MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result

Trang chủ / Sự nghiệp / Cái Tôi – cội nguồn của mọi đau khổ và mệt mỏi trong cuộc sống

Cái Tôi – cội nguồn của mọi đau khổ và mệt mỏi trong cuộc sống

Editor Thanh Nga
11/06/2021 - Cập nhật 10/07/2021
in Sự nghiệp
Cái tôi cá nhân

Đa số chúng ta đồng hoá Cái Tôi cá nhân là những suy nghĩ, cảm nhận, hiểu biết, niềm tin của mình. Nhưng chúng ta không biết rằng Cái Tôi là cội nguồn của đau khổ và mệt mỏi trong cuộc sống không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

Cái tôi

Cái Tôi là gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến cái tôi cá nhân, hay anh này, chị kia có cái tôi quá lớn. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu cái tôi nghĩa là gì hay chưa.

Cái Tôi trong Triết học

Trong Triết học, “cái tôi” là phạm trù phản ánh cái riêng có của trung tâm tinh thần một con người, được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.

Cái Tôi trong thuyết phân tâm

Trong thuyết phân tâm của Sigmund Freud, cái tôi (ego) là một trong 3 yếu tố hình thành nên sự phức tạp trong tính cách con người, bao gồm “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego). Cái tôi vận hành dựa trên nguyên tắc hiện thức, tức cố gắng thỏa mãn ham muốn của bản năng một cách thực tế và được xã hội chấp nhận.

Cái Tôi trong Phật Giáo

Trong triết lý Phật Giáo, “cái tôi”, thường gọi là “ngã”, là “cái tôi” được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu thừa), không công nhận sự hiện diện “sự có mặt” của một “ngã” như tâm lý học.

Nhưng theo trích dẫn từ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cái tôi là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Xem thêm: Bản chất con người, hãy chấp nhận và thay đổi để yêu thương

Cái tôi cá nhân

Cái Tôi – cội nguồn của khổ đau

Hành trình tìm lại chính mình. Hành trình hiểu mình. Hành trình chinh phục chính mình cũng đẹp như bất cứ hành trình chinh phục đỉnh cao nào.

Nhà triết học Descartes có nói một câu nổi tiếng: “Je pense, donc je suis” (I think, then I am, Tôi là những gì tôi nghĩ).

Đi xa hơn nữa, Descartes cho rằng đa số chúng ta là một thực thể có suy nghĩ, có hoài nghi, biết nghe, biết tạo dựng, muốn khẳng định, muốn và không muốn, một thực thể có trí tưởng tượng và biết cảm nhận.

“Mais qu’est- ce donc que je suis ? une chose qui pense. Qu’est-ce qu’une chose qui pense ? c’est une chose qui doute, qui entend, qui conçoit, qui affirme, qui nie, qui veut, qui ne veut pas , qui imagine aussi, et qui sent.”

Đa số chúng ta đồng hoá cái TÔI của mình là những suy nghĩ của mình, cảm nhận của mình, hiểu biết của mình, niềm tin của mình. Cái tôi cá nhân chính là cội nguồn của đau khổ và mệt mỏi trong cuộc sống không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Vì sao?

– Suy nghĩ:

Suy nghĩ thì có suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực.

Phần đông chúng ta không làm chủ được suy nghĩ của mình, thường bị rơi vào suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn. Thậm chí còn bị rơi vào tình trạng suy nghĩ quá nhiều (over thinking). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ và suy nhược thần kinh.

– Cảm nhận

Cảm nhận thì có cảm nhận dễ chịu, cảm nhận khó chịu và cảm nhận trung tính. Cảm nhận dẫn đến hai trạng thái yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích.

Tuy nhiên cuộc sống lại không cho mình chỉ có những cảm giác dễ chịu, hay chỉ cho mình những thứ mình yêu. Giống như xuân hạ thu đông, trời mưa, trời nắng. Dù mình khó chịu hay không thì trời vẫn chuyển mùa.

Vậy là phải gần cái mình ghét là đau khổ, là chịu đựng, là mệt mỏi muốn thoát ra. Phải xa cái mình yêu cũng đau khổ, mệt mỏi muốn được gần.

Chưa nói đến là những thứ mà ta thích thú hàng ngày cũng trở thành tầm thường, trung tính theo thời gian, không còn mang lại sự thú vị như ngày đầu sở hữu nữa.

Vậy là Hạnh phúc hay đau khổ là từ mình mà ra cả.

– Muốn khẳng định bản thân

Nhu cầu muốn khẳng định bản thân cũng xuất phát từ cái TÔI riêng biệt. Vì có cái Tôi nên cần phải khẳng định, muốn được công nhận. Khi không được công nhận và bị phủ định sẽ đau khổ và phản kháng.

Nhu cầu khẳng định quá cao sẽ ép mình làm việc quá cường độ, vượt năng lực, thiếu sự chuẩn bị, trái tự nhiên vv. gây ra nhiều áp lực cho bản thân dẫn đến stress. Lâu dần ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng cảm nhận hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống.

– Niềm tin

Niềm tin thì có niềm tin đúng (chánh tín), niềm tin sai (mê tín).

Khi có niềm tin sai, nhất là niềm tin đó quá sâu sắc thì sẽ rất đau khổ khi niềm tin sụp đổ.

Ví dụ bạn tin rằng xã hội toàn người tốt, bạn thân của mình là người tốt. Đến khi phát hiện ra họ lừa mình thì thất vọng ngập tràn, sụp đổ và đau khổ.

Điều này cũng lý giải vì sao nhiều thanh niên vào đời bị hụt hẫng khi va chạm với thực tế. Vì thế giới mà cha mẹ và nhà trường trang bị cho các em toàn màu hồng khác hẳn với thế giới thực.

Xem thêm: Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về tình yêu và hạnh phúc hôn nhân

Cái Tôi đích thực mang lại tự do đích thực

Chúng ta chỉ an yên khi bắt đầu nhận ra rằng không có một cái Tôi riêng biệt cần phải được công nhận. Không còn nhu cầu khẳng định bản thân. Làm không phải để được ghi nhận.

Chúng ta vẫn làm những việc ta làm nhưng hoàn toàn tự nhiên và tự nguyện. Dù người khác vẫn ghi nhận việc mình làm nhưng mình không bám chấp vào đó.

Chúng ta sẽ an yên khi biết rằng TA cũng không phải là những suy nghĩ. TA cũng không phải là những cảm nhận. TA cũng không phải là những niềm tin.

Cái Tôi đích thực đứng ngoài những suy nghĩ, đứng ngoài cảm nhận, đứng ngoài niềm tin. Cái Tôi đích thực quan sát và giám sát những điều đó. Chúng có thể đến rồi đi ngay khi chúng ta để ý đến chúng, nhận biết chúng.

Cái Tôi đích thực mang lại tự do đích thực.

Theo: Cấy Nền Radio, Wikipedia, Giáo hội Phật Giáo.

Xem thêm

Nhìn qua lỗ khóa
Phong cách sống

Tất cả chúng ta đều đang nhìn thế giới qua lỗ khóa

Kinh Vệ-đà (the Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) là gì?
Thư viện

Kinh Vệ-đà (the Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) là gì?

ma trận bản ngã
Sự nghiệp

Ma trận bản ngã: vì sao cuộc đời là bể khổ không lối thoát?

–
TẠP CHÍ MENBACK

Xem thêm trong chủ đề: Lối sốngPhật giáoPhật phápPhát triển bản thânTriết học

Bài viết nổi bật

Lời khuyên cho đàn ông trước tuổi 30

5 lời khuyên đắt giá cho đàn ông trước tuổi 30 bạn không thể bỏ qua

Đây là 5 lời khuyên dành cho những người đàn ông trước ngưỡng tuổi 30. Đừng bỏ qua những lời...

Bài viết cùng chủ đề

Tự do
Sự nghiệp

Tự do thực sự là gì?

lý do đàn ông hút thuốc
Sức khỏe

Vì sao con người vẫn hút thuốc dù biết rõ tác hại của nó?

Thời trang

Phong cách đàn ông: Bí quyết để định nghĩa sự tự tin và nổi bật

Đời không đơn giản như bạn nghĩ, nên đừng vội phán xét
Phong cách sống

Đời không đơn giản như bạn nghĩ, nên đừng vội phán xét

Menback
Gia đình

Tấm gương của cha

Vì sao mình nỗ lực mãi mà vẫn chưa thành công
Sự nghiệp

Làm mãi mà không thành công: Bạn đang chăm chỉ sai cách?

Bài viết mới

Tự do thực sự là gì?

Cảm hứng Trần Đình Long: Tay trắng dựng đế chế thép

Vì sao con người vẫn hút thuốc dù biết rõ tác hại của nó?

Phong cách đàn ông: Bí quyết để định nghĩa sự tự tin và nổi bật

12 kiểu quần dành cho nam giới hiện đại và sự khác biệt của chúng

Nên làm công ăn lương hay làm chủ: Lựa chọn nào sáng suốt?

“Chúng tôi tiên phong định hình bản sắc và truyền cảm hứng cho thế hệ đàn ông Việt Nam: trí tuệ, bản lĩnh, mạnh mẽ, phong cách, và giàu khát vọng dựng xây quê hương đất nước.”

  • Thời trang
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Phong cách sống
  • Xe cộ
  • Đồng hồ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Không gian sống
  • Sách hay
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Giải trí
  • Gia đình
  • Tình yêu
  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Sự nghiệp
  • Kinh doanh
  • Phát triển bản thân
PHÁI ĐẸP
THƯ VIỆN
VIDEO
ẢNH
#SERIES:
  • Cảm hứng từ Nhân vật
  • 30 ngày để trở thành người đàn ông tốt hơn
menback

© 2025 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Tạp chí Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
×
Sale 50%

Add New Playlist

  • TRANG CHỦ
  • THỜI TRANG
  • SỨC KHỎE & THỂ HÌNH
  • CHĂM SÓC & LÀM ĐẸP
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • PHONG CÁCH SỐNG
  • XE CỘ
  • ĐỒNG HỒ
  • CÔNG NGHỆ
  • THỂ THAO
  • DU LỊCH
  • KHÔNG GIAN SỐNG
  • TÌNH YÊU
  • HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
  • VĂN HÓA
    • SÁCH HAY
    • NGHỆ THUẬT
    • ÂM NHẠC
    • ĐIỆN ẢNH
    • GIẢI TRÍ
  • KINH DOANH ĐẦU TƯ
  • SỰ NGHIỆP
  • PHÁI ĐẸP

© 2025 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Đề nghị ghi rõ Nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này. Liên hệ hợp tác: media@menback.com