Dĩ hòa vi quý là lấy hòa thuận làm gốc trong đối nhân xử thế, nhưng chưa được nhiều người hiểu đúng. Hãy cùng Menback tìm hiểu ý nghĩa tích cực của câu nói này trong bài viết dưới đây nhé.
Dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý là lấy hòa thuận làm gốc trong đối nhân xử thế.
“Dĩ hòa vi quý” là nguyên tắc đạo đức thực tiễn được các nhà Nho đề xướng. “Dĩ hòa vi quý” trong tiếng Trung là “以和为贵/ yǐ hé wéi guì/”.
Khái niệm“和为贵” được nêu ra trong thiên 1-Học nhi của cuốn “Luận ngữ”, cuốn sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử (người sáng lập gia nhà Nho) và những lời nói của người đương thời.
“礼之用, 和为贵/ lǐ zhī yòng , hé wéi guì/”: Lễ chi dụng, hòa vi quý.
Có nghĩa là sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý.
Sống “dĩ hòa vi quý” sao cho đúng
Hồi xưa mình ghét câu này lắm. Luôn nghĩ rằng sống dĩ hòa vi quý nghĩa là phải chịu đựng bất công.
Vài năm gần đây, khi lắng dần lại, mình nhận ra sự hung dữ rất tự nhiên từ những người xung quanh mình, hung dữ một cách ngây thơ không ý đồ gì, giống y chang sự hung dữ ngây thơ của mình trước đây.
Giả dụ, dặn rửa bát nhưng cả buổi chiều quay về vẫn chưa thấy bát được rửa, liền gắt lên: “Sao đã dặn rồi mà bát đũa y nguyên thế này???”. Câu hỏi là gì thì không quan trọng, quan trọng là năng lượng tấn công, thất vọng, công kích, đòi hỏi đối chất,.. đằng sau câu hỏi đó. Tức là một sự hung dữ rất tự nhiên. Sự hung dữ ấy bộc phát từ một nền tảng hung dữ có sẵn, trong bất cứ ai chưa từ bi đủ với chính mình. Chỉ đợi được châm ngòi là nổ.
Một nhân cách đã trải qua sự lắng đọng và điềm tĩnh, nhìn sự việc như là, trong trường hợp trên sẽ chỉ ghi nhận dữ liệu: (1) đã dặn rửa, (2) bát đũa chưa rửa.
Đừng thêm những giả định
Tuyệt đối không tin theo hoặc không thêu dệt thêm các giả định khác “nó khinh mình”, “nó lười”, “nó ăn cháo đái bát…”, “tương lai nó sẽ…” v.v.
Việc không tin và không thêu dệt các giả định, khiến người đó buộc phải tìm hiểu hoặc trao đổi thêm nếu muốn biết sự tình, và vì không có giả định trong đầu, nên người này cũng không bị khó chịu vì tin theo giả định đó.
Người này vì thế có thể hỏi với năng lượng trung lập, chân thành: ” Ơ mình chưa rửa bát ah. Mình bận việc gì ah?”
Một lần nữa, câu hỏi là gì, không quan trọng. Quan trọng là không có năng lượng tấn công, nghi ngờ, kích động, dày vò, oán trách.
Với năng lượng ấy, thì gọi là hòa thuận.
Chăn bông sưởi ấm cho con người hay người sưởi ấm cho chăn bông
Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chiếc chăn bông lạnh như băng kia cuối cùng cũng sẽ...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetailsĐừng phản công, hãy an nhiên tìm hiểu
Đương nhiên ngay cả khi câu hỏi ấy mang năng lượng hòa thuận, người được hỏi vẫn có khả năng thêu dệt và phản ứng theo số lượng thuốc nổ tích trữ trong họ. Người đó có thể cho rằng câu hỏi này có ý đồ dồn chân tường, bới lỗi, để kết án mình. Và người đó có thể sẽ phản công (dù không bị tấn công).
Khi phản công như vậy, cũng là lúc sự hòa thuận không còn. Diễn biến tiếp theo phụ thuộc vào người bị phản công, người đó sẽ bị cắn thuốc mê và phản công lại, hay từ tốn nhắc lại thành ý trong câu hỏi của mình.
Hãy hình dung trong một ngày, biết bao tình huống không như ý. Một người sẽ nổ bùm bụp sẵn sàng gắt gỏng ngay lập tức vì những định kiến, giả định, nỗi lo sợ nào đó trong mình. Hay sẽ điềm tĩnh an nhiên tìm hiểu sự tình và giải quyết trong hoà bình?
Bản thân câu “dĩ hòa vi quý” đã gồm 2 “kỹ năng” trong đó.
Đó là nhận biết được một cách nhạy bén, rõ ràng, trực diện, giữa Hòa và Bất hòa. Giữa năng lượng của tấn công phòng thủ chua cay bóng gió oán trách phán xét chê bôi bỉ bai dìm hàng khuyên răn dạy bảo và năng lượng hợp tác tìm hiểu chân thành.
Tại sao lại xếp “khuyên răn dạy bảo” vào nhóm năng lượng bất hòa. Là vì nếu hòa, thì không có nhu cầu và mong muốn người kia phải hoàn thiện hay thay đổi. Mọi lời khuyên bảo nếu chưa được hỏi tới, đều là một năng lượng bất hòa, dù nó có ý tốt đến mấy.
Đương nhiên cuộc sống không có gì là tuyệt đối, có những lúc thấy người đang vui mình vẫn cần lên tiếng, nhưng trong thái độ hết sức khiêm tốn nhã nhặn hợp tác và thành ý, bởi mình ý thức được năng lượng bất hòa mà mình đang tạo ra. Ví dụ như khi đứa con 2 tuổi của mình chuẩn bị lao ra đường chẳng hạn.
Phân biệt được năng lượng Hòa và Bất hòa, còn khiến mình tỉnh táo không vô thức phản đòn với những lời nói, cách hành xử thô lậu. Khi nhận thấy sự bất hòa đến từ người khác, một cách vô tình hay cố ý, đừng tiếp tay hay giao lưu với năng lượng đó làm gì. Tùy cơ mà ứng biến, nhưng nhất thiết không tham gia vào sự bất hòa. Không tiếp tay bổ sung cho năng lượng nghịch. Không giằng co đấu lý để làm gì, khi sự bất hòa đã là nền tảng. Trong trường hợp ấy, ai buông trước người đó thắng. Thắng cho cả hai.
Nhận biết sự bất hòa, không chỉ về phía người kia, mà còn về bản thân mình. Trong mình khởi lên cảm giác bất hòa, vậy thì ngừng nói, ngừng quyết định, ngừng hành động liên quan.
Dĩ hòa vi quý, lấy sự hòa thuận làm trọng, không có nghĩa là phải chịu đựng sự bất hòa. Đừng tham gia, đừng tấn công, vậy là được.
Kỹ năng thứ 2, đó là chỉ tham gia giao lưu khi có năng lượng hòa hợp. Như đã nói ở trên, thấy năng lượng bất hòa từ bên ngoài hay bên trong mình, thì không lấy đó làm nền tảng xử lý tình hình. Rút lui gấp. Hiểu là dưỡng thương, hay chiêm nghiệm, “yếu thì không ra gió” hay “tránh voi chẳng xấu mặt nào”… cũng được. Khi nào khỏe khoắn hòa thuận, thì lại giao tiếp.
Cây cầu vô dụng nhất thế giới và sự vô thường của vạn vật
Cây cầu vô dụng nhất thế giới chính là cây cầu Puente Sol Naciente (Cầu mặt trời mọc), ở Choluteca,...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetailsĐừng cố “dĩ hòa vi quý” một cách “giả tạo”
Tới đây bạn sẽ hỏi, không “đập vào mặt” thì bao giờ mới rõ vấn đề, để cho “nó” ngu mãi ah…, để “nó” làm phiền mình mãi ah, phải cãi nhau mới ra lẽ, mới cùng khôn lên được chứ.
Đúng rồi. Nếu chỉ vì để giữ hòa khí, mà lại phải sống dối lòng, phải ra vẻ này khác… thì bạn sẽ mãi ngu, vẫn là không có trí tuệ trong đó, chỉ là hình thức giả tạo thôi
Nhưng tổn hao khí huyết, tài nguyên, năng lượng… là lựa chọn của người muốn sống thật, muốn đối diện nhưng chưa biết cách.
Còn nếu biết cách rồi, không cần phải đổ máu. Trong cái cách đó, có sự chấp nhận đối phương chưa có khả năng hiểu (hoặc chính bạn chưa đủ hiểu để giải thích một cách giản đơn), chưa muốn hiểu và không thể bị ép để làm cho phải hiểu. Bản thân mình cũng vậy, trong điềm tĩnh thì mọi việc mới dần sáng tỏ. Sáng tỏ rồi thì tự mình quyết cuộc sống của mình, ấy là không gây bất hòa.
“Ta không công kích đời, chỉ có đời công kích ta”
Theo Ly Phan
Xem thêm
Hạnh phúc mong manh
Hồi mới qua đây định cư, tôi háo hức chuẩn bị cho hành trình chinh phục “giấc mơ Mỹ” của...
Read moreDetails