Lúc Pháp chuẩn bị cho Leclerc chiếm lại Sài Gòn, tôi và một số Việt kiều bàn với nhau là phải rút kinh nghiệm không họp báo như Trần Đức Thảo mà phải tiếp tục phong trào chống Leclerc bằng cách rải truyền đơn tố cáo dã tâm của thực dân Pháp. Truyền đơn nói được cặn kẽ và có thể phổ biến cho hàng vạn người.
Tôi phụ trách vài chục anh em lao động, chia nhau đi nhiều nơi ở Paris vào một sáng ngày chủ nhật người dân không phải đi đến công sở mà đi chợ và nhà thờ là chính. Riêng tôi thì phục kích ở nhà thờ thánh Geneviève ở trung tâm quận La tinh. Tôi mang theo trong túi mấy ngàn tờ truyền đơn và bắt đầu phát, chủ yếu cho những người đi chơi và những người vào nhà thờ. Đang phát có vẻ thuận lợi, thì dí ngay truyền đơn vào tay một tên cảnh sát to lớn. Nó liếc qua và cầm ngay tay tôi lại, dí súng lục vào người và nói: đi theo tao! Nó đưa tôi đến một ô tô cảnh sát đậu gần đó và đưa thẳng đến một nơi mà ai cũng biết là “nhà tù trung tâm Paris” (Prison centrale de Paris); trong khi đi đường có hai thằng cảnh sát đã ngồi chờ trong xe, chúng đã lục túi tôi và lấy gần hết truyền đơn, nhưng cũng còn sót lại một vài trăm tờ. Đến nơi tôi đã thấy rằng tôi sẽ có một người bạn Việt Nam, một anh công nhân cũng bị bắt như tôi ở một nơi khác, và bị đưa đến trước đó một chốc, rồi nó đưa tôi và anh đó vào một buồng chung nhưng trong buồng đó đã có vài chục người có vẻ là những người du thủ du thực, tất cả vào khoảng chục người kể cả chúng tôi. Rồi cảnh sát đi ra khoá cửa lại. Tôi còn trong túi mấy trăm cái truyền đơn nên phát cho những người cùng cảnh ngộ, mỗi người vài chục tờ để đọc và họ cũng nhanh tay vứt sang cho những phòng bên cạnh cho những người khác thưởng thức. Ngày đó, từ sáng đến tối chúng tôi không được ăn gì nhưng cũng may các người đến trước chúng tôi cũng còn thừa chút bánh mì và thức ăn gì đó, nên cũng đói chút ít thôi. Ngủ lại ở đấy một đêm, sáng mai lại có những tay cảnh sát khác đến và nói với hai chúng tôi là: phải đi đến Fresnes!. Ở Paris ai nghe đến Fresnes cũng rùng mình, bởi đó là nơi Đức quốc xã đã giam những tủ tù, và khi Pháp được giải phóng, Pháp đã bắt giam những tay SS khét tiếng nhất của Đức quốc xã để trả thù. Chế độ tù ở đấy là khắc nghiệt nhất trong các nhà tù của nước Pháp. Chúng tôi đến sau gần một tiếng đi ô tô, đến nơi thì phải mặc áo tù ngay, và chưa đưa vào buồng tù người cai tù đã xin phép chúng tôi cạo trọc đầu và mang số tù nhân. Sau đó chúng nó đưa hai anh em chúng tôi vào một buồng mặt tiền bề ngang đúng một mét và bề dọc hai mét, tiện nghi duy nhất là một cái bô để đi đái, ỉa và một thứ giống như một chiếc chiếu bằng rơm mỏng của nhà tù.
Lúc đó vào khoảng đầu tháng 9 thời tiết Paris bắt đầu rét thỉnh thoảng một thằng gác đi qua nhìn vào xem chúng tôi có phản ứng gì nguy hiểm không… Anh bạn tôi là người Hà Tĩnh tên là Nguyễn Văn Trâm, vào khoảng 30 tuổi, trước là lính thợ, Pháp mộ qua để làm hậu cần cho quân đội Pháp trong chiến tranh. Anh ta rất lạc quan và nói: hai anh em chúng mình, anh là trí thức, tôi là thợ, sẽ sống với nhau không sợ gì hết, chúng ta đã không sợ Đức thì bây giờ cũng không sợ Tây… Đến giờ trưa, chuông báo hiệu là giờ ăn có tên gác Pháp mở khoá chìa cho hai chúng tôi một bát canh rau gì đó và hai miếng bánh mì, anh bạn tôi nói: mình ở ngoài thì phải ăn gấp ba bốn lần thế này nhưng ở trong này chỉ cần thế này là đủ. Xong rồi chúng tôi hai người được một cốc chung nước lã. Đến vào khoảng hai giờ trưa chuông nhà tù réo lên, báo hiệu giờ đi dạo, chúng tôi được tập hợp ở hành lang và được đẩy ra sân chung của nhà tù thì ở đấy đã có gần trăm tên lính Đức vừa SA vừa SS đã đứng xếp hàng trước tôi để đi dạo, tên nào tên ấy đều gầy còm lòi xương, lưng còng, chân khập khiễng, đầu trọc cũng như chúng tôi, người trước kẻ sau đi vòng quanh mấy tiếng trong sân dưới trời nắng chang chang. Mấy tay SS này, ai cũng biết là những người lính được ưu đãi nhất của quân đội Hít-le, thường là hồng hào to béo, nhưng về Fresnes một thời gian ngắn thì anh nào anh ấy đều gầy như ma đói. Chúng tôi hiểu ngay là với chế độ chỉ như của chúng tôi thì ai cũng đến với tình trạng đó sớm chưa kể nếu bị tra tấn. Anh em tôi không khỏi biết chúng trước đây chắc cũng gây nhiều tội ác đối với dân chúng bị chiếm đóng nhưng … riêng tôi, tôi cố gắng tìm trong mấy trăm đứa đó có đứa nào hơi giống một trong hai tên SS đã không bắt tôi mặc dù có lệnh (như tôi đã kể chuyện trong bài “Beethoven đã cứu tôi”), biết đâu trong trăm người xấu cũng có một người tốt, và biết đâu người SS đã không bắt tôi lại không ở trong mấy trăm người đi trong sân với tôi…
Xem thêm:
Sài Gòn và Singapore trước năm 1975 thực sự thế nào?
Sài Gòn và Singapore trước năm 1975 thực sự thế nào? Người Việt chúng ta rất thích thú với câu nói của thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: "hy vọng một lúc nào đó Singapore...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
Về chiều chúng tôi ăn cũng không ăn hơn bữa trưa, nhưng chúng tôi ngại nhất cái rét dù mới đầu tháng 9, khí hậu trong phòng của tôi cũng đã chỉ còn khoảng 12 độ. Chúng tôi bèn nghĩ ra một cách là hai anh em phải đánh quyền Anh với nhau cho đến khi chảy mồ hôi ra mới nằm xuống ngủ, đắp chiếc chiếu rơm mỏng. Và sau này, không phải trước khi ngủ mà hầu như rất nhiều lần trong ban ngày khi nhiệt độ mỗi ngày hạ dần, hai đứa phải đánh nhau gần như liên tục, không phân thắng bại.Sức khoẻ chúng tôi yếu dần vì thấy những quả đấm nhau càng ngày càng yếu đi, chúng tôi cũng không được phép phát biểu gì với ai bởi vì không gặp được ai cả, kể cả người đưa thức ăn uống cũng có lệnh không được nói chuyện với người tù, còn liên lạc với bên ngoài thì tuyệt đối không được dùng bất cứ phương tiện gì như thư từ, nhờ nhắn ai đó… Vì chưa được đưa ra xét xử, nên chúng tôi chưa bị tra tấn gì, nhưng nghĩ chắc chúng nó cũng phải tìm thêm lai lịch chúng tôi như thế nào rồi mới xét xử. Dần dần chúng tôi cũng quen với việc ăn ít, uống ít và đi ngủ sớm sau vài trận đánh nhau trong buồng, mà cũng thấy đi quanh sân hai lần trong ngày với hàng trăm thằng SS cũng có cái vui là tôi bắt chuyện được với một vài thằng để không quên chút ít tiếng Đức mà tôi đã học. Cứ như vậy, trong hơn một tháng bỗng nhiên một buổi sáng nào đó người đưa thức ăn cho chúng tôi mở cửa và nói: chúng mày sắp no, rồi và đưa cho tôi một gói to, mở ra thì thấy một ổ bánh mì thơm ngon và một con gà tây đã luộc chín nhưng nguội lạnh rồi, không có địa chỉ người gửi vì hình như đấy là kỷ luật không được có thông tin ngoài nhà tù. Hai anh em chúng tôi đoán thế là hội Việt kiều đã biết chúng tôi ở đây và đã can thiệp để chúng tôi được tiếp tế… Trong hội Việt kiều có một số anh em đã cùng tôi làm các truyền đơn này nên tôi hy vọng họ sẽ can thiệp hơn nữa để chúng tôi được ra tù sớm. Nhưng đến khi ăn gà chúng tôi mới biết là rất khó ăn, vì đã hơn một tháng không quen ăn ngon, nên mỗi người chỉ ăn được một ít rồi thấy chịu, không tiếp tục được nữa. Chúng tôi bèn gói phần còn lại thành ra vài gói nhỏ, khi đến giờ đi dạo quanh sân chúng tôi lén nhét cho những thằng SS đi gần chúng tôi. Lúc đầu chúng sợ quá, không giám cầm, nhưng chúng tôi nói: gà đấy, gà đấy! thì chúng nhét vội trong túi quần và sau những lần đầu tiên đó, khi chúng tôi vẫn tiếp tục được gà ở ngoài tiếp tế vào, chúng biết cách thay đổi người đi gần chúng tôi để cho sự nhận được gà công bằng hơn. Vì sự lơ là không biết cố ý hay là vô tình của lính gác Pháp, nên những chuyến cho gà vẫn tiếp tục trót lọt như vậy hàng mấy tuần sau này nữa (cố nhiên chúng tôi cũng quen dần với gà, và người gửi cũng thỉnh thoảng thay đổi khi thì gà, khi thì bò, khi thì cá, nên thực đơn càng ngày càng thích hợp, có khi chúng tôi còn nhận được khoai tây rán, mùi thơm của nó rất hấp dẫn, và làm chúng tôi nhớ đến những tiệm ăn lúc đang còn tự do…).
Cho đến một ngày gần cuối tháng chạp tây khi chúng tôi mặc dù ăn cũng khá nhưng đã quá thấm cái rét của mùa đông trong bốn vách tường trơ trụi (luật cấm không được gửi vải vóc, áo quần) chúng tôi được gọi đến tay tổng gác nhà tù và được nghe nó tuyên bố: Hai người được lĩnh án “tự do tạm thời” rồi nó bảo các anh lấy lại những đồ đã trút ra lúc vào. Chúng tôi đến tủ lấy áo quần, dày, mũ đã gửi lại nhà tù lúc vào, trừ đầu tóc hai đửa thì chưa mọc lại kịp nên cũng không đòi lại được. Tiền chúng tôi phải gửi lại còn nguyên để đủ đi tàu điện ngầm, ai về nhà nấy sau khi được nghe tuyên bố là mỗi tuần phải đến trình diện với “sở tổng cảnh sát Paris” một lần. Anh bạn tôi thì về chung cư của anh em thợ thuyền, còn tôi về nhà anh Phạm Huy Thông (vì trước tôi đã in truyền đơn với anh Thông). Anh chị Phạm Huy Thông quá ngạc nhiên và mừng rỡ khi thấy tôi gày gò, xanh xao bước vào nhà, và nói: “Chúng tôi biết anh sẽ được thả ra nhưng chúng nó không cho biết ngày nào…Đây là kết quả của hoạt động anh em hội chúng ta đã tỏ chức nhiều cuộc biểu tình với khẩu hiệu và la ó: “Hãy thả Trần Đức Thảo, hãy thả Nguyễn Hy Hiền” bằng tiếng Pháp và có cả tiếng Ý nữa (vì chúng tôi đã thuê một nhà luật sư Ý để can thiệp cho Thảo và Hiền). Nhưng căn bản nhất là chúng nó biết Hồ Chủ Tịch sắp đến Paris để lãnh đạo hôi nghị Fontaineblau nên chúng nó phải tỏ ra có thiện chí, chứ cả hai anh đều bị kết tội rất nặng là đe doạ nền anh ninh quốc gia” (Attentat à la sureté de l’Etat).
Một thời gian ngắn sau, anh Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm và tôi được cử đi theo đoàn Việt Nam ở hội nghị để giúp đỡ đoàn trong công các tìm tài liệu về tôi ác và sự bóc lột của thực dân Pháp từ lúc chúng xâm chiếm Việt Nam cho đến 1945…
Tôi có hỏi thêm Anh Chị Phạm Huy Thông rằng trong thời gian tôi ở tù ai đã tiếp tế cho chúng tôi thì anh Thông nói: Denise là chính, cô ta từ lúc biêt chỗ anh bị giam thì ngày nào cũng đi chợ chọn thức ăn về nhà nấu nướng và gói ghém chu đáo. Tôi chỉ là người vận chuyển lên Fresnes, thỉnh thoảng cũng có nhờ anh em lính thợ Việt Nam giúp vận chuyển, nhưng không hề biết các món ăn có hợp với anh và bạn anh không. Sau khi tôi kể sơ qua việc cho bọn SS ăn thêm, Anh Chị Phạm Huy Thông rất vui và nói: chúng tôi không ngờ còn nuôi thêm vài tù binh khác nữa, anh ra tù chắc chúng nó nhớ tiếc lắm đấy.
Xem thêm:
Bác sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu: “tôi sẽ mặc trang phục Việt Nam đi làm” trên đất Pháp
Henriette Bùi: Kể từ cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi với bác sĩ trưởng khoa, thái độ của ông ta đã rất rõ: Khi tôi nhận chức, ông ta ngay lập tức bảo: "Cô...
Thomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn chui vào bằng đường tai. Với một lời thầm thì”. (Peaky Blinders, Mùa 2, Tập...
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ doanh nhân trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc những lời yêu thương trong bức thư...
Những loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một số loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Nam Nguyễn (trích Tưởng rằng đã quên).