Dưới đây là những bộ ảnh thời trang mang nhiều tranh cãi khi khai thác những vấn đề mang tính lịch sử như tính dục, tôn giáo và chiến tranh.
Nhiếp ảnh thời trang luôn song hành cùng thời trang, đây là một tôn chỉ không thể đổi dời. Nhiếp ảnh được xem như là công cụ đắc lực của các nhiếp ảnh gia để thể hiện tâm tư, tiếng lòng của bản thân. Trong thế giới thời trang, nhiếp ảnh đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu vì chúng giúp đưa ngôn ngữ thời trang lên một tầm cao mới thông qua góc nhìn nghệ thuật, sự sáng tạo và thăng hoa.
Trải qua hàng trăm năm kể từ khi nhiếp ảnh thời trang được công chúng biết đến rộng rãi vào năm 1892, khi tạp chí Vogue lần đầu đưa hình ảnh thời trang trở thành một phần cốt lõi của nội dung. Các đề tài đa dạng được các nhiếp ảnh gia khai thác triệt để và hầu hết là phản ánh những chuyên động trong cuộc sống, một số khác lại trở thành trào lưu. Bên cạnh những phong trào chụp ảnh theo đường lối siêu thực, trên đường phố hay hoạ nét thì tồn tại song song đó là những bộ ảnh thời trang gây tranh cãi, khi thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều bộ ảnh táo bạo đến mức phản cảm. Đặc biệt, chủ đề tranh cãi của những bộ ảnh thời trang này còn liên quan đến những vấn đề, hiện thực của xã hội, luôn tồn tại song song trong cuộc sống con người: tính dục, chiến tranh hay tôn giáo.
Calvin Klein Jeans 1995
Chiến dịch Calvin Klein Jeans 1995 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steven Meisel. Trong loạt ảnh cho chiến dịch này, nhiều người đã ngay lập tức chỉ trích hình ảnh khiêu gợi của dàn người mẫu. Họ cho rằng những người mẫu này mang hình tượng “quá trẻ” và bị gán với những kiểu chụp thiếu tinh tế. Thậm chí, một số ảnh còn để lộ phần quần lót của người mẫu.
Sisley, 2001
Là một trong những bộ ảnh thời trang bị cấm của Sisley, bức ảnh năm 2001 chụp lại cảnh nữ người mẫu Josie Maran đang tạo dáng quyến rũ, và hơn thế nữa, “chơi đùa” với bầu vú của một con bò. Đây là một phần của chiến dịch táo bạo của thương hiệu sản phẩm làm đẹp nước Pháp, khi đưa người mẫu vào những bối cảnh mạo hiểm khác nhau trong một trang trại. Bộ ảnh được cho là muốn truyền tải “sự thể hiện tự nhiên về cuộc sống vùng nông thôn bằng cách chơi đùa với lối biểu đạt cảm xúc của người mẫu và gợi nhắc một cách mỉa mai đến thiên nhiên và yếu tố khiêu gợi tiềm ẩn của nó”.
Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia đầy tai tiếng Terry Richardson. Suốt nhiều năm sự nghiệp, ông liên tục bị các nữ người mẫu từng làm việc cùng buộc tội vì hành vi xâm phạm tình dục, và bắt ép nhiều người mẫu trẻ phải chụp ảnh khiêu dâm để thăng tiến.
Yves Saint Laurent M7, 2002
Năm 2002, Yves Saint Laurent, dưới thời kỳ tại vị của Giám đốc Sáng tạo Tom Ford, khởi động chiến dịch quảng bá cho dòng nước hoa M7. Lấy cảm hứng từ bức ảnh 1971 của chính nhà sáng lập, thương hiệu quyết định sử dụng hình ảnh khỏa thân của nam người mẫu Samuel de Cubber đặt cạnh chai nước hoa. Chiến dịch khi ấy nhận 730 đơn khiếu nại.
Cuối cùng, thương hiệu phải sử dụng phiên bản cắt xén để làm áp phích, mặc dù hình ảnh đầy đủ vẫn được in trên các tạp chí. Trước sự chỉ trích từ cộng đồng, Tom Ford bày tỏ thái độ không hài lòng: “Nước hoa được xứt lên da, vậy tại sao chúng ta lại quá khắt khe khi khoe cơ thể? Chiến dịch M7 đem đến hình ảnh khỏa thân thuần khiết và đầy tính học thuật.” Trước đó vào năm 2000, thương hiệu cũng từng dính phải nhiều chỉ trích với hình ảnh chiến dịch quảng bá cho dòng nước hoa YSL Opium. Hình ảnh đã nhận hơn 900 đơn khiếu nại ngay thời điểm phát hành, và bị Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo của Vương quốc Anh ghi nhận là bức ảnh quảng cáo bị khiếu nại nhiều thứ tám mọi thời đại.
“Public Enemy” của Gucci, 2003
Năm 2003, Gucci, dưới thời kỳ của Tom Ford, hợp tác cùng một trong những nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng thế giới Mario Testino để thực hiện chiến dịch thời trang mang tên Public Enemy. Bộ ảnh thời trang có sự góp mặt của nữ người mẫu Carmen Kass và stylist Carine Roitfield. Bộ ảnh đã tạo nên lản sóng đả kích dữ dội khi nhà mốt quyết định cạo phần lông nhạy cảm của nữ người mẫu thành ký tự G – viết tắt cho Gucci, và chơi chữ đồng âm cùng từ G-spot (điểm G). Bộ ảnh dính phải chi trích nặng nề ví tính gợi dục thô thiển, và bị cấm truyền thông.
Sisley, 2003
Năm 2003, thương hiệu sản phẩm làm đẹp nổi tiếng nước Pháp Sisley tiếp tục kết hợp cùng Terry Richardson cho bộ ảnh chiến dịch của năm. Trong đó có một bức ảnh của nữ người mẫu Ana Beatriz Barros, khi cô ngồi trước chú bò tót với kiểu dáng hở hang, gợi dục. Bức ảnh nhận không ít chỉ trích từ cộng đồng người dùng lúc bấy giờ, và chiến dịch bị cấm ngay sau đó.
“Fashion Junkie” của Sisley, 2007
Năm 2007, Sisley khởi động chiến dịch mang tên Fashion Junkie. Trong bộ ảnh thời trang của chiến dịch, nổi lên một bức ảnh gây tranh cãi dữ dội – hai nữ người mẫu đặt mũi vào một ống hút trắng, trên sàn là tấm vải trắng cùng túi bột trắng vương vãi, mà theo cộng đồng nhận định, tượng trưng cho việc hút chích ma túy. Bộ ảnh nhanh chóng gặp phải chỉ trích nặng nề vì thần tượng hóa thuốc phiện – tệ nạn xã hội.
“Tom Ford For Men” của Tom Ford, 2007
Năm 2007, thương hiệu Tom Ford vướng vào lùm xùm nghiêm trọng về vấn đề phân biệt giới tính, vật hóa phụ nữ. Nguồn gốc của cuộc tranh cãi đến từ một bức ảnh thuộc chiến dịch Tom Ford For Men nhằm quảng bá dòng nước hoa nam mới của hãng. Trong bức ảnh là hình ảnh chai nước hoa được kẹp giữa ngực trần bóng lưỡng vì dầu của người phụ nữ. Chưa kể đến ở bức thứ hai, chai nước hoa thậm chí còn được đặt ngay trên vùng kín của người mẫu.
Nhiều khản giả cho rằng bức ảnh mang ý nghĩa sử dụng nước hoa Tom Ford sẽ giúp đàn ông có thể lên giường với những cô gái – sự xúc phạm nghiêm trọng đến cơ thể và giá trị của nữ giới. Bộ ảnh quảng cáo đã bị cấm lưu hành tại Ý. Hơn nữa, tác giả của bộ ảnh lúc bấy giờ chính là nhiếp ảnh gia tai tiếng Terry Richardson.
“Make Love Not War” của Vogue Italia, 2007
Vogue Italia, dưới thời kỳ của Tổng Biên tập Franca Sozzani, là một trong những tòa soạn dũng cảm nhất khi liên tục cho ra mắt những bộ ảnh thời trang theo sát dòng sự kiện thế giới, dấy lên không ít tranh cãi, dù là ủng hộ hay phản đối. Đơn cử như bộ ảnh Make Love Not War năm 2007. Được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steven Meisel, bộ ảnh lấy bối cảnh nơi chiến trận, và dàn người mẫu liên tục tạo những kiểu dáng khiêu gợi, âu yếm nhau đầy ướt át và nóng bỏng.
Ngay khi ra mắt, bộ ảnh thời trang ngay lập tức khiến khán giả liên hệ với cuộc chiến Iraq đang diễn ra khốc liệt ở phía bên kia bán cầu. Tất nhiên, bộ ảnh dính phải chỉ trích rằng đang thần tượng hóa chiến tranh, nhưng một số khác vẫn cho rằng bộ ảnh mang thông điệp hoàn toàn tích cực về những gì đang diễn ra ngoài đời thực.
“Water and Oil” của Vogue Italia, 2010
Nếu năm 2010 là cột mốc trọng đại của Anh Quốc khi họ thoát khỏi dư chấn khủng hoàng tài chính 2008 và chào đón tân thủ tướng David Cameron, thì ở Hoa Kỳ, sự khủng hoảng về mặt chính trị và môi trường tràn ngập chính phủ đất nước này với sự cố tràn dầu Deepwater Horizon vào ngày 20/4 , vịnh Mexico. Sự kiện đã gây thiệt mạng đến 11 người, 4.9 triệu thùng dầu và tổn thất nặng nề đến sinh thái hải dương toàn cầu đến tận những năm về sau.
Hòa mình cùng sự tức giận của cộng đồng thế giới năm đó, Vogue Italia, với sự dẫn dắt của Tổng Biên tập Franca Sozzani và Giám đốc Nghệ thuật Fabien Baron, chính thức phát hành ấn phẩm mang tên The Latest Wave, cùng bộ ảnh thời trang Water & Oil đầy tranh cãi cùng nhiếp ảnh gia Steven Meisel. Bộ ảnh là những khung cảnh tái hiện của biến cố tràn dầu đau thương, với những vách đá xác xơ và hình tượng trơ trọi của “chú chim nạn nhân” do nữ người mẫu Kristen McMenamay đóng vai. Bộ ảnh là một cú sốc lớn với cộng đồng thế giới. Một số người hết mực ủng hộ với sự táo bạo của Vogue Italia, trong khi phần còn lại bày tỏ thái độ phận nỗ khi tòa soạn thần tượng hóa một trong những thảm họa của nhân loại. Đáp trả lại những ý kiến chỉ trích, Giám đốc tòa soạn Carlo Ducci đã phát biểu: “Tại sao, chúng tôi phải im lặng trước những sự kiện như thế này? Tại sao, cách diễn giải của chúng tôi lại không được nghệ thuật hóa?”
Ngoài hai bộ ảnh thời trang trên, Vogue Italia thời đại Franca Sozzani còn sở hữu nhiều bộ ảnh với ý tưởng táo bạo khác như State of Emergency, Makeover Madness và Couture Delivery.
“Unhate” của United Colors of Benetton, 2011
Năm 2011, thương hiệu thời trang nước Ý United Colors of Benetton đăng tải chiến dịch mới với hình ảnh hai người đàn ông hôn nhau, Tuy nhiên, điểm đáng nói ở đây, hai người đàn ông ấy chính là Giáo hoàng Benedict XVI và Lãnh tụ Hồi giáo (Imam) Sheik Ahmed el-Tayeb. Hình ảnh qua chỉnh sửa này dấy nên làn sóng dư luận trái chiều không chỉ ở đại chúng mà còn “động chạm” đến tòa thánh Vatican.
Cụ thể, tòa thánh tối cao của đạo Công giáo đã thực hiện các biện pháp pháp lý ở Ý và các nước khác nhằm ngăn chặn bức ảnh phát tán. Chỉ trong vòng vài giờ, bức ảnh đã bị gỡ xuống. Chiến dịch Unhate mang mục đích gạt bỏ sự thù hận, thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa con người và văn hóa. Thương hiệu United Colors of Benetton nổi tiếng với nhiều chiến dịch thời trang gắn liền với những vấn nạn của xã hội, nhằm nhắn gửi những thông điệp tích cực đến thế giới. Thương hiệu thường xuyên cộng tác cùng Liên hiệp quốc để thực hiện những bộ ảnh mang tính kêu gọi cộng đồng.
Miu Miu, Xuân Hè 2015
Trong chiến dịch Xuân Hè 2015, Miu Miu đã vướng phải làn sống phản đối kịch liệt bởi một tấm ảnh nhạy cảm. Đó là tấm ảnh nữ người mẫu Mia Goth tạo dáng gợi cảm, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steven Meisel. Bức ảnh được cho là thể hiện hình tượng trẻ vị thanh niên theo hướng khiêu dâm, và thương hiệu bị lên án với thái độ “vô trách nhiệm” trong phần kiểm duyệt hình ảnh truyền thông. Dù Mìa Goth, ở thời điểm đó, đã 22 tuổi, chiến dịch vẫn buộc phải hủy bỏ vì sự giận dữ của cộng đồng người tiêu dùng thế giới.
Eckhaus Latta, Xuân Hè 2017
Ngay từ chiến dịch quy mô lớn đầu tiên của mình vào năm 2017, Eckhaus Latta đã gây ra khá nhiều tranh cãi và phản đối. Các nhà thiết kế của thương hiệu đã tuyển những cặp đôi thật không chỉ để diện các thiết kế Xuân Hè 2017 mà còn “chim chuột” với nhau xuyên suốt buổi chụp ảnh. Dù cho những bức ảnh đều bị làm nhòe, bộ ảnh thời trang vẫn dấy nên làn sóng phẫn nộ dữ dội, đến mức trang chủ của thương hiệu bị sập khi ấy. Không ít người xem đó là hình thức khiêu dâm đến từ thương hiệu. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Heji Shin thực hiện.
Bạn thấy các bộ ảnh trên thế nào, bạn phản đối chiến dịch nào nhất, hãy chia sẻ và nêu ý kiến của mình nhé!
Theo Menfolio
Xem thêm
5 bộ phim có cảnh khiêu dâm bị hạn chế phát hành trên Thế giới
Ranh giới giữa phim 18+ nghệ thuật và thể loại khiêu dâm là như thế nào bạn có bao giờ...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK