Cứ vào các hội nhóm “bỏ phố về rừng” sẽ thấy cứ một người muốn thoát ly phố thị lên stt thì ở dưới có hàng trăm đứa bán đất còm-ment, inbox sang nhượng lại… đủ để thấy một thằng muốn ở thì 9 thằng muốn bỏ của chạy lấy người.
Đời sống đô thị khắc nghiệt, làm ít tiêu nhiều, càng làm càng nghèo khiến các cháu teen teen thường ôm mộng sẽ bỏ phố về quê “nuôi cá và trồng thêm rau”, phối hợp thêm với việc lên facebook nhìn những hình ảnh núi non hùng vĩ, sông suối mộng mơ, không khí trong lành… càng làm cho ý chí thoát phố thêm mãnh liệt.
Thôi thì để các cháu thêm nghị lực tắt báo thức, xuống giường, đi đái, rửa mặt để còn kịp chạy đến công ty làm nốt cái báo cáo trễ deadline, tôi cũng phán luôn cho nhanh: rời phố thị để về quê an nhàn là đặc quyền của người có tiền và có rất nhiều tiền. Nghèo thì về quê cũng được nhưng phải xác định đấy chỉ là việc thay đổi môi trường nghèo mà thôi.
Đọc đến đây nếu cháu nào não trạng đang sôi lên vì tức thì đề nghị chim cút. Vài năm sau mở lại tút này sẽ tự thấm thía và thả tym. Đừng bật tôi vì riêng món cãi nhau thì suốt mấy chục năm qua tôi là bất bại.
Sống ở đâu cũng cần có ý chí, năng lực và đặc biệt ở những vùng quê thiếu thốn cơ sở vật chất thì càng cần có ý chí, năng lực. Sự khắc nghiệt của cuộc sống hiện diện đầy đủ từ nơi đô thị loại 1 đến một xã nông thôn mới hoặc tận nơi thâm sơn, cùng cốc – chỉ có điều nó hiện diện theo những cách khác nhau mà thôi.
Ngoài những khung hình vùng quê hoàng hôn – bình minh nhiều like đẹp như tranh vẽ mà các cháu thấy trên facebook thì 23 giờ 59 phút còn lại chúng mình phải chiến đấu với cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi khi là sinh tồn khi xảy ra sự cố.
Các cháu cần biết rằng người sống quê sinh hoạt rất vất vả, cơ cực, không bao giờ có chuyện cứ cắm vài hạt giống là sẽ có khu vườn trong mơ để chiều vừa checkin vừa nhón tay hái quả bán kiếm tiền.
Thực tế, có đủ thứ khác như dịch bệnh, mất mùa, mất giá bủa vây lấy cái đầu bò ngu ngục ảo tưởng đời màu hồng khi bỏ phố về quê.
Như trên tôi đã nói, nếu đã có một số tiền lớn đầu tư sinh lợi ở đâu đó hoặc ít nhất là gửi ngân hàng lấy lãi tháng vài chục củ và về quê với tâm thế làm nông chỉ để cho vui, không phải lo chạy ăn từng bữa thì không sao. Còn nếu đang quen với cuộc sống tiện nghi thành thì mà dứt áo về quê mưu sinh bằng nghề nông thì tôi khuyên quý phụ huynh của bọn này nên cất kỹ sổ đỏ của gia đình vì kiểu gì cũng có ngày nó cầm đi cắm.
Mỗi môi trường sống sẽ tạo ra nhóm người khác nhau và đều trải qua khó khăn gian khổ, chính vì thế tôi dị ứng với bọn già ngulon hay bĩu môi chê các cháu ở thành thị là “gà công nghiệp”, rằng “thời tao bằng tuổi chúng mày là phải chăn trâu, cắt cỏ”… thế bằng tuổi các cháu bây giờ chúng mày nói được chữ ngoại ngữ nào chưa? Thuyết trình được một bài luận nhỏ nào chưa? Hay mặt mũi đứa nào đứa nấy ngu như vẫn ngu suốt mấy chục năm qua? Hỏi là đã trả lời
Nói để thấy, mỗi môi trường sẽ khiến con người “tài giỏi” theo cách riêng của họ và khi quyết định thay đổi môi trường thì cần cân nhắc cẩn thận gấp trăm lần. Sống ở nơi full vạch 4g, bước ra đường mua đồ ăn không mất tới 10 bước chân, ốm đau là ghé ngay vào bệnh viện trung ương thì đa phần sẽ không hình dung đuợc thăng trầm cuộc sống nơi quê nghèo thiếu thốn.
Lễ, tết thì mò về quê du lịch vài ba ngày, thấy cuộc sống bình yên ở vùng quê, cảm giác lạ lẫm, thích thú nên ảo tuởng, mơ uớc đó là cuộc sống mình cần. Nhưng hỡi ôi, thử 1 tháng bị xích lại ở tại chốn bồng lai thử xem mỗi tối có gớt nước mắt nhớ về Xì Gòn hay khong? Chưa kể bao nhiêu món ngon, vật lạ, giải trí, tiêu khiển của phố thị không dễ gì một sớm một chiều forrmat khỏi đầu.
Cứ vào các hội nhóm “bỏ phố về rừng” sẽ thấy cứ một người muốn thoát ly phố thị lên stt thì ở dưới có hàng trăm đứa bán đất còm-ment, inbox sang nhượng lại… đủ để thấy một thằng muốn ở thì 9 thằng muốn bỏ của chạy lấy người.
Nếu không đủ tiền để thuê người setup và vận hành cả trang trại rồi mình về thảnh thơi hưởng thụ thì viễn cảnh sáng gà chưa gáy đã phải đi ra đồng, cầm cuốc rộp hết bàn tay, rau củ trong vườn chưa chắc cứ trồng là thu hoạch được, gia súc đôi khi bệnh tật chết sạch… sẽ không còn xa nữa.
Người trẻ thì nên phấn đấu với những gì mình đang bước đi, khó khăn, gian khổ là điều tất yếu… quê hương không chỉ là chùm khế ngọt mà coi chừng leo lên đọt là gặp khế chua.
Đừng nghe bọn diễn giả online ra rả câu “Hãy là chính mình” rồi sẵn sàng bật lại những người đi trước thành tâm góp ý, khuyên răn. Người ta chỉ xứng đáng là chính mình khi bản thân đã có thành tựu. Trong truyện thần thoại, “Thần chiến thắng” là vị thần bị điếc 1 bên tai, bên tai điếc là để nghiêng qua phía những thằng thất bại vì chúng nó nói gì đi nữa cũng đều vô nghĩa.
Cả một thanh xuân lười, ngu, mau nản chí, húng chó, tự ái vặt… thì là “chính mình” làm caideogi hỡi ôi?
Bài viết hữu ích
Được làm việc mình thích có tốt như chúng ta vẫn tưởng?
“Khi làm việc mình thích thì anh có đỡ stress hơn không?”, bạn gái tôi quay sang hỏi, khi tôi...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK