Tiếp tục những bài viết giúp chúng ta hiểu hơn về bản ngã, phần 3: chúng ta không tốt như chúng ta nghĩ. Trước khi bắt đầu, mời các bạn cùng đọc phần 1 và phần 2 nhé:
Cách đây 2 tháng, đang ngồi cắt tóc thì anh thợ hỏi vui, là tôi có nhậu nhẹt, cờ bạc hay gái gú gì không?
Tôi bảo, gái gú thì có chút chút, nhưng đó là trước khi cưới vợ rồi, chứ giờ đã lập gia đình nên không dám tơ tưởng nhiều nữa. Còn cờ bạc thì không, nhậu nhẹt cũng không, cùng lắm xã giao vài chai nếu có tiệc vui… chứ không bao giờ để say sưa đến mức nói chuyện lung tung.
Chưa kịp dứt câu thì bà chủ tiệm đang làm khách kế bên mới nhìn qua, “giờ thì nói thế thôi, chứ đụng chuyện thì mới biết, đàn ông chẳng thằng nào tốt lành được lâu đâu. Không dính cái này rồi cũng dính cái khác, nhất là chuyện tình ái.”
Tôi nghe xong, lòng hơi gợn gợn tý, vì bà chị nói thẳng quá, nhưng tôi vẫn vui vẻ nhìn qua đáp lại, “chị nói chuẩn, đàn ông chúng em chỉ khác nhau là thằng nào kiềm chế tốt hơn thôi !”
Bả nghe tôi đáp, miệng cười nhép và không nói gì thêm, nhưng ánh mắt thì vẫn kiểu nghi ngờ, để xem chú em tử tế và ngoan hiền được bao lâu.
Tôi kể lại câu chuyện này vì nó liên quan đến câu chuyện tiếp theo, cụ thể là tuần trước đang nói chuyện với thằng em thì nó hỏi: tại sao chúng ta lại cần pháp luật và nhà nước quản lý, chúng ta tự trị không được sao?
Câu hỏi nghe hơi ngớ ngẩn, vì xưa giờ, thời anh em chúng ta sinh ra thì nhà nước và pháp luật đã ở đó rồi, nên giờ ai hỏi tại sao có thì nghe hơi lạ.
Chúng ta không làm chủ được chính mình
Có một sự thật, con người chúng ta chỉ ‘ngoan ngoãn’ khi được quản lý và được kiểm soát mà thôi. Chúng ta không làm chủ chính ta được nên phải có cái gì đó làm chủ lại ta mà thôi. Vì khả năng tự quản lý bản thân của chúng ta cực kỳ thấp.
Nếu không có nhà nước và pháp luật, để nhà ai nấy quản thì chúng ta sẽ giết nhau đến khi nào chỉ còn 1 người cuối cùng sống sót. Con người vốn dễ biến chất nhất khi đưa vào các tình huống hay môi trường cùng cực, cụ thể là đụng đến chuyện sinh tồn hay cái chúng ta đang tham đắm thì thôi rồi.
Dễ hiểu hơn thì anh em có thể hình dung một tình huống như sau:
Tôi và 99 người nữa, bị đưa lên 1 cái đảo hoang, trong đó có 80 nam và 20 nữ, độ tuổi từ 18-45. Những ngày đầu tiên thì chưa có gì xảy ra đâu, vì chủ yếu là chia nhau ra kiếm ăn để sống trước đã. Có thể phân thành nhóm nhỏ hoặc tự kiếm ăn một mình. Nếu ăn uống đã xong thì bắt đầu chia nhau chỗ ngủ. Tiếp theo nữa, là chia khu, dựng nhà lên để ở, nhằm tránh thú dữ, rồi chia nhau canh gác. Lúc này có thể sinh hoạt theo nhóm hay cá nhân.
Thử thách đầu tiên là, có 100 miệng ăn nhưng tài nguyên trên đảo chỉ đủ cho tầm 50 người thôi. Vì ăn nhanh quá, nên trái không kịp trổ, cá không kịp sinh… Thiếu hụt đồ ăn quá thì chúng ta phải quất nhau thôi. Chỉ đến khi nào, cung với cầu khớp lệnh thì việc giết nhau mới tạm dừng lại.
Khi đối diện với sự khắc nghiệt của sinh tồn thì ít ai chấp nhận mình là người chết để người khác sống lắm. Nếu là anh em trong 100 người trên thì liệu có chấp nhận hy sinh không… hay sẽ đấu tranh đến cùng để giành 50 suất ăn!?
Khó đó… vậy mà chỉ là mới thử thách đầu tiên thôi. Nếu tình huống thiếu hụt tài nguyên xảy ra thì tầm vài tháng còn tầm 40-50 người sống là cao. Nhưng để đi tiếp thì giả dụ không thiếu đồ ăn cho 100 người, tài nguyên trên đảo đủ ăn 10 năm cũng không hết thì chuyện giết nhau vì thiếu ăn thì tạm cho qua.
Giờ thì đến thử thách thứ 2. Ăn no, ngủ êm thì đến việc duy trì nòi giống. Cái khó là trên đảo, tận 80 nam mà chỉ có 20 nữ. Giờ ai chơi, ai nhịn?
Anh em có nghĩ, nếu mình trong 80 thằng trên, liệu mình có chịu nhường cho 20 thằng kia ghép đôi với 20 nữ kia không? Không bao giờ đâu anh em ạ, đụng đến chuyện duy trì nòi giống và gái thì chúng ta sẽ lại biến chất tiếp.
Có 2 chiều hướng xảy ra trong thử thách này: 80 thằng đánh nhau, 20 thằng mạnh nhất sẽ cưới 20 cô kia. Hoặc chỉ có 1 thằng hay vài thằng thầu hết 20 cô kia… còn tất cả đực rựa yếu hơn chỉ còn biết phục tùng hay bị giết.
Ví dụ, tôi nằm trong top 4 thằng mạnh và khôn nhất đảo đi, nói chung 4 thằng ngang cơ, mỗi thằng chia 5 cô, chia làm 4 khu vực trên đảo, kiểu Đông Tây Nam Bắc… còn 76 đực còn lại (nếu vẫn còn sống đủ) cũng chia làm 4 phe, theo từng thằng mạnh nhất.
Đọc đến đây, anh em có nghĩ 4 vùng này có sống bình yên và hạnh phúc đến cuối đời không? Không bao giờ, nó sẽ luôn xảy ra việc nội chiến và ngoại chiến.
Những ông cấp dưới (chưa có gái) thì ủ mưu cùng nhau, canh tôi ngủ để quật cho tôi chết, 1 đánh 1 thì được, chứ 10 đánh 1 thì thua. Soái ngôi lên làm leader của vùng đó. Đó là nội chiến.
Còn ngoại chiến thì 1 trong 4 thằng leader muốn làm Chúa đảo, nên ủ mưu với 1 hay 2 thằng leader kia, để tiêu diệt bớt 1-2 leaders còn lại… để đảo thay vì chia 4 khu thì còn 2-3 khu thôi.
Khởi đầu, vì cái ăn cái mặc (sinh tồn) cũng giết nhau. Ăn no ngủ yên rồi thì vẫn giết nhau vì duy trì nòi giống. Đẻ đái xong rồi thì lại giết nhau vì “đất” của tao nhỏ hơn đất của mày.
Chuyện trên đảo này thì còn dài lắm, sẽ đến đời con, đời cháu, chúng ta sẽ vẫn giết nhau, không giành đất, thì giành nhau quyền lực… cái bản ngã này sẽ luôn khao khát một cái gì đó cao hơn. Các nhu cầu của nó cứ vậy mà tăng tiến.
Làm chủ năng lượng tình dục
Chuyển hóa năng lượng tình dục một cách đúng đắn, cơ thể sẽ trở nên thanh khiết và nhẹ nhàng...
Chúng ta không tốt đẹp như chúng ta nghĩ
Anh em thấy đấy, chúng ta có thực sự ‘tốt đẹp’ như chúng ta nghĩ đâu.
Nên việc có nhà nước, pháp luật, liên hiệp quốc là rất cần, vì làm sao anh em có thể ngủ êm ấp với cô vợ đẹp và 10 tỷ đô trong nhà mà lúc nào cũng có hàng trăm thằng đực đứng ở ngoài, để chuẩn bị xông vào để chiếm đoạt tất cả của anh em. Không có pháp luật và nhà nước quy định thì chúng ta sẽ giết nhau như những con thú.
Việc thành lập các tôn giáo cũng là 1 hình thức giúp anh em bớt quậy lại, ít nhất là anh em biết sợ và hạn chế làm điều xấu. Chứ không có giới luật thì ma quỷ trong chúng ta sẽ bộc lộ ra ngay.
Chuyện lập nhà nước là do chính chúng ta đồng thuận quyết định lập ra, để bảo vệ quyền lợi và phân chia đều hơn… đó là hình thức nhà nước cơ bản nhất. Như chuyện trên đảo, đánh nhau suốt 3 đời, mệt quá rồi, nên lập cái hiệp định thỏa thuận để các bên tự kiểm soát ‘thú tính’ của mình lại… cũng sẽ còn chiến tranh nhưng bớt hơn.
Thời này cũng thế thôi, trông văn minh, hiện đại hơn nhưng bản chất không khác… chỉ có điều, hình thức nó tinh vi hơn.
Có khá nhiều nghiên cứu, xem liệu con người ‘xấu’ đến cỡ nào thì kết quả thôi rồi, chúng ta ác vcl anh em ạ. Anh em đọc mấy bài trong mục hồ sơ vụ án trên menback.com hoặc google ra nhiều lắm… có vài nghiên cứu cùng cực quá nên sau này người ta không dám thực hiện nữa.
Nên sự thật, là chúng ta không tốt như chúng ta nghĩ đâu, nên đừng bao giờ tự hào rằng mình ‘tốt’ !
Nhất là, khi chạm đến cái vùng ‘tham đắm’ của anh em, những cái anh em đang đam mê và đang nắm chặt thì anh em sẽ thấy được bản chất của mình thực hư như thế nào.
Nhiều lúc, phải có người vô tình chạm vào cái danh ‘người tốt’ của chúng ta thì ngay lúc đó anh em mới thấy rõ tâm mình có ‘tốt’ thực sự hay không… hay sự thật là cũng còn bám chấp vào cái danh đó và còn nhiều tham lam sân hận vi tế lắm.
Có tu thân thì bớt bớt được tý. Tôi nói ra không phải để anh em tiêu cực, mà để anh em luôn canh chừng cái tâm mình. Lơ là tý, là hỏng đấy.
Mời các bạn đọc tiếp phần cuối: Bản ngã siêu vi tế: Lạc lối trong ánh sáng.
Tác giả: Nghệ.
Tu thân: đàn ông “tu” thế nào cho đúng?
Nếu ngay cái đầu tiên, mà anh em đàn ông thấy sao càng tu, càng khổ, càng không hạnh phúc,...