MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
  • Khỏe / Đẹp
    • Sức khỏe & Tập luyện
    • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Sự nghiệp
    • Tiền
    • Nghề nghiệp
    • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Phái đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
Home Phong cách sống

“Sống Xanh” có thực sự xanh, hữu ích cho thế giới và dành cho tất cả mọi người?

Lai NguyễnEditor Lai Nguyễn
30/05/2021 - Cập nhật 10/07/2021
Bỏ phố về quê
Sự nghiệp

Bớt trách đời, hãy trách mình

Khi gặp bất kỳ chuyện gì trong cuộc đời, ai mà bình tâm nhìn lại mình, trách mình trước thì...

Một số người tinh ý sẽ nhận ra rằng có một giai đoạn mọi người hướng về phố thị cùng ước mơ đổi đời, một giai đoạn khác, lại là mọi người nhưng lúc này mang theo mơ ước trở về chốn thiên nhiên để tận hưởng những ngày bình yên xa khỏi sự xô bồ ô nhiễm của thành thị.

Có điều gì đó khi ta nói rằng nó là “ước mơ”, và có một điều gì tiềm ẩn phía sau khi những mong muốn này bỗng trở nên rất phổ biến vào thời điểm nào đó.

Tầng lớp trung lưu đô thị có vẻ đã chán ngấy cuộc sống đô thị, với khói bụi, mùi hôi, sự đông đúc và sự hoài nghi mỗi khi đưa miếng thức ăn nào đó lên ngang tầm mắt. Chưa cần viện dẫn đến các số liệu, cảm giác chán ngán vẫn luôn hiện diện khi những buổi sáng-chiều len lỏi giữa phố thị đông đúc, những lần đi qua các con kênh bốc mùi hôi nồng nặc và cả những khi thức dậy thấy khói bụi mù trời.

Trong cơn chán ngấy môi trường đô thị, tôi cũng nhận thức được rằng sự chịu đựng này là hệ quả tất yếu mình phải chịu đựng, vì chính tôi cũng góp phần, dù chỉ rất bé, huỷ hoại môi trường. Tôi tham gia vào hệ thống sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hàng ngày – vốn tốn vô vàn tài nguyên và năng lượng cho trái đất – cốt để tiếp tục tồn tại. Tôi sở hữu phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng xăng, nên cũng là một nguồn “đóng góp” khí thải vào bầu không khí. Đến một việc vô hại như truy cập vào internet và click chuột cũng tiêu tốn số điện năng khổng lồ.

Tầng lớp trung lưu chúng ta đang cùng chung tay gây ô nhiễm môi trường, điều đó ai cũng biết. Có thể nhìn về thời đại giai tầng trung lưu được “phát minh” ra do giai cấp tư sản cần thêm người tiêu dùng để thúc đẩy nền kinh tế; với hai nhà kinh tế học de Mello & de Paula nội hàm chữ “trung lưu” đã chẳng tốt đẹp gì khi đóng góp của họ chỉ là “tiêu thụ”. Đào sâu hơn vào lịch sử, theo nhà sử học Clark Spencer Larsen chúng ta đã can thiệp lên môi trường từ khi những hạt giống đầu tiên được cấy xuống đất ở thung lũng Jordan, phổ cập thực phẩm cho một bộ phận dân cư khổng lồ có mức sống gần ngang nhau, và cũng tạo ra phản ứng dây chuyền kéo dài cả ngàn năm để tới giờ, ta vừa phải chịu đựng ô nhiễm, vừa phải chịu đựng chủ nghĩa tư bản (đùa thôi).

Thực tế là hơi đạo đức giả khi ta chỉ nhận lỗi về mình, hoặc đổ lỗi cho xã hội và tư bản mà không đưa ra bất cứ hướng giải quyết gì cả. Điều đó chẳng khác gì đấm đá bao cát. Nhiều người nhận diện được điều này và cố gắng tạo ra một số thay đổi nho nhỏ trong cách sinh hoạt, ví dụ như tiêu thụ ống hút cỏ bàng, sử dụng bớt túi nilon, tái sử dụng chai lọ thuỷ tinh, thậm chí từ những diễn ngôn về “sống xanh” và “bỏ phố về quê”, nhiều người đã rời khỏi thành phố và tái định cư tại nông thôn, hy vọng rằng bên cạnh niềm hạnh phúc điền viên, họ còn giúp ích phần nào cho môi trường.

Xét trong ngắn hạn và ở phương diện cá nhân, lối sống này giúp chúng ta đạt tới trạng thái thoải mái về mặt đạo đức, vì ít nhất ta còn làm điều gì đó vì môi trường. Nhưng xét về dài hạn hay khi nhìn ra bức tranh toàn cảnh, diễn ngôn bảo vệ môi trường hiện nay không những chẳng tạo ra sự thay đổi hệ thống nào, mà còn góp phần biến tiêu chuẩn sống của một tầng lớp cầm quyền thiểu số trong xã hội trở thành phổ quát. Đối diện với thảm họa môi trường, tầng lớp thượng lưu đã tìm thấy cho mình những “ốc đảo” xanh ngợp để lẩn trốn khỏi ngày tận thế, tầng lớp hạ lưu thì đã quá quen sống với chất thải đô thị cùng ô nhiễm nguồn nước và nhìn vào ốc đảo trên như một giấc mơ xa vời vợi. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu mắc kẹt trong những chất vấn đạo đức. Họ không thể lảng tránh câu chuyện rằng ô nhiễm môi trường là một vấn đề có tính hệ thống mà họ là một phần, nhưng không đủ quyền lực để nghĩ ra giải pháp nào hay hơn ngoài việc đi theo những phong trào bảo vệ môi trường đặc sệt tính chất tinh hoa: Tích góp vài ba cây vàng mua đất nông thôn rồi hi vọng rằng mình có thể sống quá tuổi về hưu để cắt đứt hằng hà sa số trách nhiệm ở thành phố, dứt áo ra đi; hoặc cố gắng kiếm thêm vài bạc lẻ để mua thực phẩm organic có lợi (hơn) cho cơ thể và môi trường.

Tôi không muốn đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản (vì việc đó hiển nhiên quá), thay vào đó tôi muốn chất vấn một logic khiến con người tách mình quá xa khỏi môi trường. Với nhà triết học sinh thái Donna Haraway, có một quan niệm trong lẽ thường rằng con người sinh ra với những phẩm tính và cái tôi được định sẵn, độc lập với sự tồn tại của môi trường xung quanh; chính vì thế, họ cho rằng mình tách rời khỏi thiên nhiên, có thể dùng tài trí để cải tạo thiên nhiên, biến thiên nhiên trở thành một phần sở hữu của mình. Logic này mang nặng tính giai cấp ở chỗ, một là, bạn phải thực sự đặc quyền để giành lấy quyền tự quyết mọi thứ cho đời mình mà không phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và xã hội; và hai là, bạn phải đủ quyền lực để tuyên bố rằng thiên nhiên thuộc về quyền sở hữu của mình.

Dường như ý niệm về một cuộc “sống xanh” hạnh phúc đã bị sở hữu độc quyền bởi tầng lớp mạnh trong xã hội.

Bỏ phố về quê

Bỏ phố về quê và tình yêu thiên nhiên hời hợt

Làm NGO, ai cũng hiểu cơ hội giàu có của mình bằng 0%. Anh Vũ nhận thức được điều đó. Nhưng sau nhiều năm gắn bó, chàng trai 32 tuổi quyết bám trụ lấy công việc, vì anh đã yêu nó mất rồi. Anh yêu những chuyến đi xa, khi anh có thể thưởng thức trời, mây, nước bát ngát và trong lành khác xa so với những gì anh phải chịu đựng ở thành phố. Anh yêu những cộng đồng dân tộc bản địa và văn hoá của họ – thứ anh coi là ruột thịt và văn hoá thứ hai của mình chỉ sau cộng đồng dân cư phố cổ Hà Nội. Anh yêu cô gái mình tình cờ gặp trong một chuyến công tác – Thanh. Cô ấy cũng xuất thân và trải qua nhiều câu chuyện đời như Vũ – Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, từng cố gắng bon chen trong hệ thống nhân tài trị để gặt hái một địa vị cao, rồi nhận ra tất cả điều đó là vô nghĩa. Thanh làm NGO để tìm một chốn thuộc về khác, không đông đúc, bon chen và ô nhiễm như Hà Nội. Hai tâm hồn đồng điệu thi thoảng nghĩ tới chuyện kết hôn rồi gánh vác cuộc đời chung phía trước một cách thật đạm bạc trên một mảnh đất cách xa thành thị.

Họ thấy mua đất khả thi hơn là kết hôn, vì truyền thống gia đình ở Hà Nội thường xem nặng chuyện có nghề nghiệp ổn định và lương cao. Gộp chung tiền tiết kiệm nhiều năm nay với nhau, Vũ và Thanh mua được một mảnh đất trang trại sát rừng ở hướng Nam của Hà Nội. Hai người tính toán tới chuyện cắt bỏ toàn bộ những bám chấp thành thị và hoà mình tuyệt đối vào thiên nhiên. Thanh bỏ việc và tập trung hoàn toàn vào việc làm nông. Cô trồng rau quả nuôi thân và bán cho những mối buôn thực phẩm sạch ở thành phố. Vũ làm việc từ xa một thời gian rồi sau cùng cũng bỏ việc. Anh nói dối bố mẹ rằng mình đi làm ở xa một thời gian. Vậy là Thanh và Vũ đã “bỏ phố về quê” thành công. Bài toán họ cần giải bây giờ là có đồng ra đồng vào để nuôi sống bản thân và xây dựng trang trại khang trang hơn.

Vũ, Thanh, và cả tôi nữa, cùng mơ về một cuộc sống đạm bạc thôn quê, nơi chúng ta có thể tỉnh dậy hàng ngày trong ánh bình minh rực rỡ long lanh cùng những giọt sương đọng trên sợi cỏ và cây cối. Nơi đây chỉ có tiếng gà vịt kêu le te, tiếng xào xạc của gió cùng tiếng mưa róc rách nơi mái rạ. Nơi đây sẽ có cây, thật nhiều cây, cùng muông thú đi lại tung tăng trong trang trại nếu chúng có hứng thú… Hình ảnh thôn quê lãng mạn này, đối với nhà nghiên cứu văn hoá David Puttnam, là một huyền thoại được tạo ra trong những phong trào hippie ở Mỹ những năm 60-70, và ngày càng bị ám ảnh bởi dân thành thị phương Tây vào những năm 90 khi các phong trào môi trường chủ nghĩa lên ngôi. Diễn ngôn “bỏ phố về quê” thực ra đã xuất hiện ở Phương Tây từ lúc đó, rồi lan truyền đến Việt Nam trong thời đại của internet và ô nhiễm đô thị. Với Puttnam, huyền thoại thôn quê này được tạo ra với vỏ bọc bảo vệ môi trường, nhưng ở nội hàm, nó hướng đến việc giảm thiểu quá tải dân số ở thành thị, đẩy bớt dân số về các vùng nông thôn, rồi sau đó là công nghiệp hoá và bê tông hoá nông thôn.

Vũ và Thanh thường theo dõi và lấy làm hình mẫu những hình ảnh nhà vườn, trang trại, villa “xanh” trôi nổi trên internet. Trong những hình ảnh đó, cây cối lúc nào cũng xanh tốt, hoa quả thì căng mọng và những căn nhà với kiến trúc nông thôn lai ghép với phong cách vị lai lúc nào cũng sạch sẽ và tràn ngập ánh nắng. Trang trại của Thanh và Vũ thì không như vậy. Nông sản của họ thường xuyên gặp dịch bệnh, nhà cửa thì lúc nào cũng lấm lem bùn đất do nếp sinh hoạt của cả hai phải di chuyển quá nhiều giữa vườn với nhà. Cái mái rạ của đôi tình nhân đôi lúc còn bị dột trong những trận mưa to, khiến cho giường chiếu ẩm ướt và hay lên mốc. Đời sống thôn quê không giống như trong tưởng tượng, Vũ đành cắn răng vay bố mẹ một khoản tiền, biến căn nhà mái rạ xập xệ anh đang có thành một căn homestay với tiện nghi hiện đại rồi ném lên Airbnb. Tất nhiên là bố mẹ anh than phiền, vì từ lâu Vũ đã không gửi tiền về nhà, rồi bao trách nhiệm của người con trưởng như thờ cúng lễ lạt, giờ bố mẹ vẫn phải làm thay cho anh. Thanh và Vũ buồn bã quay trở về thành phố kiếm công việc, còn trang trại xưa kia được cải tạo và trở thành một khoản thu nhập thụ động.

Đôi tình nhân đã “sập bẫy” huyền thoại thôn quê. Với nhà phê bình sinh thái Heike Graf, hình ảnh trang trại và cây đa-giếng nước-tre làng của nhiều blogger bảo vệ môi trường trên mạng thực tế là một dạng thức “tư bản xanh (green capitalism)”: Tình trạng áp lực thành thị cao đồng nghĩa với nguồn cầu di chuyển về nông thôn sẽ lớn; buồn thay, hầu hết dân thành thị đều không chịu nổi việc sống thiếu thốn tiện nghi trong 1 tháng, vì thế những mô hình cho thuê homestay và villa ngoại ô ra đời. Bạn chỉ cần bỏ một chút tiền và vắng mặt 3 ngày khỏi thành phố là đủ để có một trải nghiệm “hoà mình vào thiên nhiên” viên mãn. Ở đó, bạn vừa được sống gần sông suối và bìa rừng, vừa có wifi, đệm êm, cùng xí bệt với vòi xịt đít. Graf cho hay, “bỏ phố về quê” không chỉ là xu hướng “bê tông hoá thiên nhiên”, mà còn là “tư bản hoá thiên nhiên”, với tình yêu thiên nhiên hời hợt và tình yêu vật chất đạt đỉnh.

ADVERTISEMENT

Với những người trung lưu như Vũ và Thanh, việc đào tẩu khỏi thành phố xem ra khó. Họ không có đủ nguồn lực để xây dựng lại căn nhà thôn quê khang trang, vừa không thể thoát khỏi những ràng buộc về cả vật chất và tinh thần với những người thân còn lại ở thành phố, và cũng chẳng đủ cả kỹ năng lẫn sức khoẻ để sống ở đâu không phải đô thị. Với người giàu thì điều này xem ra lại dễ. Nếu bạn để ý các bản tin quảng cáo bất động sản gần đây, tiêu chuẩn nhà nghỉ cuối tuần của dân thượng lưu thành thị phải đạt đủ các yếu tố: (1) Xa trung tâm nhưng không xa quá; (2) Xung quanh có nhiều cây cối và hồ điều hoà; (3) Trong nhà vẫn đầy đủ tiện nghi như ở thành thị. Tôi không hiểu sống như vậy thì gần gũi với môi trường ở chỗ nào. Về cơ bản, bạn bỏ tiền để mua những cánh rừng và những cái hồ nhân tạo, rồi bạn tiếp tục “cách li” chính mình khỏi thiên nhiên nhân tạo bằng những lớp gạch và kính dày với điều hoà nhiệt độ. Vẻ đẹp của thiên nhiên có lẽ chỉ dùng để ngắm. Thế nhưng thôi, tôi không có tiền nên sẽ không phán xét.

Thực phẩm sạch và đời sống bấp bênh của dân trung lưu thành thị

Chị Hoa là mối buôn thực phẩm sạch trước đây của Thanh và Vũ. Bên cạnh đôi tình nhân, chị còn có mối từ hàng chục nhà vườn nhỏ lẻ khác trên khắp cả nước. Sinh con trong thời đại thực phẩm bẩn xuất hiện ở khắp nơi, từ bàn ăn gia đình, hàng quán, cho đến trên TV và internet, chị Hoa có cam kết đạo đức riêng về việc săn lùng và tiêu thụ thực phẩm sạch. Vào những ngày đầu nuôi con, chị Hoa nhờ mẹ ở quê – một tỉnh vùng núi phía Bắc – chuyển rau quả tự trồng và thịt tự nuôi qua đường tàu hoả về Hà Nội. Đối mới chị, “sạch” tức là người tiêu dùng phải kiểm chứng được loại thực phẩm họ tiêu thụ được làm ra như thế nào. Thực phẩm của người bà làm ra trong cấu trúc gia đình truyền thống thì dĩ nhiên không thể chê vào đâu được.

Thực phẩm sạch bà ngoại gửi về từ quê có vẻ thừa so với nhu cầu sử dụng, chị Hoa nghĩ tới chuyện bán lại cho những bà mẹ bỉm sữa chị quen, vừa để đỡ phí phạm, vừa để kiếm thêm thu nhập. Ngày nay, người cha mẹ nào mới có con chẳng đau đầu với chuyện thực phẩm bẩn-thực phẩm sạch. Điều đó khiến việc kinh doanh của chị Hoa đầy khả quan. Bên cạnh công việc công chức nhà nước, chị kiêm nhiệm luôn cả vai bán hàng online. Là một người công tác trong mảng quản lý môi trường, chị Hoa quen vô vàn nhà vườn nhỏ lẻ. Chị thuyết phục những người như Thanh và Vũ gia nhập vào chuỗi cung ứng “sạch” kéo dài từ thôn quê cho tới thành phố: Công việc nuôi trồng ở trang trại được chụp ảnh, quay phim và tập hợp tại trang mạng xã hội của chị Hoa với cam kết không hoá chất, nhà làm, và “thuận tự nhiên”.

Với nhà khoa học chính trị Timothy W. Luke, chưa bao giờ trong lịch sử, “môi trường” và “thiên nhiên” có thể là những điểm bán hàng (selling points) tốt như ngày hôm nay. Lý do đơn giản là hệ sinh thái của chúng ta đã không còn có thể cứu vãn. Nhưng cái chết của môi trường cũng có thể sản sinh thêm lợi nhuận: bỏ phố về quê, sử dụng hàng hoá tái chế, tiêu thụ hàng hoá hữu cơ, bằng cách này hay cách khác, tạo ra cảm thức hồi cố và niềm tin rằng thiên nhiên trọn vẹn và trinh trắng như xưa kia có thể phần nào được “hồi sinh”.

Quả đúng là chúng ta cần phải phá hoại rồi chúng ta mới có thể nghĩ và luyến tiếc về thứ mình vừa phá. Lục lại lịch sử, hai nhà phê bình sinh thái Isabelle Lanthier và Lawrence Olivier nhận định, mặc dù từ khoá “môi trường (environment)” đã từng được nhắc đến lác đác ở thế kỷ 19 do tình trạng ô nhiễm không khí từ các công xưởng ảnh hưởng rất tồi tệ tới sức khoẻ của cả chủ lao động và đốc công, từ này chỉ bắt đầu trở thành thông dụng vào giữa thế kỷ 20, đặc biệt là vào sau thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Hai quả bom nguyên tử khiến con người lần đầu tiên trong lịch sử tưởng tượng ra rằng toàn bộ loài người và thế giới khổng lồ xung quanh họ có thể bị phá huỷ trong chớp mắt bởi chính con người chứ không phải Chúa. Trước khi từ khoá “environmentalism (chủ nghĩa vị môi trường)” ra đời, “environmental apocalypse (ngày tận thế môi trường)” là từ thông dụng hơn cả trong tiếng Anh.

Cầm chừng được cái chết ngay-lập-tức nhờ các phong trào “sống xanh”, loài người rơi vào tình trạng chết-từ-từ. Đó là tình trạng chị Hoa và nhiều người dân trung lưu đô thị khác phải chịu đựng khi sống chung và làm việc trực tiếp trong môi trường đô thị. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thu Giang gọi trạng thái này là “sự chậm chạp vội vã (hectic slowness)”. Bà mô tả tình trạng sống của những người phụ nữ bán hàng online: Luôn vội vã và cuống quýt trước những đơn hàng, nguồn cung ứng, và những thay đổi của thị trường “sạch”, trong khi môi trường “bẩn” thì vẫn ở đó, không thay đổi trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tham gia vào thị trường cung ứng thực phẩm sạch online, chị Hoa sống trong cảnh lụt việc do những đòi hỏi liên tục về chất lượng của khách hàng: người ta yêu cầu chị có thêm hình ảnh và cả video về quá trình sản xuất, vận chuyển thực phẩm, thậm chí cần “review” của gia đình chị khi sử dụng sản phẩm rồi mới quyết định mua. Một ngày làm việc của chị có thể kéo dài tới 24 tiếng, vì các đơn hàng online sẽ đến với chị bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhà nghiên cứu truyền thông Mark Andrejevic gọi loại lao động trực tuyến đặc thù này là “the work of being watched”, tức là để giành được niềm tin của khách hàng, cái “tâm” trong lao động của chị Hoa luôn phải bị phô ra và được nhìn thấy trên mạng. Định nghĩa về sự “sạch” của khách hàng không chỉ áp dụng lên thực phẩm, mà còn áp dụng lên người bán thực phẩm đó.

Chị Hoa nghe nói, ở những thị trường giàu có hơn Việt Nam, nhu cầu ăn sạch, uống sạch còn khiến người bán hàng vất vả và đau khổ hơn rất nhiều. Ở nhiều nơi, quan niệm về sự sạch là phải “tươi sống”, giữ nguyên hiện trạng của thực phẩm giống như cách nó vẫn tồn tại ngoài thiên nhiên; nói cách khác, động vật chăn nuôi được đem đi tiêu thụ không được giết thịt ngay tại trang trại, mà phải được bàn giao tới khách hàng trong tình trạng còn sống và mổ thịt trực tiếp. Giá cho những đơn hàng như vậy cao khủng khiếp, nhưng đổi lại, những con thú bị xếp chồng lên nhau lên container trong tình trạng vô cùng tệ hại, vượt biên giới nhiều nước trong nhiều ngày mà không được chết. Với những con buôn “mát tay”, công việc này có thể đem lại sự giàu có tột cùng cho họ; với những người không may mắn gặp phải trường hợp đóng biên bất khả kháng, bom hàng, hoặc dịch bệnh và pháp lý trên đường đi, họ sẽ phải chôn sống hàng nghìn con vật tội nghiệp trên một quả núi nào đó. Đó là cái giá của lối sống xanh sang trọng.

sống xanh có thực sự xanh

Kết luận

Thiên nhiên là cho tất cả mọi người, nhưng không thuộc sở hữu của riêng bất cứ ai – con người có lẽ sẽ không đồng ý ngay với luận đề này. Họ cho rằng với hình hài và trí tuệ giống như Chúa trời, con người đứng đầu chuỗi thức ăn và có thể cải tạo lại thiên nhiên theo bất cứ cách nào họ mong muốn. Họ khước từ việc thuộc về thiên nhiên và tuyên bố con người sở hữu tất thảy thiên nhiên. Chúng ta đã cố gắng phân lô bán nền toàn bộ trái đất từ khởi đầu của lịch sử. Từ đó tới nay, các vụ tuyệt chủng, thảm hoạ sinh thái, dịch bệnh hay thảm hoạ hạt nhân cũng chỉ là hệ quả domino từ một tư duy ngạo mạn.

Chiến lược của rất nhiều nhà bảo vệ môi trường trong lịch sử cho đến ngày nay, đối với nhà đạo đức học Robin Globus Veldman, là tạo ra một tận thế giả tưởng để tất cả chúng ta đều biết sợ và ngưng phá hoại ngôi nhà và nguồn sống của chính mình. Một ngày nào đó, nước biển sẽ nhấn chìm toàn bộ các thành phố lớn, không khí sẽ không tài nào thở được, một loài virus giết người sẽ lên ngôi và chúng ta cùng phải ngăn chặn điều đó. Veldman nói, “lời tiên tri” về điểm tận cùng của lịch sử này dĩ nhiên là tác động đến hành vi của con người, khiến họ tiêu dùng có trách nhiệm hơn và nhận ra mình đang cộng sinh với toàn bộ hệ sinh thái. Các giải pháp “sống xanh”, “sống sạch” ngày nay không thể phủ nhận là hiệu quả trong việc câu giờ cho sự tồn tại của loài người… thực ra không phải tất cả loài người.

Với Veldman, tận thế không phải thứ gì đó nằm trong tương lai, mà nó đã luôn ở đây, trong quá khứ, trong hiện tại, đối với những nhóm yếu thế. Không phải ai cũng đủ quyền lực để tuyên bố mình sở hữu thiên nhiên, gây ra các vụ tuyệt chủng, gây ra thảm họa sinh thái và thả bom hạt nhân vào những đất nước xa lạ với mình. Về mặt lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế, chúng ta đang tự ban cho mình quyền tự quyết với gần như tất cả mọi thứ trên hành tinh.

Một trong những tư duy sai lệch thâm căn cố đế nhất của con người là không nhìn thấy được sự đan cài và liên kết của các yếu tố ngoại cảnh lên mình, hay thậm chí chi phối và phần nào đó quyết định chúng ta. Chúng ta không thể vui khi tất cả mọi người xung quanh đều buồn thảm, cũng như không thể sống yên ổn bên trong môi trường đã bị bản thân tàn phá. Nhiều người thường nghĩ nhiều về thứ mình sẽ được khi chuẩn bị làm gì đó, nhưng không hề bận tâm tới những thứ sẽ mất đi.

Tương tự, ta không thể cứ thế bỏ quê lên phố, hay bỏ phố về quê, và vẫn nghĩ rằng về sau cùng, ta vẫn là chính mình, tự chủ, thong thả, thoải mái tận hưởng môi trường mới mẻ mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Hàng loạt mối quan hệ phức tạp sẽ bị đứt gãy và tác động ngược trở lại, thậm chí đủ lớn để khiến chúng ta hoài nghi về nhân dạng của chính mình.

Trong một đêm buồn chán trong căn phòng ấm cúng và tiện nghi của mình, với bối cảnh đường phố vắng vẻ nhàm chán và cô độc, người ta thường nghĩ đến bản thân đang nằm ở căn nhà gỗ nằm ở ven đồi, và nghĩ rằng ắt hẳn sẽ rất tuyệt vời.

Sự thay đổi chưa bao giờ là một phép cộng trừ đơn thuần, hãy cẩn thận. Lại càng chưa bao giờ chỉ là chuyện cá nhân.

Theo Monster Box

Xem thêm

Bỏ phố về rừng
Phong cách sống

Bỏ phố về rừng – hãy ngưng ảo tưởng

Cứ vào các hội nhóm “bỏ phố về rừng” sẽ thấy cứ một người muốn thoát ly phố thị lên...

Read more
đồng hồ vintage
Thời trang

Chơi đồng hồ vintage

Hiếm ai có thể dừng lại ở duy nhất một chiếc đồng hồ. Chẳng biết từ khi nào, cục kim...

Read more
Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh
Phong cách sống

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Tất cả mọi thứ trên đời đều dẫn đến đau khổ và mất mát; nhưng đó không phải là lý...

Read more
Hãy để con được khổ
Gia đình

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

Khổ ai mà không sợ, do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ...

Read more

–
TẠP CHÍ MENBACK

Xem thêm trong chủ đề: Lối sốngNhận định

Bài viết cùng chủ đề

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh
Phong cách sống

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế
Mạng xã hội

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Văn minh bắt đầu từ cái toilet
Mạng xã hội

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Đàn ông
Phong cách sống

Hãy cứ tử tế với những người không tử tế

Sài Gòn
Phong cách sống

Sài Gòn thương quá, Sài Gòn ơi!

Ý nghĩa cuộc đời
Sự nghiệp

Bàn về sống thuận tự nhiên và ý nghĩa cuộc đời?

Thời trang

Đằng sau bộ Suit của John Wick

Chắc chắn rồi, bộ suit của John Wick là một trong những thứ làm mãn nhãn cánh đàn ông, bên...

ĐÁNG CHÚ Ý

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Đi hay ở

Dũng cảm bước đi hay dũng cảm ở lại?

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Người miền Trung keo kiệt, thịnh vượng tạo tử tế

Menback - Còn lại gì sau tất cả

Cúi đầu trước cái Chết

Học cách chung vui với người khác

Học cách chung vui với người khác

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Văn minh bắt đầu từ cái toilet

Hoa hướng dương

Người đời còn quấy, hay lòng ta chưa yên?

Bỗng dưng chán sex

Bỗng dưng chán sex?

Tình yêu

Bên trong thứ tình yêu cao thượng ấy, vốn không hề có cái tôi

Đàn ông

Hãy cứ tử tế với những người không tử tế

Tâm sự đàn ông

Dưới ánh mặt trời này vốn chưa từng có điều gì mới cả

Có thể bạn quan tâm

nhung cau dao ly hay
Giải trí

STT hay về đạo lý làm người, tình yêu, đời sống anh em xã hội sâu sắc

những kiểu đầu cua đẹp nhất cho nam giới
Cơ thể

10 kiểu đầu cua đẹp nhất tăng độ nam tính cho đàn ông Việt

Những câu nói hay của Joker
Thư viện

Những câu nói hay nhất của Joker khiến bạn thức tỉnh

Stt hay về cuộc sống
Giải trí

STT hay về cuộc sống tâm trạng buồn, vui, an nhiên, bon chen

Cách khắc phục mặt lệch hiệu quả
Cơ thể

Mặt lệch – nguyên nhân và cách khắc phục (kèm video bài tập tại nhà)

Những câu nói ngọt ngào dành cho người yêu
Giải trí

20 câu nói ngọt ngào về tình yêu hay nhất dành cho người yêu bạn

Chủ đề nổi bật

Tạp chí đàn ông và phong cách sống

Cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại.

Tạp chí thời trang nam

Phong cách, xu hướng, bí quyết mặc đẹp cho nam giới.

Phát triển bản thân

Những bài viết giúp bạn hiểu về cuộc sống, thấu hiểu bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Kiểu tóc nam

Các kiểu tóc hot trend nhất hiện nay dành cho nam giới.

Bóng đá

Phân tích chiến thuật trận đấu và tin tức về đội bóng yêu thích của bạn.

Review phim hay

Review, cảm nhận những bộ phim kinh điển và hot nhất hiện nay.

Du lịch khám phá

Những điểm đến không thể bỏ qua trong nước và thế giới.

Đang xu hướng

đồng hồ vintage

Chơi đồng hồ vintage

Hiếm ai có thể dừng lại ở duy nhất một chiếc đồng hồ. Chẳng biết từ khi nào, cục kim...

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Hãy sống như cách mà bạn nhìn vào cái tủ lạnh

Tất cả mọi thứ trên đời đều dẫn đến đau khổ và mất mát; nhưng đó không phải là lý...

Hãy để con được khổ

Hãy để con mình được khổ, được mất mát

Khổ ai mà không sợ, do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ...

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Lên tiếng trong nhà hàng theo cách của Quý ông

Bối cảnh diễn ra ở một nhà hàng/quán ăn và có chuyện “không may” xảy ra với bạn… Có thể...

Mặc suit với áo phông

Mặc suit với áo phông – Khi lịch lãm và năng động cùng trong một set đồ

Phối suit với áo thun là cách giúp bạn trông lịch lãm, nam tính nhưng vẫn vô cùng năng động,...

dan ong dich thuc
Phong cách sống

10 điều người đàn ông đích thực cần phải có

Để trở thành một người đàn ông đích thực không phải là điều dễ dàng với các chàng trai. Nó...

Nhà thiết kế thời trang Christian Lacroix

Nhà thiết kế Christian Lacroix – Thành bại tại xa xỉ

Christian Lacroix là một nhà thiết kế thời trang người Pháp. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm 1951 tại...

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do

Tuần vừa rồi, thằng bạn thân của tôi ở Sài gòn có chạy qua thăm một người Bác, hơn 92...

Đôi giày thể thao đắt nhất thế giới

5 đôi giày thể thao đắt nhất thế giới hiện tại

Những đôi giày thể thao đắt nhất thế giới Menback giới thiệu sau đây có thể được nạm kim cương,...

Đồng hồ đắt nhất thế giới

5 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới hiện tại

Không có nhiều người có thể sở hữu một trong những chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới mà Menback...

Mắt không thấy, tim không đau

Mắt không thấy, tim không đau

Anh em chắc hay thấy hình 3 con khỉ, một con che mắt, một con che miệng, một con che tai. Nghĩa...

Load More
tác dụng của thiền
Cơ thể

Tác dụng của Thiền với sức khỏe

Tác dụng của thiền với sức khỏe cho đến nay đã được các nhà y học chính thống cũng như...

Facebook Youtube Pinterest
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Menback - cẩm nang phong cách và văn hóa sống của đàn ông hiện đại. Thành thật xin lỗi bạn nếu bị quảng cáo làm phiền hay bài viết chưa đủ hữu ích. Hãy tới đây thường xuyên vì chúng tôi vẫn luôn không ngừng nỗ lực để cùng bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày!
Menback icon
Menback.com Become a better man

THỜI TRANG

  • Thế giới thời trang
  • Thương hiệu
  • Phong cách
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Kinh doanh thời trang
  • Đồng hồ
  • Trang sức
  • Phụ kiện
  • Giày

PHÁI ĐẸP

  • Chuyện phái đẹp
  • Người đẹp

SỐNG

  • Tâm sự đàn ông
  • Lối sống
  • Tâm lý học
  • Tình yêu
  • Không gian sống
  • Du lịch
  • Uống
  • Ẩm thực
  • Nhân vật

THỂ THAO

  • Bóng đá
  • Hậu trường thể thao

CƠ THỂ

  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc cơ thể
  • Chăm sóc da
  • Mùi hương
  • Râu & Tóc
  • Kiểu tóc nam
  • Hình xăm

VIDEO

ẢNH

GIẢI TRÍ

  • Đọc
  • Văn hóa
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Showbiz

GIA ĐÌNH

  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Nhà cửa
  • Món ngon mỗi ngày

XE CỘ

  • Ô tô
  • Motor / Xe máy
  • Đánh giá xe
  • Siêu xe
  • Du thuyền
  • Máy bay

CÔNG NGHỆ

  • Thiết bị công nghệ
  • Thủ thuật công nghệ
  • Khoa học

SỰ NGHIỆP

  • Kinh doanh
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Phát triển bản thân

THƯ VIỆN

  • Sách hay
  • Góc nhìn xã hội
  • Bài học cuộc sống
  • Nghĩa là gì?
  • Những câu nói hay
  • Status hay
  • Lời bài hát / Hợp âm
menback

© 2022 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Website đang thử nghiệm.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý
dmca_protected
  • Home
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Câu chuyện cuộc sống
    • Những câu nói hay
    • Sách hay
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Tạp chí thời trang
  • Sức khỏe & Tập luyện
  • Làm đẹp & Chăm sóc cơ thể
  • Tiền
  • Nghề nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Kinh doanh Đầu tư
  • Phái Đẹp
  • Khám phá
    • Nghĩa là gì?
    • Khoa học
    • Lịch sử
    • Lời bài hát / Hợp âm
    • Thế giới đó đây
  • Video
  • Ảnh

© 2022 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.
Liên hệ: media@menback.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist