Có nhiều phim làm về các ngành nghề trong cuộc sống nhưng theo tôi thì chưa thấy film nào lột tả đúng về ngành quảng cáo như Mad Men. Vì đa phần các phim là dựa theo sự tưởng tượng của người ngoài ngành về ngành quảng cáo hơn là câu chuyện thật bên trong. Nên nếu bạn nào tò mò về ngành này, hãy xem Mad Men nha.
Review phim Mad Men
Mad Men lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 60, ban đầu tại Công ty Quảng cáo Sterling Cooper trên đại lộ Madison, thành phố New York và sau đó tại Công ty mới thành lập Sterling Cooper Draper Pryce. Tiêu điểm của series phim là nhân vật chính Don Draper – giám đốc sáng lập Sterling Cooper cùng đối tác sáng lập Sterling Cooper Draper Pryce và mọi người xung quanh cuộc sống của anh ta, cả trong và ngoài công việc. Cốt phim tập trung vào việc kinh doanh của các công ty cũng như cuộc sống cá nhân của từng nhân vật. Bộ phim đã mô tả được sự thay đổi tập tính con người và những tập tục xã hội của nước Mỹ những năm 60…
Giờ nói về Mad Men nào.
Tôi đã cố xem phim này vài lần từ lúc ra mắt là năm 2012 đến nay nhưng vẫn ko xem được hết 1 season. Và xem xong thì quên hết vì không into được câu chuyện và nhân vật.
Gần đây tôi ngẫu hứng bắt đầu xem vài tập và bị cuốn vào câu chuyện lúc nào không hay.
Ngoài việc nằm TOP BEST SERIES của hầu hết Film/Series Chart, series này thật sự hay vì:
Câu chuyện chân thật, đương nhiên có chút drama nhưng lột tả gần như 80% về ad agency vào thời điểm mà ngành quảng cáo mới được thành lập tại Mỹ. Đây cũng là thời điểm chiến tranh VN – Mỹ xảy ra. Câu chuyện xoay quanh Don Draper là một anh chàng sếp sòng Creative Dept (Phòng Sáng Tạo) và sự thăng trầm của Ad agency mà anh làm việc cũng như sự thay đổi trong cuộc đời anh. Chuyện phim mang lại tâm trạng khó tả, có lúc vui tươi mơ màng vì những người làm ngành sống như nghệ sĩ; có lúc thấy bi thương và buồn thảm theo nỗi buồn và cô đơn của nhân vật; rồi lại shock với những cú twist bất ngờ và đầy tàn nhẫn không lường trước được. Không biết là do film làm tốt hay vì tôi cảm thấy thân quen với cảm giác này.
Nhân vật film được xây dựng khá xuất sắc vì có rất nhiều nhân vật chính và phụ nên việc tạo sự khác biệt và dấu ấn cũng quan trọng. Nhân vật chính Don là đại điện chân thật của ad agency. Creative Director đầy tài năng, kiêu ngạo, tâm trạng thất thường, đa tình và nghiện sex. Trái ngược với hình ảnh thành công lịch lãm, gia đình hạnh phúc là một trái tim cô độc, hoang mang, buồn bã và đầy nghi hoặc vào cuộc sống. Luôn bị dằn vặt bởi quá khứ đau khổ và một danh tính không phải của tôi. Đam mê phụ nữ đẹp và có khả năng quyến rũ bất kỳ ai nhưng lại suy sụp khi biết tin người vợ trên danh nghĩa bị tật một chân qua đời. Bạn Don đoạt giải Emmy cho best actor vì diễn đạt quá.
> Xem thêm: Phẩm chất đàn ông và bài học lớn từ “Nhà tù Shawshank”
Các nhân vật thứ chính và phụ, ai cũng đều có sự thú vị riêng và thật sự khó để chọn thích hay ghét 1 nhân vật vì các nhân vật đều thú vị. Không có người tốt hay xấu mà đơn thuần là các nhân vật rất “human”. Favorite của tôi là Pete và Joan còn lý do thì chắc xem phim là hiểu. Một điều nữa là các nhân vật đều gợi nhớ đến 1 vài người trong các ad agency mà tôi từng làm việc. Và mỗi tình tiết đều thấy hết sức quen thuộc dù bối cảnh câu chuyên là những năm 60-70. Những buổi party lầy lội trong office sau giờ làm việc, đi pitch KH. Cãi vã giữa Creative và Account.
Yếu tố chính trị và quyền con người cũng được thể hiện rất tốt trong film. Đặc biệt là bình đẳng nam nữ. Câu chuyện về các cô gái xinh đẹp bị đối xử phân biệt trong ad agency. Quan hệ nam nữ trong môi trường công sở diễn ra thường xuyên và nhân vật nữ thường bị coi thường và là đối tượng gỉai trí. Lịch sử của ngành quảng cáo, của các cty đa quốc gia hàng đầu và một vài chi tiết của lịch sử Mỹ cũng được thể hiện hết sức xúc tích và chân thật. Một niềm vui nữa là được “nhìn thấy” các Cây Đại Thụ của ngành được mô tả trong film rất sống động và thật. Một trong những người này là người thành lập một số ad agency mà tôi từng làm việc. Btw, thời này ai cũng smoke vì chưa có campaign về anti smoking, có bầu cũng hút, có con nhỏ cũng hút, nam hay nữ đều hút…
Nhạc phim và tạo hình – trang phục là 2 điểm plus. Nhạc phim lồng ghép tự nhiên, rất đúng chất classic nhưng không bị xưa cũ. Trai gái thì luôn diện và điệu quá trời. Lúc nào cũng mặc suit. Chắc vậy nên ngoài tên gọi là Account Management (Quản lý Khách hàng) thì Dept của tôi còn hay được gọi là Suit.
Một số đánh giá phim Mad Men của các thành viên group Xem phim & Bình phim:
Nguyễn Hoàng Vũ: Phim coi cuốn dễ sợ.
Nguyễn Tuệ Anh: Don Draper, người đã tìm được cõi niết bàn và bán cho cho thế giới.
Chu Kien: Anh đóng Don này hay quá mà sau đó ko thấy có phim mới nào nổi nhỉ?
> Xem thêm: Top 10 phim truyền hình hay có trên Netflix bạn nên xem
—
Tạp chí Đàn ông Menback
Theo: Nhu Nguyen.