Một trong những thứ tôi thấy khôi hài nhất chính là nội dung “Tài chính cá nhân” ở Việt Nam. Đa số chỉ được dịch từ báo chí ngoài nước nên khi đọc không hiểu gì. Giống như mới tiếp cận một ngôn ngữ khác vậy.
Bóc phốt ‘Tài chính cá nhân’
Trào lưu blogger tài chính cá nhân đã nở rộ từ lâu nhưng nó lại được đưa lên đỉnh trong giai đoạn bão giá hiện tại. Nhiều người bất mãn với cuộc sống, với giá nhà tăng cao trong khi lương dậm chân tại chỗ. Cho nên những bài về quản lý chi tiêu cá nhân nhìn bên ngoài trông rất thuyết phục. Nhưng khi suy ngẫm lại thì sẽ thấy nó tầm phào.
Đây là một ví dụ.
Trang AF thường xuyên ra những bài như “Vợ chồng lương 30 triệu thì sao mua nhà.” Nó sẽ không là vấn đề gì cho đến khi đọc “Tiêu dùng gợi ý” với những khoản tiền rất vô lý như “Tiền ăn tính chung, 2 triệu đồng.”
Hai vợ chồng sống ở Sài Gòn hay Hà Nội ăn uống kiểu gì mà chỉ tốn 2 triệu mỗi tháng. Tính ra là 66,000 đồng mỗi ngày, mỗi người 33,000 đồng. Cho dù bạn có ăn xôi, cơm trắng hoặc quán bụi siêu rẻ thì cũng không thể có mức đó được.
Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng nội dung được xuất bản với mục đích giải thích, gây tranh cãi hoặc câu view chứ không nhằm hướng đến cái gọi là kiểm soát tiền bạc.
Các nội dung về tài chính cá nhân chỉ có ý nghĩa ở các nước tiên tiến của Mỹ Âu. Nơi có lương cao, môi trường trong sạch, hệ thống hưu trí ổn định và an sinh xã hội tốt.
Người dân vì không cần phải quá lo lắng mỗi lần đi bệnh viện, học phí cho con cái, thất nghiệp, tai nạn hay hưu trí nên mới có thời gian chú trọng tiền bạc cá nhân. Chỉ khi họ dư của cải thì mới bắt đầu hướng đến hoạch định tài chính được.
Còn ở Việt Nam thì với mức lương trung bình 10 triệu thì đó là khái niệm mơ hồ. Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của một người làm công ăn lương với bao chi phí phải trả như thuế, bảo hiểm, xăng dầu và tiền học thì không còn dư bao nhiêu.
Những câu chuyện phịa về anh nào đó khởi nghiệp với vài triệu đồng rồi có chục tỷ sau vài năm hay cô nào đó từ bàn tay trắng thành triệu phú chỉ trong thời gian ngắn chỉ làm đám đông ảo tưởng về cuộc sống chứ không có ích gì.
Sự bất mãn kèm với lòng tham làm giàu nhanh là khe hở để các tổ chức lừa đảo tài chính phát triển. Đó là vì sao gần đây nở rộ những nhóm đầu cơ chứng khoán, đánh forex và buôn tiền ảo. Đây là vấn nạn chung hiện tại ở Việt Nam.
Cho nên khái niệm “Tài chính cá nhân” là điều gì đó xa vời và mơ hồ. Nếu khả thi thì chỉ áp dụng được với người có thu nhập cao, tầm 30 triệu mỗi tháng trở lên. Còn đa số người còn lại có bao nhiêu sẽ tiêu hết. Nó chỉ là thứ tầm phào mua vui.
Bài viết hữu ích
Các vấn đề cần chú ý cho kế hoạch tài chính cá nhân vào cuối năm
Một năm nữa sắp qua đi và trước khi hết năm, bạn vẫn có thể cải thiện kế hoạch tài...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK