Để đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, chúng ta cần phải biết đặt ra những mục tiêu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu, và lý do tại sao cần phải đặt ra những mục tiêu để có được cuộc sống viên mãn.
Tại sao chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu?
Một nhà tâm lý học từng làm một thí nghiệm sau:
Ông để cho ba nhóm người, mỗi nhóm đi đến một thôn trang nhỏ cách đều thành phố 10km.
Nhóm thứ nhất không biết tên của thôn trang, cũng không biết lộ trình bao xa. Nhà tâm lý học bảo họ chỉ cần đi theo người dẫn đường là được. Vừa đi được 3km, đã bắt đầu có người kêu ca. Đi được nửa đường, dường như tất cả mọi người đều tỏ vẻ tức giận. Họ than phiền tại sao phải đi xa thế, không biết bao giờ mới đến nơi. Thậm chí có người còn ngồi xuống ven đường, không chịu đi tiếp nữa. Họ càng đi, tâm trạng càng tồi tệ.
Nhóm thứ hai biết được tên của thôn trang, đồng thời cũng biết được đoạn đường họ cần phải đi có độ dài bao xa. Nhưng bên ven đường khong có những cột cây số, họ chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm để ước tính xem thời gian và cự ly của hành trình. Khi đi được nửa chặng đường, hầu hết mọi người đều muốn biết đã đi được bao xa. Một người có kinh nghiệm nói: “Đi được chừng nửa đường rồi đó.” Mọi người tiếp tục đi về phía trước. Khi đi được khoảng ba phần tư đoạn đường, tâm trạng của họ bắt đầu xuống dốc. Họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, và đoạn đường phía trước dường như còn rất dài. Khi có người nói: “sắp đến rồi!”. Tinh thần của mọi người mới phấn chấn trở lại, họ rảo bước nhanh hơn.
Nhóm thứ ba không chỉ biết được tên của thôn trang, biết được lộ trình dài bao nhiêu, mà bên ven đường ở mỗi kilomet còn có một cột cây số. Vừa đi mọi người vừa nhìn cột cây số. Mỗi khi đi được thêm 1km, mỗi người đều cảm thấy trong lòng có một niềm vui nho nhỏ. Trong lúc đi, họ dùng tiếng cười và cả lời ca tiếng hát để giảm bớt sự mệt mỏi. Tâm trạng của họ lúc nào cũng trong trạng thái phấn khích. Vì thế, họ rất nhanh chóng đến đích.
Từ thí nghiệm trên, nhà tâm lý học đưa ra kết luận sau:
Khi hành động của người ta có mục tiêu rõ ràng, đồng thời có thể liên tục so sánh hành động của mình với mục tiêu để từ đó biết được tốc độ triển khai và khoảng cách còn lại so với mục tiêu, thì lúc đó, động cơ hành động mới được duy trì và tăng cường. Người ta sẽ tự giác khắc phục tất cả mọi khó khăn, nỗ lực tiến đến mục tiêu.
Con đường thành công được lát bằng mục tiêu.
Câu chuyện trên khiến chúng ta liên tưởng đến cuộc trò chuyện giữa phu nhân tổng thống Roosevelt và tướng quân Sarnoff.
Phu nhân tổng thống khi còn học ở trường đại học Bennington dự định tìm một công việc làm thêm trong ngành thông tin để lấy tiền trang trải cuộc sống. Bố của bà dẫn đến gặp một người bạn thân – tướng quân Sarnoff lúc bấy giờ đảm nhận chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty vô tuyến điện nước Mỹ.
Tướng quân tiếp đón bà rất nhiệt tình đồng thời cũng rất nghiêm túc “Cháu muốn làm công việc gì?”
“Dạ, công việc gì cũng được.”
Tướng quân nhìn bà với ánh mắt hết sức nghiêm túc nói: “Không có công việc nào gọi là “việc gì cũng được”.
Lắt sau, tướng quân nói thêm: “Con đường thành công được lát bằng mục tiêu.”
Nếu cuộc đời không có mục tiêu thì cũng giống như lần mò trong bóng tối. Cuộc đời cần phải có mục tiêu: mục tiêu của cả cuộc đời, mục tiêu của một thời ky, mục tiêu của một giai đoạn, mục tiêu của một năm, mục tiêu của một tháng, mục tiêu của một tuần. Khi mục tiêu của bạn càng rõ ràng, thì bạn tiến bộ càng nhanh.
Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ của các nhà hiền triết, thì kết luận của nhà tâm lý học trên được diễn đạt lại như sau: “Mục tiêu vĩ đại tạo nên tâm hồn vĩ đại, mục tiêu vĩ đại sản sinh ra động lực vĩ đại, mục tiêu vĩ đại hình thành con người vĩ đại.”
>> Xem thêm: 4 điều cần tránh khi xây dựng các mối quan hệ
—
Tạp chí đàn ông
Theo: Internet