Tranh luận một hồi, bạn quyết định block người ta luôn, rồi một ngày dọn dẹp phây búc, bạn vào xem lại profile của người đó, hóa ra cháu nó vẫn còn đang ôn thi vào lớp 10. Vâng, một ông tiến sĩ lao vào tranh luận với một học sinh cấp 2 cho đến lúc tức điên lên thì thôi!
Đó là một tình huống nhan nhản trên mạng xã hội ngày nay, hãy cùng Menback nhìn lại và tìm hiểu về cách tranh luận thời 4.0 qua một bài viết của tác giả Nghệ.
Tranh luận thời 4.0
Lâu lâu rảnh háng nên tôi ngồi đọc đống tranh luận của mấy bác trên mạng giải trí chơi cho vui, đang từ tranh luận nhẹ nhàng thành cãi nhau loạn xạ, nặng hơn thì thành công kích cá nhân. Tự nhiên nói qua lại một lúc thì dỗi nhau luôn, chỉ vì bất đồng quan điểm nào đó. Có mấy ca, chưa gặp nhau bao giờ, chỉ giao lưu trên mạng thôi mà cũng thành kẻ thù truyền kiếp, thật là vkl.
Nhà Phật khuyên là không nên ‘khẩu nghiệp’, khẩu là lời từ miệng nói ra… họa hay phúc cũng từ cái miệng ‘nhiều chuyện’ này ra.
Tuy nhiên, thời internet 4.0 thì đã biến tướng khôn lường rồi. Giờ không cần nói ra bằng miệng nữa, chúng ta vẫn sát thương trái tim nhau chỉ bằng vài dòng tin nhắn hay comment… ‘khẩu nghiệp’ giờ đã biến thể thành ‘tay nghiệp’… tay chém vô tình !
Thời chưa có con, tôi cũng máu chó lắm, một là rãnh, hai là bố cũng đéo muốn chịu thua thằng nào hết. Nhất là chủ đề nào tôi rành, chắc phần thắng thì tôi quất cho tới. Tranh luận tới bến, tất nhiên đa phần tôi ăn, nhưng kết cục là 2 thằng đéo nhìn mặt nhau nữa… hoặc nhẹ hơn là nó né tôi luôn… nói đã cái cơn nhưng sau đó lại mất đi một mối quan hệ.
Không riêng tôi, cứ bố nào mà học rộng hiểu nhiều, có tý võ nghệ (tài năng / kiến thức) thì hiếu chiến lắm. Oh chủ đề A này ah… bố biết… để còm phát để trình diễn tý võ coi nào… oh dám phản dame bố ah… còm cho mày chết. Cơ chế bản ngã là thế, ít ai thoát được, đụng đến chuyên môn / nghề / lĩnh vực của ông hoặc cái ông ‘có vẻ’ rành thì không im lặng nổi đâu.
Tuy nhiên ai rồi sẽ thấm đòn thôi, tôi cũng không ngoại lệ, chinh phạt khắp cõi mạng một thời gian rồi cũng ngán, nhất là tốn thời gian bỏ mẹ ra. Vì tranh luận mà không tỉnh táo thì đâm ra, thiệt nhiều hơn lợi.
Các nguyên tắc khi tranh luận
Tôi không ngại tranh luận, vì tranh luận văn minh và đúng hướng sẽ cho chúng ta rất nhiều góc nhìn mới và học hỏi nhau thêm. Tuy nhiên, trước khi bước vào bất kỳ cuộc tranh luận nào thì tôi luôn có 3 tiêu chí sàn lọc sau rồi mới tung phím:
1. Nếu chủ đề tranh luận không thuộc về mảng khoa học kỹ thuật hoặc không có số liệu / dẫn chứng rõ ràng thì tôi sẽ hạn chế tham chiến.
Vì các chủ đề liên quan đến xã hội, con người, nghệ thuật, văn chương, v.v.. thì luôn rất tương đối. Nội tranh luận chủ đề ‘thế nào là hạnh phúc’ thôi, thì 100 người có 100 góc nhìn khác nhau rồi. Các bạn hãy nhớ, có tranh luận thì nói cho vui thôi, có chuyện để tương tác, chứ hạn chế chém nhau hoặc dồn nhau đến chân tường.
2. Đối tượng tranh luận với mình là ai?
Giờ Bà bán cá ngay đầu chợ vẫn có thể lên mạng nói về ‘làm giàu không khó’…
Thằng ku đang tranh luận sôi nổi với các bạn về đầu tư, thị trường stock / crypto, thì đang nộp đơn xin việc 6 tháng nay chưa có ai nhận, kèm thêm đang nợ tiền khắp nơi.
Có chị đang thuyết giảng về hôn nhân gia đình, thì đang nộp đơn chương trình ‘bạn muốn hẹn hò’ suốt 2 năm nay mà mãi chưa được gọi lên tham gia….
Internet, mạng xã hội, đã làm khoảng cách giữa chúng ta càng gần hơn, đúng hơn là gần một cách quá đáng. Tất nhiên là do chính chúng ta cho phép người khác lại gần mình thông qua việc đồng ký tương tác với nhau trên mạng. Một thế giới phẳng đến mức… ai cũng có thể thành tiến sĩ giáo sư hay chuyên gia của một ngành nào đó, dù đời thực thì thôi rồi.
Nên giờ tranh luận với ai, các bạn phải xem họ là ai cái đã, cái quan trọng hơn, là họ có hiểu được những gì bạn sắp nói không. Nhắm họ không hiểu thì thôi skip qua, đỡ tốn thời gian. Tranh luận mà không biết đối phương là ai, chưa kể bọn nick ảo thì dư hơi vl.
3. Có cần thiết tranh luận không?
Dù chủ đề đó các bạn biết rất rành và chuẩn, cả biết rõ người đưa ra chủ đề đó là ai… nhưng bạn vẫn phải dừng lại một nhịp nữa để tự hỏi, “có cần tranh luận không?”
Nếu tranh luận để ra kết quả win-win cho 2 bên thì xin mời các bạn tham chiến.
Còn tranh luận mà các bạn win nhưng làm người ta ‘quê’ thì rất có thể bạn chỉ đang muốn thỏa mãn cái tôi của mình thôi, chưa chắc động cơ tranh luận đằng sau là để xây dựng hay đóng góp thật tình cho đối phương. Mà khi người ta đã quê thì khó huề.
Tôi trải vụ này khá nhiều rồi, nhất là các mối quan hệ quen biết, nếu thấy ai đưa một quan điểm hơi sai lệch (có thể gây hại cho họ) thì tôi sẽ chọn hướng inbox riêng cá nhân (1:1) để chia sẻ thêm góc nhìn (nếu mối quan hệ đó tôi trân trọng), chứ không comment trên public.
Lưu ý khác khi tranh luận
Ai càng thân cận với các bạn thì càng phải thận trọng hơn khi tranh luận. Càng thân thì càng dễ dỗi… bố mẹ, anh em, vợ con, bạn thân gì thì các bạn nên uốn lưỡi 7×7 49 lần rồi mới ra đòn. Đừng vì một quan điểm khác nhau mà để mối quan hệ đó toang!
Đó là cách tôi chơi mạng, tranh luận thì thoải mái (nếu tôi rãnh), nhưng còn tranh luận nghiêm túc thì tôi có vài cái luật riêng để win-win cho cả hai, nếu tôi thấy cần thiết.
Tái bút: một cái tối quan trọng nữa, là anh em nam giới đừng bao giờ tranh luận với ‘phụ nữ’, vì dù thắng lý thì anh em cũng thua về tình, mà thôi!
Xem thêm:
- Street Smart là gì? Vì sao ai cũng cần phải có kỹ năng Street Smart?
- Bí quyết để trở nên khác biệt không phải là đi ngược lại đám đông
- [Tips nhanh] – Cách tập trung cao độ để học tập và làm việc hiệu quả
–
MENBACK.COM