Nike không muốn từ bỏ các đối tác bên ngoài để tăng doanh số hàng của mình nhưng đã xây dựng và áp dụng các tiêu chí lựa chọn mới, đó là giữ nguyên bản sắc và trên hết là định vị tinh thần của thương hiệu.
Cho đến năm 2017, các kênh bán hàng của Nike vẫn rất đa dạng, và thường rất mâu thuẫn với nhau – giới kinh doanh tại Việt Nam chúng ta thường gọi là “va kênh”.
Trong khi ở các bản sneakers phát hành độc quyền, thương hiệu này đã chuyển sang mở bán ở ứng dụng SNKRS và một số nhà bán lẻ thời trang cao cấp được chọn lọc kỹ càng.
Còn lại các sản phẩm khác của Nike có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết mọi nơi, từ các trung tâm bách hóa lớn cho tới các cửa hàng đồ thể thao, thậm trí được bày bán cả trong các cửa hàng nhỏ ở các thành phố không quá lớn.
Điều này được thể hiện qua cả các báo cáo bán hàng khi 84% doanh thu của Nike đến từ kênh bán buôn. Doanh số bán hàng liên quan đến các kênh trực tiếp của Nike như trang web hoặc cửa hàng hàng đầu chỉ chiếm 16%.
Tuy nhiên, điều này đang có sự thay đổi nhanh chóng, báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 của Nike cho thấy, doanh số bán hàng trực tiếp đã tăng lên 39% tổng doanh số của thương hiệu, doanh số từ các nhà bán lẻ thông qua hoạt động bán buôn giảm xuống còn 61%.
Sự cân bằng doanh số giữa các kênh bán hàng vẫn chưa xảy ra, nhưng đây là kết quả đầu tiên của chiến lược được Nike công bố vào năm 2017, được gọi là hành vi tấn công trực tiếp vào người tiêu dùng, nhằm thu hút công chúng đến với các kênh bán hàng trực tiếp của Nike, bao gồm các nền tảng kỹ thuật số như trang web và ứng dụng SNKRS và các cửa hàng vật lý truyền thống của thương hiệu – được thiết kế để ấn tượng và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
Bằng cách này, Nike đã cắt bỏ các khâu trung gian không cần thiết, tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận, đồng thời tăng thêm quyền kiếm soát tiêu chuẩn thương hiệu nhiều hơn và thắt chặt mối quan hệ trực tiếp với khách hàng của mình.
Bên cạnh đó: Xây dựng thương hiệu thời trang từ câu chuyện của Nike, Kaepernick
Cùng với đó, Nike đã cắt giảm đáng kể số lượng nhà bán lẻ, trong đó nổi bật nhất là Amazon, tránh các cửa hàng và nhà bán lẻ có danh tính không rõ ràng hoặc tiếp cận cùng tệp khách hàng mà thương hiệu này có thể chăm sóc trực tiếp.
Việc lựa chọn các đối tác bản lẻ do đó mang tính chiến lược rõ ràng hơn, và vào năm 2017, Nike cũng đã thông báo rằng họ sẽ ưu tiên một nhóm các nhà bán lẻ, tiêu biểu ở thị trường Hoa Kỳ là Dick’s Sporting Goods, Foot Locker và JD Sports, cũng như các cửa hàng có uy tín và có thương hiệu tốt ở các địa phương.
Điều này đồng nghĩa Nike đã nâng cao vai trò của các cửa hàng bán đồ trượt ván ở các địa phương, vốn đã trở thành điểm khởi đầu cho sự xuất hiện trở lại của Dunks, thường được phát hành dưới dạng ‘bản xem trước’ hoặc độc quyền tại các cửa hàng này.
Nike không muốn từ bỏ các đối tác bên ngoài để tăng doanh số hàng của mình nhưng đã xây dựng và áp dụng các tiêu chí lựa chọn mới, đó là giữ nguyên bản sắc và trên hết là định vị tinh thần của thương hiệu.
Theo Nike, chiến lược này sẽ tiếp tục được triển khai trong các năm tới và dự kiến đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tiếp sẽ chiếm 60% tổng doanh số của thương hiệu.
Ở cuộc cạnh tranh giữa adidas và Nike: adidas thiếu gì trong cuộc chiến với Nike