Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan để giúp các bạn hiểu rõ về đất nước Indonesia. Từ đặc điểm địa lý, lịch sử, con người và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới này.
Nếu được hỏi rằng, quốc gia nào có nền kinh tế lớn nhất, mạnh nhất Đông Nam Á bạn sẽ nghĩ đến quốc gia nào, Thái Lan, Philippines, Mã Lai, Indonesia hay Singapore. Câu trả lời chính là Indonesia.
Thật vậy với GDP năm 2021 lên đến 1150 tỉ USD, Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn gấp đôi Thái Lan, gấp 3-4 lần các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Philippines hay Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Menback tìm hiểu về Indonesia, quốc gia có rất nhiều điều thú vị và những cái nhất thế giới.
Địa lý Indonesia
Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới nằm ở Đông Nam Á, kéo dài 5.120 km từ đông sang tây. Quốc gia này có tới hơn 17.504 hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía của đường xích đạo, khoảng 6.000 trong số đó có người sinh sống. Indonesia có 5 hòn đảo chính, lớn nhất là Sumatra, Java, Borneo, Sulawesi và New Guinea, với tổng diện tích 1 triệu 900 nghìn km2 gấp 5.7 lần Việt Nam.
Indonesia có chung biên giới trên bộ với Malaysia trên đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Với độ cao 4.884 mét, Puncak Jaya là đỉnh cao nhất của Indonesia.
Do Indonesia nằm dọc theo đường xích đạo và khí hậu của nó có xu hướng tương đối đồng đều quanh năm. Indonesia có hai mùa – mùa mưa và mùa khô – không có mùa hè hay mùa đông. Một số vùng, chẳng hạn như Kalimantan và Sumatra, chỉ có sự khác biệt nhỏ về lượng mưa và nhiệt độ giữa các mùa.
Về mặt kiến tạo, phần lớn diện tích Indonesia có độ bất ổn cao, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có núi lửa và động đất nhiều nhất trên thế giới. Có tới hơn 500 ngọn núi lửa tại Indonesia trong đó khoảng 150 ngọn đang hoạt động. Tuy nhiên, việc có nhiều núi lửa cũng đem đến cho đất nước này đất đai màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Vì sao Indonesia di dời thủ đô Jakarta ngàn năm lịch sử?
Indonesia đang triển khai kế hoạch di dời thủ đô Jakarta về Nusantara ở đảo Borneo. Hãy cùng tìm hiểu...
Lịch sử Indonesia
Indonesia là một sự kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gũi với nhau trên quan điểm ngôn ngữ học và nhân chủng học. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc.
Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh Trống đồng. Theo nhiều tài liệu lịch sử, từ trên 2000 năm qua, các thương nhân đã đi tàu giữa Trung Hoa và Đông Nam Á, giữa vùng giữa Đông Nam Á và Ấn Độ. Tại các đảo ngày nay là Indonesia là nguồn cung cấp gia vị, trầm hương, dược liệu và các sản phẩm nhiệt đới khác. Các thương nhân người Hoa, Ả Rập, Ấn Độ vẫn thường xuyên lui tới các cảng biển ở Indonesia.
Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng và việc thuần thục canh tác lúa nước đã có từ thế kỷ thứ tám trước Công nguyên cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ nhất trước CN.
Có hàng nghìn hòn đảo thì cũng có đến hàng trăm tiểu quốc khác nhau. Các vương triều mạnh mẽ nhất trong lịch sử Indonesia đó là:
- Vào khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7, thì tại vùng Tây Java, các vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật là vương quốc Tarumanagara.
- Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, vương quốc Sriwijaya tại Sumatra phát triển nhanh chóng. Vào giai đoạn hưng thịnh, Srivijaya kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn từ Java đến bán đảo Malay.
- Cuối Thế kỷ 14 chứng kiến sự nổi lên của một vương quốc tại Đông Java là Patih Majapahit từ 1331 đến 1364. Vua Gajah Mada đã giành được quyền lực trên toàn vùng lãnh thổ mà ngày nay là Indonesia và hầu hết bán đảo Malaysia.
Có một vấn đề được đặt ra ở đây là đạo Phật và và đạo Hindu đã xâm nhập vào hòn đảo này từ rất sớm nhưng rút cục vẫn không thể giữ được vị thế của mình, ngày nay hơn 80% dân số indo theo Hồi giáo. Vấn đề này có thể lý giải đơn giản như sau, đó là các vương triều hùng mạnh cuối cùng thống trị gần như toàn bộ quần đảo Indo có vua theo hồi giáo, các vị vua đã đưa hồi giáo thành quốc giáo tại đây.
Thực tế thì đạo Hồi đã được truyền bá đến đến quần đảo này vào thế kỷ thứ 7 theo chân các thuyền buôn Ả Rập nhưng phải đến thế ky thứ 12 Đạo Hồi mới trở thành quốc giáo tại Indonesia.
Đầu thế kỷ 16, từ năm 1511 thực dân Bồ Đào Nha đã đến đây và đánh chiếm dần dần từng vương quốc. Những người Bồ Đào Nha là dân châu Âu đầu tiên có những thuộc địa ở châu Á. Vào thế kỷ 16, họ đã thành lập những thương điếm buôn bán và thuộc địa ở Goa (Ấn Độ), Melaka (Malaysia), Timor (Indonesia), Ma Cao (Trung Hoa).
Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 17, sức mạnh của Bồ Đào Nha đã bị suy yếu do phải đối phó với các quốc gia đang nổi lên là Anh và Hà Lan. Năm 1619, công ty Đông Ấn Hà Lan đã tấn công các vùng đất mà người Bồ Đào Nha kiểm soát và các vương quốc của người Indonesia, dần dần thiết lập quyền kiểm soát của mình tại quần đảo này. Jakarta, lúc đó là thành trì và là thành phố buôn bán trọng điểm của vương quốc Banten, phía tây Java, thành phố bị huỷ diệt, người Banten bị đuổi khỏi thành phố, công ty Đông Ấn Hà Lan đã thành lập đại bản doanh của mình tại đây.
Tới thế kỷ 19, Đông Ấn Hà Lan đã mở rộng được quyền kiểm soát khắp Sumatra và miền đông Indonesia, cùng với sự sụp đổ của hai vương quốc hùng mạnh Bali, Acer trước Hà Lan vào các năm 1905 và 1911. Lúc đó quá trình thuộc địa đã chính thức được hoàn tất khắp Indonesia. Trong suốt 300 năm người dân indo đã nhiều lần khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan xong đều bị đàn áp và dập tắt 1 cách nhanh chóng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đánh đuổi Hà Lan chiếm Indo năm 1942. Khi Nhật Bản thua trận trong thế chiến 2, lãnh tụ của Indo là Sukano đã tuyên bố Indonesia độc lập vào năm 1945. Nhưng ngay sau đó, Hà Lan với sự giúp đỡ của thực dân Anh đã quay trở lại, Indo phải chiến đấu thêm 4 năm nữa. Tới năm 1949 Hà Lan mới chấp nhận sự độc lập của Indonesia và rút lui khỏi đất nước này.
Có một vấn đề lịch sử của Indonesia mà ko thể ko nhắc đến đó chính là đất nước Đông Timo. Như đã nói ở trên, thì Bồ Đào Nha đã chiếm được Indonesia đầu tiên, sau đó Bồ Đào Nha bị Hà Lan đánh và cướp mất Indonesia. Tuy nhiên Hà Lan để lại cho Bồ Đào Nha 1 nửa đảo Timo.
Năm 1975 người Bồ rút quân khỏi đảo Timo, Đông Timo tuyên bố độc lập, tuy nhiên được có mấy ngày, quân đội Indonesia đã tiến vào sát nhập Đông Timo thành tỉnh 27 của mình. Người dân Đông Timo chủ yếu theo đạo Chúa nên vẫn ko chịu khuất phục.
Năm 1999, dưới sức ép từ quốc tế, Indonesia đã phải chấp nhận cho người dân Đông Timo tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý xem có tiếp tục là một tỉnh của Indonesia hay ko hay là tự lập quốc gia, và như các bạn biết, Đông Timo hiện giờ là một quốc gia độc lập.
Dân số Indonesia
Tính đến thời điểm hiện tại là năm 2022, dân số Indonesia là 278,2 triệu người, lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Java là hòn đảo đông dân nhất thế giới, nơi 56% dân số cả nước sinh sống. Mật độ dân số là 157 người trên km 2 đứng thứ 88 trên thế giới, ước tính dân số nước này sẽ tăng lên 321 triệu người vào năm 2050.
Quốc gia này hiện có dân số tương đối trẻ, với độ tuổi trung bình là 30,2. Sự phân bố của dân cư không đồng đều trên khắp quần đảo, với môi trường sống và mức độ phát triển khác nhau, từ siêu đô thị ở Jakarta đến các bộ lạc không có kết nối với bên ngoài ở Papua. Khoảng 57% dân số Indonesia sống ở khu vực thành thị. Jakarta là thành phố phát triển nhất của đất nước và là khu vực đô thị đông dân thứ hai trên toàn cầu chỉ sau Tokyo.
Khoảng 10 triệu người Indonesia hiện đang sinh sống ở nước ngoài, phần lớn đi làm thuê ở Malaysia, Ả Rập Xê Út, UAE, Hoa Kỳ và Úc.
Indonesia là một quốc gia rất đa dạng về sắc tộc, với khoảng 1.300 dân tộc bản địa riêng biệt nếu so với 54 dân tộc của Việt Nam thì mới thấy rõ sự khác biệt. Người Java là nhóm dân tộc lớn nhất, chiếm 40,2% dân số, và chiếm ưu thế về mặt chính trị.
Ngôn ngữ chính thức của đất nước là tiếng Indonesia, gần như mọi người Indonesia đều nói ngôn ngữ này do nó được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, học thuật, truyền thông, kinh doanh, chính trị và truyền thông đại chúng. Ngoài tiếng Indo thì nước này còn 700 ngôn ngữ địa phương, mặc dù Hà Lan đô hộ Indonesia tới 350 năm nhưng tiếng Hà Lan rất ít được sử dụng tại quốc gia này.
Việc có quá nhiều hòn đảo, dân số phân bố không đồng đều, cũng gây khó khăn rất lớn cho giáo dục và chăm sóc y tế cho người dân. Hãy tưởng tượng bạn bị đau ruột thừa cần phải phẫu thuật gấp, nhưng lại đang ở tít một hòn đảo xa tít nào đó, máy bay ko có, đi thuyền bào giờ mới đến đảo lớn để có bệnh viện có thể phẫu thuật, phải ko nào!
Top 7 thành phố đẹp nhất thế giới
Đây là 7 thành phố đẹp nhất thế giới theo lựa chọn của The Culture Trip. Thi thoảng, bạn có...
Tôn giáo ở Indonesia
Mặc dù tuyên bố quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp, xong chính phủ nước này chỉ chính thức công nhận sáu tôn giáo là Hồi giáo, Tin lành, Công giáo La Mã, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo. Các tôn giáo khác không được thừa nhận hoặc thừa nhận một phần.
Với 241 triệu tín đồ chiếm khoảng 86,7% dân số, Indonesia là quốc gia có dân số theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Với người Sunni chiếm đa số (99%) còn Người Shias chỉ chiếm 1%. Tuy vậy không giống các nước Hồi giáo ở Tây Á, Indonesia là một nước thế tục, chỉ duy nhất một tỉnh là tỉnh Ace còn thực hiện rất nghiêm túc các phong tục của Hồi giáo, thậm chí ở đây còn áp dụng luật Hồi giáo thay cho luật pháp của quốc gia, nghĩa là đàn ông được lấy 4 vợ, còn ngoài tình thì bị ném đá đến chết.
Gần 11% người Indonesia theo đạo Thiên chúa, trong khi phần còn lại là người theo đạo Hindu, đạo Phật. Hầu hết những người theo đạo Hindu đạo bà la môn là người ở đảo Bali, và hầu hết những người theo đạo Phật là người Indonesia gốc Hoa.
Kinh tế Indonesia
Indonesia có một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cả khu vực tư nhân và chính phủ đều đóng vai trò quan trọng. Là quốc gia thành viên G20 duy nhất ở Đông Nam Á, Indonesia có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực và được xếp vào nhóm nước công nghiệp mới phát triển.
Năm 2021, Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới tính theo GDP danh nghĩa với 1,150 tỉ USD và xếp thứ 7 thế giới nếu tính theo sức mua tương đương với 3500 tỉ USD. GDP bình quân đầu người tính theo PPP là 12.882 đô cao hơn so với mức 11600 $ của Việt Nam.
Dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 43,4% GDP (2018), tiếp theo là công nghiệp (39,7%) và nông nghiệp (12,8%).
Indonesia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, than, thiếc, đồng, vàng và niken. Trong khi nông nghiệp cũng rất có lợi thế do đất đai màu mỡ, sản xuất gạo, dầu cọ, chè, cà phê, ca cao, cây thuốc, gia vị và cao su là những sản phẩm chính. Những mặt hàng này chiếm một phần lớn xuất khẩu của đất nước, trong đó dầu cọ và than bánh là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.
Indonesia là thành viên duy nhất của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC tại Đông Nam Á, và sự bùng nổ giá dầu mỏ thời thập niên 1970 đã mang lại một nguồn thu xuất khẩu rất lớn giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cho nước này.
Sau những cải cách vào thập niên 1980 khi loại bỏ hàng loạt các rào cản cho hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đổ vào Indonesia, đặc biệt vào những khu vực chế tạo phát triển nhanh và định hướng xuất khẩu. Từ năm 1989 tới năm 1997, kinh tế Indonesia phát triển với tốc độ trung bình trên 7%. Năm 2008 indo rời OPEC khi nước này có vẻ như đã hết dầu, Indonesia phải nhập khẩu dầu nhiều gấp đôi so với số lượng khai thác được.
Từ năm 2007 đến năm 2019, tăng trưởng hàng năm đã tăng nhanh lên từ 4% đến 6% do sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng và tiêu dùng nội địa, giúp Indonesia vượt qua đợt suy thoái 2008-2009, và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2011.
Tính đến năm 2019, 9,41% dân số sống dưới mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 5,28%. Tuy nhiên, vào cuối năm 2020, Indonesia rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên sau 22 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Vấn đề địa lý cũng ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế nước này, khi các đảo phía Tây tập trung chủ yếu dân số như Java hay Sumatra thì cơ sở hạ tầng phát triển, trong khi các đảo phía đông người dân còn rất nghèo và lạc hậu.
Nói tóm lại Indonesia là nền kinh tế lớn, nhưng là một nền kinh tế có hàm lượng chất xám trí tuệ chưa cao, chủ yếu tập chung vào gia công và lắp rắp, sản xuất nông nghiệp và hương liệu.
Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn nhất Đông Nam Á nhưng nếu được hỏi rằng Indonesia có mặt hàng gì nổi tiếng, thì tôi lại ko biết, có lẽ chỉ có ít hương liệu và mỳ gói, mà những mặt hàng đó Việt Nam cũng rất mạnh. Nhắc đến Thái Lan thì còn biết có nghề bán lẻ với cả Redbull, Philippines thì có gà rán Jolebee, còn Indonesia thật sự là không nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đến cả lắp rắp xe hơi, nếu chiếc ô tô đó được lắp rắp ở Thái Lan, hay Việt Nam thì độ hoàn thiện đều được đánh giá cao hơn là lắp rắp ở Indo. Không phải tự cao nhưng nói đến Việt Nam chúng ta có quyền tự hào với Viettel, hay Vinfast, những công ty có hàm lượng kỹ thuật rất cao.
Top 5 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Bạn có biết quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới không? Và Việt Nam của chúng ta đứng thứ...
Chính trị Indonesia
Kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1945 Indonesia đã trải qua 7 đời tổng thống, tổng thống đầu tiên là Soekarno ông làm tổng thống 22 từ năm 1945 đến 1967. Năm 1967 sau một cuộc đảo chính do những người Cộng sản thực hiện tuy nhiên đã thất bại, sau vụ chính biến đó ông bị người đệ tử thân tín của mình là Soeharto buộc thoái vị.
Soeharto lên làm tổng thống được 31 năm từ năm 1967 đến năm 1998, Soeharto nổi tiếng với vụ thanh trừng 1 triệu đảng viên đảng cộng sản PKI. Và cùng với 4 nước khác là Mã Lai Thái Lan, Philippines và Singapore lập nên tổ chức Asean năm 1967, với mục đích ban đầu chống lại chủ nghĩa Sộng sản đang rất lớn mạnh ở Việt Nam.
Đầu năm 1990, sau những cải cách lớn lao Indonesia bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Điều này có công rất lớn của Soeharto, tuy nhiên suốt 31 năm cầm quyền ông bị cho là độc tài và vụ tấn công Đông Timo năm 1975 cũng để lại tiếng xấu.
Tôi đã từng được đọc ở đâu đó rằng người làm nên chuyện lớn ko thể thiếu đi cái tính độc tài ở trong đó. Soeharto vừa thôi chức tổng thống được một năm là năm sau năm 1999 Đông Timo tách ra độc lập.
Tổng thống hiện tại của Indonesia là Joko Widodo, ông đã làm tổng thống được 8 năm từ năm 2014. Về cơ bản là Indonesia vẫn đang thể hiện mong muốn hợp tác với tất cả các quốc gia để phát triển đất nước.
Quân sự Indonesia
Theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự mới nhất vừa được công bố, quân đội Indonesia hiện đang có sức mạnh số một Đông Nam Á. Quân đội nước này cũng đang có thứ hạng rất cao trên thế giới, xếp thứ 16 và vượt mặt rất nhiều quốc gia châu Âu.
Có dân số đông thứ tư thế giới, quân số thường trực của Indonesia là 470.000 quân, quân số dự bị của quốc gia này là 1 triệu quân.
Không quân Indonesia có sức mạnh đứng thứ 28 thế giới, lực lượng máy bay chiến đấu của quốc gia này cực kỳ đông đảo và đa dạng, bao gồm cả các loại máy bay từ Nga, Mỹ và cả Hàn Quốc hay Brazil. Đông đảo nhất trong lực lượng chiến đấu cơ của Indonesia là các tiêm kích F-16 Fighting Falcon với tổng cộng 33 chiếc.
Về lực lượng tăng thiết giáp, Indonesia hiện tại là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có khả năng tự chế tạo xe tăng. Mẫu xe tăng hạng trung nội địa của nước này có tên Harimau. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang sở hữu tới hơn 100 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất. Phiên bản Leopard 2 mà Indonesia đang sở hữu bao gồm Leopard 2A4+ và Leopard 2RI, lần lượt mỗi loại có quân số 42 và 61 chiếc.
Nếu xét riêng lực lượng tăng thiết giáp, quân đội Indonesia chỉ xếp thứ 46 thế giới. Tuy nhiên lãnh thổ của quốc gia này rất đặc thù, không có quá nhiều đất để xe tăng phô diễn sức mạnh, lực lượng hải quân mới là nòng cốt của quân đội nước này. Nếu chỉ xét riêng về số lượng, 282 tàu chiến và tàu hỗ trợ của nước này đã biến Indonesia thành quốc gia có lực lượng hải quân đông thứ 10 thế giới.
Điều đáng nói đó là ngân sách quốc phòng của Indonesia chỉ khoảng 10 tỷ USD, tương đương với 0,7% GDP của quốc gia này. Ngân sách này có thể coi là ít, nếu xét về quy mô của quân đội Indonesia. Có lẽ cái thiếu duy nhất của quân đội Indonesia là thiếu kinh nghiệm thực chiến, họ chưa từng phải trải qua trận chiến quy mô lớn nào kể từ khi độc lập.
10 người giàu nhất trong lịch sử nhân loại
Danh sách những người giàu nhất trong lịch sử nhân loại với khối tài sản khổng lồ không thể đo...
Các vấn đề của Indonesia hiện tại
Cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa là việc dân số Indonesia phân bố ko đồng đều, sống rải rác trên hàng chục nghìn hòn đảo là một trở ngại lớn trong việc nâng cao đời sống của người dân.
Ngoài ra thì việc tàn phá rừng nặng nề, khai thác than bùn quá mức cũng khiến môi trường Indonesia xấu đi rất nhiều, các vụ cháy rừng đã xảy ra làm ô nhiễm khói bụi lan rộng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều loài động thực vật.
Xã hội có quá nhiều sắc tộc khiến việc đoàn kết quốc gia cũng có nhiều khó khăn, 2 tỉnh là Ace và Papua vẫn luôn tồn tài các phong trào đòi li khai, nhiều lần quân đội Indonesia đã phải đàn áp đẫm máu.
Một số điều thú vị về Indonesia
Loài rồng lớn nhất hiện nay trên thế giới có tên là rồng Komodo, tên là rồng nhưng thực ra nó là bò sát, và đây là loài bò sát lớn nhất thế giới có họ cực gần với khủng long, nó có độc và nó ăn thịt. Tuy nhiên hiện rồng Komodo sắp tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ do môi trường sống bị thu hẹp.
Mặc dù là một đất nước mà đa số người dân theo Hồi giáo, khi mà ngoại tình được cho là điều cấm kỵ, nếu bị phát hiện có thể bị ném đá đến chết. Tuy nhiên, Indonesia có một lễ hội có tên là Pon (cái tên này nghe rất quen đúng không các bạn). Pon là một trong những ngày hội kỳ lạ nhất thế giới trên đảo Java, Indonesia. Để nhận được may mắn và lời cầu chúc của các vị thần, du khách phải quan hệ với cùng một người liên tục 7 lần suốt 35 ngày. Khi đó, hàng nghìn du khách và người hành hương tụ tập trong một ngôi đền trên ngọn núi thiêng Gunung Kemukus, để tiến hành một nghi thức liên quan đến chịch, soạc, xxx. mỗi người tìm một người lạ để ghép đôi. Cặp đôi sẽ tiến hành quan hệ ngay trong đêm cử hành nghi lễ. Đối tác không được phép là vợ hay chồng của người đó. Tại đây, nam nữ thuộc các ngành nghề khác nhau, từ những quan chức chính phủ, đến các nhân viên bình thường, thậm chí cả gái làng chơi, không kể tình trạng hôn nhân đều có thể tham gia để cầu may mắn và tiền bạc.
Từ năm 2014 đến nay hàng trăm thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị cảnh sát biển Indonesia bắt giữ và đánh chìm thuyền, điều này xuất phát từ việc tranh chấp vùng biển chồng lấn. Vì lợi ích quốc gia, các lãnh đạo hai nước đã đàm phán 20 năm vẫn chưa có kết quả.
Mặc dù có dân số đông nhưng Indonesia chưa bào giờ vô địch giải bóng đá AFF cup nhưng đã về nhì đến 6 lần.
Pencak Silat là một môn võ truyền thống của Indonesia được thi đấu tại nhiều sự kiện thể thao quốc tế như SEA Games và Asian Games. Pencak Silat Việt Nam, Indonesia, Malaysia… được coi là cường quốc trên đấu trường môn võ này.
Tổng kết về Indonesia
Nói tóm lại trong ASEAN, Indonesia có vai trò là quốc gia lãnh đạo thực tế. Vị thế của quốc gia này gắn liền với bối cảnh lịch sử khi các cơ quan, cơ chế, hội nghị và văn bản hợp tác nền tảng quan trọng của ASEAN đều được thành lập, tổ chức, và ký kết tại Indonesia.
Ngoài các yếu tố lịch sử – thể chế, lợi thế địa chính trị của Indonesia không thể bị coi nhẹ. Về mặt tự nhiên, vai trò lãnh đạo ASEAN của Indonesia thể hiện rõ từ khi Hiệp hội được thành lập.
Indonesia là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á dựa trên quy mô diện tích và dân số; quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Malacca; quốc gia có dân số lớn thứ tư thế giới, và dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới. Indonesia vượt xa các quốc gia Đông Nam Á khác không chỉ về dân số, diện tích, mà cả khả năng kiểm soát hàng hải, chi tiêu quốc phòng lớn nhất.
Việt Nam và Indonesia tuy có tranh chấp trên biển Đông, nhưng cả 2 nước đều ko muốn đẩy cao căng thẳng, bởi vì cả 2 bên đều hiểu nếu nội bộ lục đục thì kẻ được hưởng lợi nhất chính là Trung Quốc, kẻ luôn muốn nuốt trọn biển Đông với đường lưỡi bò của mình.
Bài viết được Menback tổng hợp từ video “Indonesia – Quốc gia giàu nhất Đông Nam Á” trên kênh PSMH. Các bạn hãy xem video dưới đây để ủng hộ kênh và tác giả nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=3l9Z3An3tOM
Sự khác biệt giữa người Nga và người Ukraina
Người Nga và người Ukraina có nhiều điểm khác biệt về văn hóa, sắc tộc và tính cách dân tộc....