Tôi luôn thắc mắc rằng liệu những người mù bẩm sinh có khao khát việc được nhìn thấy nhiều như cách chúng ta vẫn ước chừng?
Nghĩa là, một người với đôi mắt sáng có thể sẽ trải qua cú sốc nặng nề nếu tai nạn nào đó cướp đi khả năng nhìn thấy của họ, hay một người khuyết tật thiên về chân tay có thể sẽ trải qua cảm giác tiếc nuối vào một vài thời điểm nào đó vì luôn nhìn thấy cuộc sống của những người lành lặn khác. Nhưng với những người mù bẩm sinh vốn không có khả năng nhìn thấy từ đầu, liệu họ có một khao khát mãnh liệt về khả năng nhìn thấy như cách những người nhìn thấy được vẫn hình dung?
Hay chỉ như một người bình thường luôn ước mình thông tuệ để hiểu điều người khác nói, nhưng nếu không có cũng không sao?
Những người mù bẩm sinh thấy gì
Giả sử rắn và ngỗng biết nói tiếng người, khi chúng hỏi ta rằng “làm sao loài người có thể sống mà không cảm nhận được từ trường hay tia hồng ngoại?”, có lẽ ta sẽ ngớ người ra và trả lời lại một cách hoài nghi “hmm… thấy… bình thường?”.
Tất cả chúng ta đều mù ở một phương diện nào đó, nếu xét về khả năng tiếp nhận thông tin từ thế giới thực. Như không có khả năng cảm nhận từ trường như các loài chim di cư, hay chỉ có thể nhìn mọi thứ dựa trên ánh sáng khả kiến (thay vì tia X, tia tử ngoại hoặc tia hồng ngoại). Hoặc trên một phương diện nào đó, việc sở hữu hệ thống trí tuệ lẫn nền tảng tri thức quá yếu ớt để hiểu về bản thân và về thế giới cũng là một dạng “mù”. Điểm chung của những thiết hụt này là chúng ta không bao giờ nghĩ đó là một khiếm khuyết.
Nhưng có lẽ so sánh chuyện mù lòa với chuyện không có khả năng nhìn thấy tia hồng ngoại hơi khiên cưỡng, vì dù sao đi chăng nữa, tiến hóa đã tạo ra cơ thể người khác với ngỗng hay rắn. Vì vậy, việc không có khả năng nhìn thấy chính là khiếm khuyết chức năng “lẽ ra phải có” của một cơ thể hoàn chỉnh được tạo nên từ tiến hóa, khác với chuyện không có những khả năng mà chúng ta vốn đã không cần đến từ đầu.
Nhưng một ví dụ khác có thể dễ tiếp cận hơn: chúng ta cảm thấy gì khi không thể nhìn thấy những gì ở phía sau lưng? Việc không thể nhìn phía sau lưng chưa bao giờ được nhìn nhận như một “vấn đề”, dù đó chính là ví dụ rõ nét nhất cho điểm mù thị giác không thể tiếp cận. Nhưng cảm giác về việc này thì sao? Tôi thậm chí còn không hình dung được vì sao phải có… cảm giác trong chuyện này, và đoán rằng bạn cũng thế.
Có lẽ cho đến trước khi đọc những dòng này, bạn chưa từng một lần cảm thấy “khiếm khuyết” chỉ vì mình không thể nhìn được phía sau, dù rằng nhận thức rõ về nó (ít nhất khi đã được nhắc trong bài viết này). Đây cũng chính là cảm nhận của người mù (xét ở những người mất hoàn toàn thị giác và bẩm sinh), họ không thể nhìn thấy những gì phía trước mắt và nó khuyết đi như cách chúng ta không thể nhìn thấy những gì phía sau lưng, chứ không phải có cảm giác như bị bịt mắt.
Đơn giản là không thể. Và cũng như chúng ta không thể hình dung được chuyện nhìn thấy phía sau lưng tuyệt vời đến thế nào, người mù cũng không thực sự cảm nhận việc thiếu hụt khả năng thị giác của mình là một khiếm khuyết lớn đến mức nào.
Điều này có thể vẫn còn khiến nhiều người lăn tăn.
Chúng ta sống để làm gì khi “bị” sinh ra?
Bộ não của con người vốn được "thiết kế" để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu. Bản...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreHãy thử xem xét qua hội chứng “bán cầu bị bỏ quên” (hemispatial neglect) ở những người bị tổn thương một bán cầu não khiến nhận thức về mặt thị giác cũng bị mất đi một nửa (thường là không gian bên trái). Những người mắc hội chứng này thường không nhận thức được bên trái, và gần như xem khái niệm “bên trái” không tồn tại (dù họ vẫn có thể quay về bên trái hoặc đi về bên trái).
Trong trường hợp nghiêm trọng, những bệnh nhân mắc hemispatial neglect thậm chí bỏ qua nửa thức ăn nằm ở bên trái của đĩa, chỉ hiểu đồng hồ từ khoảng 12-6h hay thậm chí chỉ trang điểm, cạo râu ở một nửa khuôn mặt. Khi di chuyển, họ cũng liên tục va phải những vật thể nằm ở phía không gian đã bị “bỏ quên”.
Nghĩa là, khi các bộ phận liên quan đến tri giác và xử lý thông tin gặp vấn đề, bộ não không nhận ra được khiếm khuyết ấy và mọi thứ chỉ đơn giản là “không tồn tại”, thay vì “bị mất” hay “bị thiếu”.
“Tôi hình dung ra cái bàn giống hệt một cái bàn, với chiều cao, chiều rộng và toàn bộ kết cấu của nó”, Paul Gabias chia sẻ trong một bài báo đăng tải trên LiveScience, ông là một người mù bẩm sinh. “Tôi có thể hình dung toàn bộ những đặc tính của cái bàn cùng một lúc như một ‘hình ảnh’ hoàn chỉnh, chỉ là nó không có màu sắc”, ông nói.
Gabias, giống với những người mù khác, xây dựng hình ảnh về thế giới xung quanh dựa trên xúc giác, thính giác và khứu giác. “Thế giới rất phong phú trong mắt những người mù. Chỉ là nó không phải dạng hình ảnh thị giác”, ông bảo. Ông hiện đang là PGS Tâm lý học tại ĐH British Columbia, người thực hiện nhiều nghiên cứu về các khía cạnh tri giác và nhận thức của chứng mù. Kinh nghiệm cá nhân và những kết quả thu được từ công việc nghiên cứu khiến Gabias tin rằng bộ não của những người mù vẫn hoạt động “bình thường” xung quanh việc thiếu thông tin thị giác, bù đắp bằng những cách khác để đạt được kết quả cuối cùng. Tức vẫn có khả năng dựng ra một bản đồ chi tiết về không gian.
Gọi là “tin rằng”, vì Gabias chưa bao giờ biết thế giới trong mắt những người nhìn thấy được như thế nào, nên chẳng thể đối chứng cụ thể.
Nhiều bằng chứng cũng cho thấy khi mất đi thị lực, khả năng của những giác quan khác được tăng lên (hoặc được tập trung xử lý hơn do não không chú trọng vào tín hiệu thị giác nữa), như thính giác và xúc giác trở nên hiệu quả hơn. Cũng giống như một người bình thường dùng xỏ lại đôi giày dưới bàn mà không cần nhìn đến nó, người mù cũng dùng khả năng tương tự để thực hiện những việc phức tạp khác. Đa phần người mù có thể thực hiện các tác vụ thường ngày như nấu ăn, xem phim, đọc sách. Một số khác thậm chí có thể đạp xe, leo núi hay chơi thể thao. Tất nhiên sự quen thuộc của môi trường là một yếu tố quan trọng.
Nhìn chung, những người có thể nhìn thấy được thường nhầm lẫn rằng mù cũng giống như chỉ toàn nhìn thấy màu đen. Nhưng người mù bẩm sinh làm sao biết đâu là đen, khi họ vốn còn chẳng có nhiều ý niệm về màu sắc? Mọi thứ chỉ đơn giản là “không gì cả”, y như sự thiếu hụt nhận thức của chúng ta về những gì nằm ở phía sau lưng. Ta vẫn hình dung được những gì phía sau mình nhờ vào một hình ảnh được hình dung từ tâm trí – dựa trên phân tích thông tin từ các giác quan khác ngoài mắt.
Tính cách có thể thay đổi không?
Tính cách của mỗi con người có thể thay đổi không? Câu nói "giang sơn dễ đổi, bản tính khó...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreVai trò của nhận thức và bộ não
Cách chúng ta tiếp nhận thế giới này không phụ thuộc vào mắt hay những gì ta thấy, mà phụ thuộc chủ yếu vào não bộ. Vì vậy, những gì mắt nhìn được chỉ là một dạng thông tin để não bộ kiến tạo nên hiện thực, bên cạnh những luồng thông tin từ các giác quan khác. Một người mù bẩm sinh rất có thể sẽ không nhận thức rằng bản thân đang bị “thiếu sót”, vì bộ não vẫn thiết kế ra cho họ một thế giới hoàn chỉnh dựa trên các giác quan khác vẫn hoạt động được. Sự so sánh sẽ chỉ đến sau khi họ đã tìm hiểu về cách thế giới thực sự hoạt động với số đông những người sáng mắt.
Vì vậy, những người mù mặc dù có thể cảm thấy bản thân kém may mắn, nhưng cảm giác ấy giống với việc chúng ta cố gắng nhìn ra phía sau lưng của mình trong một thế giới ai cũng có thể làm thế – một cảm giác mất mát không rõ ràng. Tất nhiên việc thiếu rõ ràng này không liên quan gì sự tích cực hay tiêu cực.
Tommy Edison, một người mù bẩm sinh, nhà phê bình phim với kênh YouTube về trải nghiệm của người mù có hơn 700.000 người theo dõi, đã chia sẻ qua những video của mình rằng anh không thực sự hiểu rõ thế giới mình đang bỏ lỡ. Chẳng hạn khi được hỏi về cơ hội được nhìn thấy trở lại, anh bảo rằng mình sẽ thử, nhưng cũng dè chừng rằng rất có thể bản thân sẽ ngợp trong một vài tuần nếu mắt sáng lên. Khi được hỏi về lựa chọn giữa việc mù bẩm sinh và mù do tai nạn, Edison đã chọn mù bẩm sinh như hiện tại.
“Tôi nghĩ rằng nếu tôi có thị lực, và rồi mất nó, có lẽ tôi không vui vẻ được như ngày hôm nay. Tôi nghĩ mình sẽ trở thành một kẻ bất mãn, tức giận và tuyệt vọng. Tôi cảm thấy tốt hơn vẫn là không biết rằng mình đang “mất” gì. Nếu tôi biết rằng mình đang bị “mất đi” thứ gì đó, tôi sẽ rất buồn. Như kịch bản hiện tại, tôi không biết mình thực sự mất gì, tôi hoàn toàn có thể làm theo ý mình và mọi thứ đều ổn thỏa”, ông chia sẻ.
Cũng trong video này, Edison thực hiện cùng Christine Ha – quán quân Masterchef, cũng là một người bị mù kể từ những năm 20 tuổi. Trái ngược với Edison, Christine Ha cho rằng việc có thị lực rồi mất đi là một kịch bản dễ chịu hơn, vì cô đã có thể nhìn thấy chồng của mình, có thể lái xe và nhìn thấy thế giới, trước khi tất cả chỉ còn là một khung cảnh mờ ảo. Ít nhất việc biết rằng mình đã bỏ lỡ điều gì vẫn dễ chịu hơn, theo Ha.
Khi chia sẻ về trải nghiệm mơ, Christine Ha cho biết mình vẫn trải qua những giấc mơ với đầy đủ thị lực như khi cô vẫn còn sáng mắt, và trải nghiệm này thật tệ vào lúc thức dậy và biết rằng mọi thứ chỉ là mơ. Trong khi đó, Edison mặc dù vẫn có những giấc mơ sống động (như mô tả của PGS Gabias ở phía trên), nhưng ông không thực sự nhìn thấy gì cả.
“Khi mơ, tôi không thấy gì cả. Vì tiềm thức của tôi vốn không biết làm thế nào để “nhìn”, vì thế tôi không thể “thấy” trong giấc mơ. Não của Christine nhớ cách để “nhìn”, của tôi thì không. Vì thế tôi chỉ mơ bằng 4 giác quan, như có thể ngửi, nếm, sờ hoặc nghe. Nhưng tôi không thể “nhìn”. Nhưng tất nhiên nó vẫn rất sống động”, Edison kể. Chia sẻ của ông cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó về giấc mơ của người mù. Tất nhiên cả lời kể của người mù về giấc mơ của họ sao cho phù hợp với cách hiểu của người bình thường, lẫn cách ta cố gắng hình dung, đều dẫn đến sai lệch khi nghiên cứu về giấc mơ của nhau.
Làm điều mình thích: cái bẫy lớn của một cuộc đời bất hạnh
Cách huỷ hoại 1 đứa trẻ nhanh nhất là để chúng làm những gì chúng thích. Liệu chúng ta có...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreSự khác biệt về mặt nhận thức trong “hiểu cảm giác của nhau” có thể lớn đến mức khó hình dung, vì rất khó để tạo thí nghiệm đối chứng (chẳng hạn ta không thể có thí nghiệm dựa trên những người mù bẩm sinh, sau đó có thể nhìn thấy hay ngược lại). Nhưng các nghiên cứu nhận thấy rằng vùng vỏ não thị giác vẫn hoạt động với người mù như người bình thường. Nghĩa là thông qua các giác quan khác, não chúng ta vẫn cư xử như thể đó là thông tin cho một dạng “hình ảnh”.
Đồng thời, đôi lúc người bình thường với đầy đủ giác quan nhưng bị tổn thương não bộ có thể khiến thông tin nhận được từ giác quan trở nên vô dụng. Ngoài hội chứng “bỏ quên một phía” như đề cập ở trên, còn có:
– Aphantasia: mất khả năng hình dung những hình ảnh trong tâm trí. Những người bị chứng này sẽ mất đi khả năng ghi nhớ âm thanh, mùi hay cảm giác. Đôi lúc còn dẫn đến hội chứng prosopagnosia khiến mất khả năng nhận diện khuôn mặt. Tất nhiên ngay cả khi các giác quan không hề bị mất chức năng.
– Agnosia: không có khả năng nhận biết thông tin về cảm giác. Agnosia lại được phân thành nhiều loại, về mất khả năng nhận biết đồ vật, người, âm thanh, hình dạng hoặc mùi, cảm xúc, màu sắc, cảm giác… trong khi trí nhớ vẫn còn tốt và các giác quan vẫn hoạt động bình thường.
– Allochiria: bị nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái, hiểu nhầm tín hiệu từ phần cơ thể bên này sang phần bên kia, chẳng hạn bị đánh vào tay phải lại cảm giác đau ở tay trái.
– Anosognosia: mất nhận thức về bản thân. Người mắc bệnh này thường từ chối tin rằng mình đang sở hữu các bộ phận cơ thể của bản thân, và có xu hướng không dùng đến chúng. Chẳng hạn quên mất, hoặc không tin rằng cánh tay của mình là của mình.
– Hemimotor neglect: lơ là vận động. Người bị mắc chứng này thường không dùng đến tay chân của mình, mặc dù chúng vẫn bình thường. Việc lơ là này có thể dẫn đến chứng teo cơ hoặc mất khả năng vận động các chi thật.
– Cortical blindness: mù vỏ não. Trái với người mù, người mắc bệnh này vẫn sở hữu mắt có thể nhìn thấy được, nhưng phần vỏ não chịu trách nhiệm xử lý thông tin thị giác lại bị tổn thương. Do vậy, họ không thể nhìn thấy dù não bộ vẫn nhận thông tin từ mắt. Một điều đáng lưu ý, nhiều thí nghiệm thực hiện trên các đối tượng bị mù vỏ não (chủ yếu là khỉ), cho thấy não bộ vẫn phản ứng với hình ảnh thị giác thu được từ mắt, mặc dù chủ nhân của chúng không nhận thức được điều đó.
Nhìn chung, sự “mù” hay những mất mát nhận thức khác phụ thuộc nhiều vào não bộ. Do vậy, bộ não hoàn chỉnh và giác quan hư hại vẫn là kịch bản tích cực hơn ngược lại (tất nhiên cả hai đều tệ hơn việc cả não bộ lẫn giác quan đều hoạt động bình thường).
Kiến thức đầy đủ về Bệnh Trầm Cảm: triệu chứng và chữa trị
Theo nghiên cứu của các tổ chức Mỹ, hàng năm đất nước này có khoảng 10% hoặc 21 triệu bị...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreNhưng dù sao đi chăng nữa, đó chỉ nhận xét về mặt lý thuyết, vì cuộc sống thực tế phức tạp hơn nhiều so với chỉ tính đến cảm nhận của bộ não, xét trong một môi trường lý tưởng. Vì nếu thế giới chỉ toàn người mù sống chung với nhau, có thể họ đã thực sự xây dựng xã hội xoay quanh đó mà không nhận thức được sự thiếu hụt của mình, nhưng…
Những trở ngại mà người mù gặp phải
Xã hội chúng ta đang sống là một môi trường phức tạp và nguy hiểm, với cả những người sở hữu đầy đủ chức năng tri giác. Chúng ta cần một mức độ nhận thức và ý thức nhất định để tham gia vào các hoạt động sống ở thế giới thực – nơi mọi thứ đều tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, cuộc sống của người mù trong thế giới được thiết kế cho những người sáng mắt ắt hẳn cũng gặp nhiều trở ngại.
Chẳng hạn, cấu trúc nhà ở vuông vức, mức độ bê tông hóa cao, đồ điện tử, đồ nội thất góc cạnh, đường giao thông chạy dọc khắp các khu vực dân cư… vốn là điều bình thường với những người có thị giác tốt, nhưng không mấy thân thiện với người mù.
Sự phức tạp của cấu trúc đô thị hiện đại thực ra chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời đầy trở ngại của người mù.
Vì gặp vấn đề trong cảm nhận ánh sáng, khoảng 70% người mù mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ 24h, khiến họ có thể thức/ngủ quá 24h, hoặc ngủ vào ban ngày và thức vào buổi tối. Một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy người mù thường xuyên gặp ác mộng hơn so với người bình thường.
Hay với những bản năng sinh học và xã hội, chúng ta đã biết rằng trẻ em hiểu về thế giới xung quanh dựa trên khả năng quan sát từ bé, cả quan sát môi trường xung quanh lẫn quan sát bắt chước người khác. Do vậy, trẻ em bị mù bẩm sinh cũng gặp vấn đề trong phát triển ngôn ngữ, nên chậm nói hơn, mặc dù bắt đầu phát âm sớm hơn, đồng thời vốn ngôn ngữ cũng phụ thuộc mạnh vào những gì thường nghe được (do đã mất đi nguồn học quan trọng khác là quan sát).
Không những thiếu đi khả năng học thông qua bắt chước người khác, trẻ mù bẩm sinh cũng không có khả năng nhận thức liệu khuôn mặt của mình có đang biểu cảm đúng hay không. Việc không thể thấy được biểu cảm của bố mẹ hay người xung quanh cũng khiến họ không biết cách thực hiện cho đúng. Do đó, mặc dù một phần trong việc thể hiện biểu cảm là bẩm sinh, người mù thường có những kiểu biểu cảm “kỳ dị” hoặc “bất thường” mà họ không hề biết.
Mất khả năng thị giác ngoài việc mất đi khả năng giao tiếp bằng ánh mắt còn kéo theo những vi phạm nguyên tắc trong giao tiếp xã hội thông thường như:
– Thiếu biểu cảm khuôn mặt và cơ thể.
– Vô tình có những cử chỉ khiến người khác hiểu nhầm rằng họ đang không vui hoặc không có hứng thú.
– Nói khi chưa đến lượt, hoặc không nói khi đến lượt.
– Đứng quá gần.
Người bình thường khi tiếp xúc với người mù ngoài bối rối với những lỗi giao tiếp trên, cũng dễ trải qua cảm giác e ngại, tội lỗi hoặc bị “nhắc lại nỗi sợ bị mù”, cảm giác “không giống nhau”… khiến họ không thoải mái.
Nếu bạn “cảm thấy cô đơn” hay “hạnh phúc khi ở một mình”, hãy đọc ngay bài viết này
Năm 1972, nhà thám hiểm và nhà khoa học người Pháp Michel Siffre đã giam mình dưới một hang động...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreNgười mù cũng cần rất nhiều nỗ lực để duy trì những nguyên tắc xã hội khác mà có thể họ không thực sự cảm nhận được sự cấp thiết, như chăm sóc vẻ ngoài hay lựa chọn trang phục, trang trí nội thất phù hợp. Họ phải thường xuyên cạo râu mặc dù không biết bản thân trông ra sao, và khi đặt cạnh người khác sẽ như thế nào, cũng như không hiểu rõ các quy chuẩn về cái đẹp của xã hội. Người mù cũng phải chú ý đến cách ăn mặc để không tạo ra sự khó chịu cho người khác, ngay cả khi họ không có bất kỳ nhận thức nào về màu sắc, hay rộng hơn là gu thời trang.
Nhưng cả thử thách về biểu cảm khuôn mặt, lẫn giao tiếp hay cách ăn mặc… đều có thể được đảm bảo khi người mù ý thức rõ tầm quan trọng của chúng, tích cực tìm hiểu và luyện tập. Vì việc không biết cách cư xử, hay có gu ăn mặc tệ hại thực ra là vấn đề của cả những người có thị giác tốt, do kiến thức nghèo nàn và sự thiếu hụt nhận thức về tầm quan trọng của chúng trong giao tiếp xã hội mới là thứ giữ vai trò quyết định ở đây. Đó là những thứ cần phải học, người mù ý thức rõ điều đó, trong khi nhiều người nhìn thấy được lại xem nhẹ hoặc chỉ hành động dựa trên kinh nghiệm, cảm tính hoặc ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Việc mất đi thị giác, ở khía cạnh nào đó, còn là một lợi thế để ngắm nhìn và xem xét xã hội mà ít chịu tác động bởi thiên kiến. Có thể đó là lợi thế khi không còn vướng phải các định kiến một cách tự nhiên, như không bị ảnh hưởng bởi định nghĩa về cái đẹp của xã hội, những hình mẫu, những biểu tượng và hàng loạt sản phẩm thị giác khác vốn nhuốm nặng tính xâm lấn, tuyên truyền.
Như Edison khi được hỏi về “lợi thế của việc mù”, đã cho rằng đó là việc ông không chú ý quá nhiều vào tuổi tác của người khác như người bình thường. Edison không thực sự hiểu sự già đi trông ra sao về mặt thị giác, đến mức có tác động lớn đến người bình thường như thế. Christine Ha thì kể rằng kể từ sau khi cô bị mất thị giác, cô không còn đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài nữa.
Cũng dựa trên ghi chép về giấc mơ của những người mù, họ ít mơ về thành công hoặc thất bại của bản thân hơn, ít mơ về các tương tác gây hấn và thường xuyên mơ về chuyện ăn uống hơn.
Nhân tướng học có đúng không?
Nếu bạn còn thắc mắc nhân tướng học có đúng không thì cũng đường quên câu "tốt gỗ hơn tốt...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreVới nỗ lực tự thân, và sự hỗ trợ từ xã hội, người mù có thể tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng, như đọc sách, chơi thể thao, xem phim, đi du lịch một mình và hơn thế. Như Edison thậm chí còn là một nhà phê bình điện ảnh hay Christine Ha đã trở thành vua đầu bếp. Còn với người bình thường, việc có đầy đủ giác quan không thực sự đóng vai trò lớn cho một cuộc đời thành công và viên mãn, trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp và bản năng sinh học chỉ là một vài điều kiện cơ bản.
Tuy vậy, người mù vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc hòa nhập với thế giới của những người bình thường. Chẳng hạn những đứa trẻ mù có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa, từ đó bố mẹ sẽ lo lắng bảo bọc nhiều hơn, gián tiếp dẫn đến việc phát triển chậm. Hoặc xã hội vẫn còn nhiều định kiến “tưởng tốt nhưng không tốt” về người mù (hay rộng hơn là về người khuyết tật), đặt họ vào một motif và bối cảnh xã hội rất hẹp, gián tiếp ngăn cản cơ hội phát triển tự thân của họ.
Ở một khía cạnh nào đó, tất chúng ta đều mù mờ về thế giới và về bản thân. Vì vậy, lầm tưởng rằng bản thân có đôi mắt sáng nhìn được tất cả mọi thứ có thể là trở ngại lớn khiến ta không thể nhìn được rất nhiều thứ.
Theo: Monster Box
Xem thêm
Đạo Bụt, Đạo Phật và chuyện ‘biết bỏ qua’
Bỗng nhiên tôi phát hiện ra trên một số mục Wikipedia tiếng Việt về Phật giáo, một vài người dùng...
Read more