Khi xem một số bộ phim, bạn có thể thấy đỉnh đầu của các vị hòa thượng, cao tăng xưa thường có nhiều chấm tròn nhưng ngày nay lại không xuất hiện. Hãy cùng Menback tìm hiểu lý do vì sao nhé.
Thể hiện lòng thành
Có bao giờ bạn xem phim cổ đại Trung Quốc và nhận thấy rằng các vị cao tăng thời xưa thường có rất nhiều chấm tròn, tuy nhiên ngày nay, các vị hòa thượng lại không xuất hiện dấu tròn ấy nữa. Những dấu tròn này có ý nghĩa riêng, thể hiện sự lòng thành xuất phát từ một câu chuyện tại Trung Quốc.
Vào thời kỳ đầu nhà Nguyên (Trung Quốc), có một vị hòa thượng tên xưng là “Trí Đức”, ông được vua đánh giá rất cao và tôn kính. Trong thời gian xuất ra, để thể hiện lòng thành tĩn ngưỡng của mình với Phật Giáo, vị hòa thượng này đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm đen. Hành động này của ông lập tức nhận được sự tán thưởng của Hoàng đề.
Sau đó, phong tục này trở nên thông dụng và được lưu truyền về sau. Theo thời gian thay đổi, các chấm hương dần trở thành một biểu trưng cho thân phận của một người. Nhiều người tin rằng chấm hương trên đầu càng nhiều thì minh chứng vị hòa thượng ấy đã tu vi càng lâu.
Nhiều bộ phim truyền hình cổ trang khi xây dựng bối cảnh, nếu đúng vào thời nhà Nguyên thì hình ảnh các vị hòa thượng có chấm trên đỉnh đầu là hợp lý. Ngược lại, các bộ phim cổ trang lấy bối cảnh trước thời nhà Nguyên là sai sót, chưa thực sự tìm hiểu kỹ bối cảnh lịch sử.
Không phải đặc trưng của Phật Giáo
Tuy nhiên, vết chấm đen này không phải là một nét đặc trưng của Phật Giáo mà chỉ có người Hán ở Trung Quốc mới làm cách này. Thực tế là khi xuống tóc đi tu, các tiểu hòa thượng phải trải qua kiểm tra, thử thách, đạt tiêu chuẩn thì mới được chấm hương lên đầu.
Chấm đầu tiên sẽ được gọi là “thanh tâm”, với ý nghĩa vượt qua cửa ải “thanh tâm quả dục”. Sau đó, rất nhiều bài kiểm tra khác sẽ cần vị hòa thượng đó phải vượt qua, ví dụ như chấm hương thứ 2 là lạc phúc (không thể tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian),..
Nếu vị hòa thượng không thể vượt qua hết tất cả các bài kiểm tra thì số chấm hương trên đầu sẽ chỉ dừng lại ở bài thi người ấy làm được. Sau đó, có nhiều tranh cãi liên quan đến việc chấm hương này, cho rằng không cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy đến năm 1983. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc có văn thư nói rằng tập tục không có nguồn gốc trong Phật giáo và có hại cho sức khỏe, từ nay nên bỏ đi.
–
TẠP CHÍ MENBACK