Học nhiều là tốt, nhưng không phải cách học nào cũng đúng. Vậy đâu là những cách học sai lầm, đâu là những điều đúng đắn lớp trẻ cần phải học để thành công. Bài viết là chia sẻ của chuyên gia Đỗ Tiến Long, rất hữu ích để người trẻ định hướng được con đường học tiếp theo của mình sau khi ra trường.
3 cách học sai lầm, hủy hoại tài năng
Theo những đặc thù giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, giới trẻ dường như đang bị cuốn vào 3 xu hướng “học” dưới đây. Hâu quả là tư duy cũ kỹ, ý thức hời hợt, thiếu định hướng và động lực, sau khi tốt nghiệp. Sẽ là thất bại khủng khiếp nếu bị rơi vào hội chứng trên, sau mười mấy, hai mươi năm, cắp sách tới trường.
Dưới đây là 3 con đường học lạc lối, hủy hoại tài năng lớp trẻ ngày nay:
1. Học từ người thành công
Muốn thành công nhanh là một não trạng lệch lạc và tạm bợ. Học từ người thành công là công thức dễ dụ dỗ những người vừa thiếu, vừa thèm, vừa lười biếng.
Thực ra, người thành công chỉ chiếm chưa đến 1% dân số. Mà mỗi người lại một vẻ riêng. Đa số người đi học người thành công không có tố chất hay hoàn cảnh xuất thân nào giống người thành công, nên càng cố học thì càng đánh mất mình, rồi sau ra một thứ giở dăng giở đèn. Kết cục, mất phương hướng ở tuổi 30.
Đàn ông tuổi 30, thanh xuân đã kết thúc?
Đàn ông tuổi 30 - Có gia đình, có con, rồi hàng ngày bạn cũng sẽ trở thành những vị...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more2. Học từ các công ty khởi nghiệp thành công
Các công ty khởi nghiệp thành công đều trong các tình huống bối cảnh đặc thù của chu kỳ kinh tế, chu kỳ ngành, cũng như nguồn lực và năng lực doanh nghiệp. Vì thế nếu lặp lại, cho chính ông chủ đó làm lại trong hiện tại, tỷ lệ thành công cũng sẽ không cao.
Nghiên cứu chỉ ra, nếu Bill Gates mở công ty sớm hơn hay muộn hơn 5 năm, chưa chắc đã thành tỷ phú. Sau khi học môn khởi nghiệp, ra đời không ít các SMEs trong ngõ, với các ý tưởng slogan hào nhoáng Anh ngữ được trưng ra.
Khả năng sống sót của các ý tưởng này có lẽ vô cùng nhỏ. Tốt nghiệp ĐH mà nguy cơ không thành chủ và cũng không thành thợ là rất cao. Khả năng về hưu ở tuổi 30 nếu cứ theo đuổi kiểu như vậy trong thế giới hôm nay.
3. Học đi tìm đam mê
Học xong vẫn chưa biết đam mê, muốn đi tìm đam mê trong doanh nghiệp. Đi làm để thử nghiệm xem hướng nào phù hợp.
Vấn đề là trong các tổ chức lớn nhỏ, mô hình đã được xác lập, thường vận hành áp lực. Khi bước vào muốn sống sót phải thích ứng và cuốn theo.
Không có thời gian nào để nghe bâng khuâng, chân bước đi, trong lòng nghĩ suy gì. Tìm được đam mê là hãn hữu. Mà có tìm ra sau dăm lần thử thì cũng lại hết động lực, nhiên liệu tuổi trẻ đã cạn.
Chúng ta cần học những gì để thành công?
Dưới đây là những lời khuyên về sự học cho các bạn trẻ trên con đường tìm kiếm thành công:
1. Học để tuân thủ hệ thống
Tuân thủ các nguyên tắc xã hội, công ty, gia đình, đất nước. Dù làm khoa học hay công nhân viên, muốn sống được phải biết tuân thủ, trên máy bay hay trên bàn tiệc, trong xưởng máy, bệnh viện hay nhà khoa học.
Tuân thủ cao cũng tạo ra đỉnh cao. Chất lượng luôn đi kèm kỷ luật. Hình như dân ta coi khinh cái này không thích học và dạy, muốn chuẩn tự do Mỹ ngay. Kể cả sáng tạo đổi mới cũng phải tuân thủ kỷ luật và qui trình.
2. Học để phát huy chính mình
Học để là chính mình phát huy tài năng giá trị của mình cao nhất, trong mối quan hệ với tuân thủ. Muốn xuất chúng thì phải độc đáo, chứ không sao chép. Mà độc đáo chủ yếu cũng qua lao động một cách kỷ luật và tuân thủ, kể cả nguyên tắc cá nhân.
3. Học để thay đổi tầm nhìn góc nhìn
Cởi mở nhận thức, cởi mở góc nhìn, xây dựng kiến thức vừa sâu vừa rộng, để đảm bảo hai nguyên tắc trên.
Tự chủ đại học cũng là cho phép sự tự do học thuật và giáo dục khai minh, đa dạng trong giáo dục, để không đẻ ra lớp trẻ, mắc vào ba hội chứng đã nêu ở trên.
Vài suy nghĩ của tôi về trăn trở việc học, việc giáo dục đào tạo những ngày đầu năm.
Xem thêm
Hạnh phúc là gì? Ai hạnh phúc hơn ai?
Hôm trước ngồi café, có thằng bạn hỏi tôi: ê mày, hạnh phúc là gì? Tôi cười cười rồi hỏi...
Read moreTheo: Đỗ Tiến Long
Công ty TNHH Tư vấn Quản lý OD CLICK