đặt thủ đô của Indonesia là bên trong Kalimantan ở Borneo hoặc Suloisi nhưng tất nhiên chỉ dựa vào góc độ tập trung hóa thường không phải là lý do đủ chính đáng để phải di dời thủ đô của cả một đất nước mà động lực lớn hơn là bản thân Jakarta đã có rất nhiều vấn đề.
Để đào sâu vào tìm hiểu, chúng ta bắt đầu từ việc thành phố này đã có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt trong vài thập kỷ trở lại đây. Vào năm 1945 khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai, dân số của thành phố chỉ là 600.000 người. Nhưng chỉ 25 năm sau đó chính xác là vào năm 1970 dân số của thành phố đã tăng gấp sáu lần lên hơn bốn triệu, sau 50 năm kể từ đó đến 2020, nó đã tăng hơn gấp đôi một lần nữa lên hơn 10 triệu rưỡi dân với nguyên nhân là do di cư nội địa ồ ạt từ phần còn lại của Indonesia.
Jakarta bị nhiễm môi trường nặng nề
Như một lẽ dĩ nhiên, hậu quả của sự tăng trưởng bùng nổ về mặt dân số này là thành phố đã và đang trải qua một sự suy thoái sinh thái đáng báo động kèm theo giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, gần bốn triệu rưỡi ô tô và hơn 13 triệu xe máy được sử dụng chỉ trong vỏn vẹn 661.5 km vuông trong khi giao thông công cộng chỉ chiếm một phần ba số người đi lại của thành phố.
Ngoài các chất thải ô nhiễm từ tất cả các phương tiện này, Jakarta hiện có bảy nhà máy nhiệt điện than và năm nhà máy khác đang được quy hoạch, tất cả đều nằm trong phạm vi 100 km bán kính từ trung tâm thành phố. Đồng nghĩa với việc lượng khí thải từ năm nhà máy được quy hoạch này sẽ tương đương việc bổ sung thêm 10 triệu xe ô tô vào hệ thống vận tải vốn đã đông đúc của Jakarta. Có thể khẳng định, ô nhiễm không khí và khói bụi trong thành phố là một vấn đề nghiêm trọng và nó thường được xếp ngang hàng với các thành phố như New Delhi và Bắc Kinh. Chất lượng không khí trở nên tồi tệ đến mức vào năm ngoái, năm 2021, Jakarta được thống kê là có 172 ngày được coi là quá ô nhiễm để đi ra ngoài, tức là hơn nửa năm thành phố chìm trong khói bụi ô nhiễm trầm trọng.
Giao thông Jakarta tắc nghẽn nghiêm trọng
Tiếp theo là giao thông Jakarta thường được mệnh danh là tồi tệ nhất thế giới, với những nút tắc nghẽn giao thông nan giải mỗi ngày, người ta ước tính rằng người dân sống ở Jakarta trung bình sẽ dành 10 năm cuộc đời họ chỉ để tham gia giao thông.
Chúng ta đi đến một thành phố vệ tinh lớn nhất của Jakarta – Bogor nơi có nhiều nhân viên văn phòng ở trung tâm thành phố cách 40km từ Jakarta trong điều kiện giao thông bình thường của Jakarta, thường mất hai tiếng để lái xe qua 40km đó còn giờ cao điểm có thể mất hơn ba tiếng.
Tình trạng giao thông trở nên tồi tệ đến mức các quan chức cấp cao của chính phủ phải thường xuyên được các đoàn xe cảnh sát hộ tống qua thành phố chỉ để đến các cuộc họp đúng giờ. Hơn nữa là dân số của Jakarta vẫn đang tăng lên dự kiến sẽ là hơn 40 triệu dân sống ở các khu đô thị vào năm 2030, con số này sẽ nhiều hơn toàn bộ dân số của canada và thậm chí có thể vượt mặt tokyo để trở thành thành phố đông đúc nhất thế giới.
Jakarta đối diện tình trạng nước biển dâng cao và sụt lún hạ tầng
Tuy nhiên trong số rất nhiều vấn đề của Jakarta, nước là vấn đề nghiêm trọng nhất. So sánh với nhiều thành phố ven biển trên khắp thế giới, Jakarta không phải là thành phố duy nhất phải đối phó với mối đe dọa từ mực nước biển dâng cao nhưng trường hợp của Jakarta thì khá đặc biệt. Đồng thời mực nước biển dâng cao, Jakarta còn phải đối mặt với tình trạng sụp lún hạ tầng nghiệm trọng.
Tương tự như vấn đề của Mexico và venice, Jakarta tọa lạc trên một vùng đầm lầy cách đây nhiều thế kỷ. Trước khi các toà nhà chọc trời và các hạ tầng bê tông nặng hàng trăm nghìn tấn mọc lên tại đây, có 13 con sông chảy qua thành phố từng cung cấp lượng nước ngọt dồi dào, nhưng hiện nay chúng đều bị ô nhiễm nghiêm trọng và hiện không thể sử dụng để làm nước uống. Jakarta đương nhiên cũng có có hàng loạt các hệ thống đường ống dẫn nước nhưng chúng chỉ tiếp cận được khoảng 60% dân số, đa số đều tập trung chảy về các khu vực giàu có hơn ở phía nam và trung tâm Jakarta.
Còn đối với hàng triệu người nghèo còn lại, họ phải tận dụng bất kì nguồn nước ngọt nào tự tìm hoặc mua được từ bất kì đâu, việc đào giếng ngầm tự phát bắt đầu diễn ra và tất nhiên khi một lượng lớn nước này bên dưới bề mặt bị bơm lên không kiểm soát, bề mặt địa chất bên trên sẽ bị nén và chìm xuống cộng với hàng trăm chục tòa nhà chọc trời bằng thép và bê tông khổng lồ, nặng nề trên khắp bề mặt thành phố, tăng thêm sức nặng và áp lực đẩy xuống lớp đất mỏng manh bên dưới. Như một hệ quả tất yếu, toàn bộ Jakarta hiện trong quá trình sụt lún khoảng 1 cm một năm, có một số khu vực có lượng sụt lún lên tới 25 cm một năm.
Những ghi nhận cho thấy ở thời điểm hiện tại, 40% Jakarta đã nằm dưới mực nước biển và nhiều dự đoán cho rằng nếu không có gì cứu vãn tình hình thì đến năm 2050 toàn bộ thành phố với hơn 10,6 triệu người sẽ bị chôn vùi dưới đáy đại dương như một atlantis thời hiện đại. Tới đây, hẳn ít nhiều trong chúng ta cũng đang thắc mắc rằng, liệu chính quyền Indonesia đã có động thái gì để cải thiện tình trạng nghiêm trọng này chưa? Câu trả lời là có, một kế hoạch được cho là điên rồ được lập ra vào năm 2014. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Công trình bị bác bỏ Garuda
Vào năm 2014 chính phủ Indonesia đã tiết lộ một công trình được gọi là bức tường chắn sóng khổng lồ Jakarta dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025. Theo đó, người ta sẽ xây dựng một bức tường băng ngang biển có kích thước khổng lồ trên toàn bộ vịnh Jakarta để bảo vệ thành phố khỏi đại dương bên ngoài. Bức tường được lên kế hoạch được xây dựng dưới hình dạng một con chim thần Garuda, một loài chim huyền thoại khổng lồ từ đức tin Hindu và phật giáo cũng là biểu tượng quốc gia của Indonesia.
Toàn bộ cấu trúc được thiết kế để trở thành biểu tượng cho thủ đô và thúc đẩy du lịch, nó lấy cảm hứng từ dự án đảo Sentosa của Singapore gần đó. Sau khi bức tường bảo vệ được dựng lên, bản thân vịnh Jakarta cùng với bờ bao được dự định sẽ trở thành một hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp nước sạch cho toàn thành phố Jakarta karta. 13 con sông chảy vào vịnh sẽ được lên kế hoạch dọn sạch ô nhiễm để các dòng chảy hiện đang bị ô nhiễm khi đổ về vịnh sẽ không biến nơi này thành một vũng nước đọng ô nhiễm. Giới chức Indonesia đã đặt kì vọng sẽ biến bờ bao thành một trung tâm phát triển đô thị mới độc nhất vô nhị của Jakarta với những con đường kết hợp nhà ở và đường sắt kết nối với đất liền, cả công trình có khả năng chứa 2 triệu dân, dự kiến tổng kinh phí cho dự án sẽ ở khoảng 40 tỷ đô la.
Dự án thoạt nghe có vẻ vĩ đại và nếu thành công thì đây đúng là một kì quan nhân tạo mới của nhân loại nhưng đời không như là mơ các bạn ạ. Ngay từ bước đầu quy hoạch, dự án đã vướng nhiều làn sóng phản đối khi phải trục xuất hàng trăm ngàn cư dân để chiếm đất tư nhân dọc theo bờ biển, nơi mà nhiều người dân dùng làm kế sinh nhai. Hơn nữa, có những lo ngại cho rằng nếu không may bức tường bị hỏng thì hậu quả sẽ như một trận sóng thần hoặc một sự kiện thiên nga đen không lường trước và trận lụt sau đó sẽ gây ra những thiệt hại thảm khốc thậm chí sẽ phá hủy toàn thành phố trong tương lai nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao hơn. Sau nhiều cuộc trao đổi cũng như tranh cãi về sự bất khả thi của công trình trong nhiều năm, nhà lãnh đạo đương thời tổng thống Indonesia – Joko Widodo đã đưa ra một tuyên bố táo bạo vào năm 2019 đó là cuộc di chuyển thủ đô lần đầu tiên khỏi Jakarta.
Nusantara – Thủ đô mới trên đảo Borneo của Indonesia
Các chi tiết cụ thể về vị trí và kế hoạch chính xác vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu thì chúng ta được biết chắc rằng khu vực chung của thủ đô mới sẽ cách xa Jakarta ngày nay gần 1000 km trên hòn đảo Borneo, hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới, có nghĩa là thủ đô của Indonesia sẽ nằm trên một hòn đảo có chung chủ quyền với hai quốc gia khác ở phía bắc là Malaysia và Brunei. Borneo phần lớn được bao phủ bởi rừng nhiệt đới và dân cư thưa thớt nhưng nó sở hữu một số đặc điểm thuận lợi cho thành phố thủ đô mới của Indonesia.
Tên của thủ đô mới của Indonesia là Nusantara – do chính ông Widodo chọn và có nghĩa là “quần đảo” trong tiếng Java. Hiện vẫn chưa rõ thời gian Indonesia bắt đầu dời đô. Theo dự thảo ban đầu, việc này sẽ bắt đầu vào năm 2024, năm cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Widodo. Dưới đây là 3 lý do thủ đô mới của Indonesia được chọn đặt ở đảo Borneo.
1. Đầu tiên chính phủ Indonesia đã sở hữu một phần lớn đất của hòn đảo này, giúp dễ dàng xây dựng một dự án hoàn toàn mới.
2. So với Jakarta, rủi ro thiên tai ở đảo Borneo là khá nhỏ cho dù đó là do lũ lụt, sóng thần hay đặc biệt là từ núi lửa.
Địa lý của Indonesia bị chi phối bởi hàng trăm ngọn núi lửa và nhiều vụ phun trào của chúng trong quá khứ trên khắp quần đảo là một trong những thảm họa hủy diệt nhất trong lịch sử loài người. Cụ thể là hai vụ phun trào núi lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại đều diễn ra ở Indonesia tại Krakatoa vào năm 1883 và tại núi tambora vào năm 1815, cả hai đều gây ra sự tàn phá khổng lồ. Một thông tin thú vị nữa là cách đây 74.000 năm, siêu núi lửa toba đã phun trào ở Sumatra và sức công phá lớn đến mức nó đã gây ra một mùa đông núi lửa trên toàn cầu kéo dài sáu năm, đây gần như là nguồn cơn dẫn đến sự tuyệt chủng sớm của toàn bộ loài người. Ngày nay có ít nhất 127 ngọn núi lửa đang hoạt động trên khắp đất nước này và hơn 5 triệu dân đang sống trong vùng nguy hiểm. Nhưng theo khảo sát cho thấy không có bất kỳ ngọn núi lửa lớn nào đang hoạt động ở Borneo nên khi xét về rủi ro thiên tai thì đặt thủ đô ở Borneo sẽ ăn đứt Java hoặc Sumatra.
3. Borneo có vị trí địa lý gần như chính xác ở trung tâm của toàn bộ các quần đảo của Indonesia.
Một số khu vực thành phố gần nơi đặt để thủ đô đang có tiềm năng phát triển vượt bậc theo thời gian. Indonesia hy vọng sẽ tạo ra một thủ đô mới trên borneo có diện tích gần 700 dặm vuông lớn hơn một chút so với diện tích của thành phố london và gấp đôi diện tích của Jakarta ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là hy vọng của tổng thống widodo rằng cuối cùng thủ đô mới này sẽ là nơi sinh sống của 1,4 triệu nhân viên chính phủ và gia đình của họ, có khả năng chứa lượng dân trên 7 triệu người.
Khi những thiết kế cho các tòa nhà chính phủ quan trọng như dinh tổng thống đã được lựa chọn, điều quan trọng cần tìm là nguồn tài trợ cho cuộc nỗ lực di dời này và bắt tay vào xây dựng. Tổng chi phí ước tính để xây dựng thủ đô mới ở đây là khoảng 34 tỷ đô la nhưng với sự chậm trễ kéo dài của dự án xuất phát từ việc cắt giảm ngân sách vì đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Tổng thống Widodo chắc chắn sẽ cắt giảm công việc của mình trong vài năm tới khi ông tiếp tục phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vì ông hy vọng sẽ bắt đầu di dời ít nhất một số văn phòng chính phủ sang sinh sống ở Borneo vào năm 2024. Ông chỉ còn hai năm đương nhiệm để hoàn thành sứ mệnh này và đối với Jakarta mặc dù thành phố chắc chắn đang phải đối mặt với một số rào cản khá nghiêm trọng trong những thập kỷ tới. Widodo hy vọng rằng việc khuyến khích hàng triệu người rời thành phố để đến thủ đô mới trên đảo Borneo sẽ đủ để giảm bớt ít nhất một số áp lực và cho phép Jakarta có thời gian vàng để phục hồi và phát triển trở lại như thời hoàng kim nó đã từng.
Hãy cùng nhau dõi theo Borneo và Jakarta có những bước chuyển mình nào trong năm 2022 này nhé.
10 người giàu nhất trong lịch sử nhân loại
Danh sách những người giàu nhất trong lịch sử nhân loại với khối tài sản khổng lồ không thể đo...
Những quốc gia từng di dời thủ đô
Ngoài Indonesia với kế hoạch di chuyển thủ đô, còn một số quốc gia khác đã thực hiện việc di dời này trong vòng 20 năm qua, chúc ta cùng điểm lại nhé.
Myanmar
Vào năm 2005, Myanmar đã chuyển thủ đô của họ khỏi Yangon cũ – thành phố lớn nhất của đất nước để đến Naypyidaw cách Yangon hơn 300 km về phía bắc, điều này đã được thực hiện bởi vì Naypyidaw tọa lạc gần trung tâm của đất nước hơn so với Yangon và nó cũng là một đầu mối giao thông thuận lợi. Thêm một lý do nữa là nó nằm ngay cạnh ba bang thường xuyên có những cuộc nổi loạn và vì vậy sự hiện diện của thủ đô và quân đội ở cạnh đó sẽ giúp bình ổn khu vực này. Hơn nữa nhiều chuyên gia cho rằng thủ phủ cũ tại Yangon rõ ràng là dễ bị tổn thương hơn bởi các thảm họa khí hậu vì nó nằm ngay trên đường bờ biển. Cụ thể là vào năm 2008 khi một cơn bão xoáy trực tiếp vào nơi này, ba phần tư cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn.
Brazil
Theo cách tương tự như Myanmar, trong suốt nhiều năm ròng Rio de Janeiro đã là thủ đô của Brazil với lượng dân cư quá tải và hệ thống giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Vào năm 1960, giới lãnh đạo Brazil đã đưa ra quyết định di dời thủ đô hướng đến một vị trí sâu hơn trong về phía đất liền với tên gọi mới là Brasilia.
Úc
Không thể không nhắc đến nước Úc vào năm 1927 khi cả Sydney và Melbourne đều không thống nhất về việc thành phố nào sẽ trở thành thủ đô của quốc gia. Cuối cùng họ đã thỏa hiệp bằng cách xây dựng Canberra nằm ngay giữa hai thành phố này.
Ai Cập
Ai Cập hiện cũng đang tất bật di dời thủ đô khỏi Cairo để hướng tới một thành phố được quy hoạch mới hơn và vẫn đang trong quá trình xây dựng, vị trí di dời chỉ hơi chếch về phía Đông.
Bài viết được Menback tổng hợp lại từ video “Tại sao Indonesia lại di chuyển thủ đô của mình?” trên kênh PSMH. Các bạn có thể theo dõi video dưới đây để ủng hộ kênh và tác giả nhé.
https://youtu.be/pDVuynfklj0
Bàn cờ thế giới đứng trước ngưỡng cửa thay đổi to lớn
Cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine dù chưa đi tới hồi kết nhưng cũng đã chính thức xác lập ra...