Cho dù bạn hiểu hay không hiểu về giá trị của bức tranh. Nhưng bằng một cách nào đó chúng ta vô thức thích nó 1 cách rất tự nhiên, không cần phải có người giải thích hay thuyết phục, thích là thích mà ko cần hiểu lý do.
Nhưng ở bài viết này, mình sẽ giải thích cho các bạn hiểu tại sao chúng ta lại thích đến vậy? giống như nghe một bài hát hay mà không hiểu lời.
Tại sao chúng ta thích tranh của Van Gogh?
Điều thu hút mình đầu tiên trong tranh của Van Gogh đó chính là bầu trời. Mình là một người khá thích thiên văn học nên mình không chỉ hiểu được rằng: Vũ trụ vô cùng rộng lớn và trống rỗng về vật chất, chứ không phải rộng lớn mà đậm đặc. Không gian ngoài vũ trụ không có không khí, không có áp suất, và nhiệt độ âm hơn 270 độ C. Âm thanh không truyền đi được vì ko có vật chất, và nếu bạn lạc trôi ra ngoài không gian vũ trụ thì nước và máu trong cơ thể bạn sẽ sôi lên ở nhiệt độ âm vì áp suất gần như không có, và bạn sẽ tự nổ tung thành từng vụn băng nhỏ.
Thôi dông dài quá rồi, tóm lại vũ trụ rất rộng lớn, hình dung thế này, nó rộng và loãng đến nỗi xác xuất để một ngôi sao đâm được vào trái đất nó giống như xác xuất hai quả bóng bàn ở Hà Nội và Sài Gòn có thể và được vào nhau vậy. Gần như là bằng 0. Và khoảng cách giữa các thiên hà cũng vậy. Rất xa rất xa. Hàng triệu năm ánh sáng. Các sóng năng lượng giữa các ngôi sao ảnh hưởng đến nhau là vô hình, không thể nhìn thấy.
Nếu như chúng ta vẽ vũ trụ, vẽ bầu trời bằng một bức tranh chân thực thì nó sẽ là một khoảng không trống rỗng đen xì được tô điểm bởi các chấm sáng li ti của các ngôi sao. Một sự trống rỗng, cô đơn và lạnh lẽo cho loài người.
Bức tranh đêm đầy sao của Van Gogh
Nhưng trong tranh của Van Gogh thì bầu trời mà ông vẽ nó lại giống như là các thiên hà đang được kéo lại rất gần nhau, các quầng sáng được tỏa ra rất rõ ràng theo sóng, những nét chấm bút uốn lượn đơn giản nhòe nhoẹt nhưng lại với 1 tỉ lệ hài hòa. Các ngôi sao cũng được phóng to hơn rất nhiều, như thể nó được kéo lại gần hơn với trái đất. Không còn là các khoảng không đen xì trống rỗng nữa, mà là các vệt sóng uốn lượn được che lấp. Tạo một cảm giác vũ trụ, bầu trời đang bao bọc, gần gũi, ấm áp, lung linh và huyền ảo.
Tương tự cách vẽ bầu trời, các mảng không gian có độ phủ lớn trên mặt đất cũng được Van Gogd vẽ với phong cách như vậy, ví dụ như cánh đồng hay hồ nước.
Chắc hẳn ai ngắm tranh của ông cũng chỉ muốn đắm mình vào trong thế giới kỳ ảo ấy. Người ngắm tranh không chỉ là ngắm tranh, mà còn muốn hòa mình vào tranh, vào không gian trong tâm trí trong sự tưởng tượng, đem lại cảm giác dễ chịu thư giãn.
Chưa kể, là cách mà Van Gogd phối màu phải nói là hoàn hảo đúng chuẩn tâm lý của con người với 2 tông màu chủ đạo là vàng và xanh dương. Vũ trụ màu xanh dương, còn các tinh cầu, ngôi sao thì màu vàng, quện cùng những đường sóng uốn lượn phủ kín.
>> Xem thêm: Feng Li – gã quái nhân của Nhiếp ảnh đường phố Trung Quốc
Bức tranh “Laboureur dans un champ” của Van Gogh
Màu xanh dương theo tâm lý học nó là màu của bầu trời ban ngày, là màu của niềm tin, tin tưởng và tín nhiệm, đem lại cảm giác an toàn, và an tâm cho con người. Nếu bạn để ý thì một số các công ty, thương hiệu cũng chọn màu chủ đạo của họ là màu xanh dương ví dụ như Facebook, Twiter… Còn màu vàng lại là màu của sự vui vẻ, thân thiện và hạnh phúc khi sử dụng với tần suất vừa phải, chấm phá.
Như vậy, không biết Van Gogd có phải là một người giỏi về tâm lý học không. Nhưng cái cách mà ông vẽ tranh và phối màu đã tạo ra được những bức tranh mang phong cách đặc trưng riêng, và nó vô tình đã chạm đến trái tim và xoa dịu tâm trí của nhiều người, đánh thức những xúc cảm tích cực bên trong chúng ta khi ngắm tranh của ông. Đến nỗi mà một cô gái mình quen đã tự cứu được chính mình, vượt qua cơn trầm cảm khi yêu tác phẩm của Van Gogd. Từ đó về sau, phong cách Van Gogd ảnh hưởng đến rất nhiều đến cuộc sống, đến phong cách ăn mặc, trang trí nội thất căn phòng của cô gái đó. Và đó cũng là lý do vì sao Van Gogd trở thành một trong những người họa sĩ vĩ đại nhất thời đại của chúng ta.
>> Xem thêm: Scotch Whisky: kiến thức toàn tập từ A đến Z
—
Nguồn: Luu Truong