Loafer là một kiểu giày đã chiếm trọn được cảm tình của nam giới. Với thiết kế thành giày thấp, không dây buộc hay khóa cài tạo được nét độc đáo và tách biệt rõ ràng trong giới ăn mặc cổ điển.
Loafer là giày gì?
Loafer là một kiểu giày tây dạng trượt không có giây buộc và khóa cài với dáng giày thấp, đế tách biệt với thân giày và gót (thường) không cao.
Giày loafer có lịch sử phát triển hàng trăm năm và là kiểu giày da được sử dụng bởi cả nam và nữ giới.
Loafer là kiểu giày trang trọng nhưng phóng khoáng và thoải mái, rất được ưa chuộng trong phong cách thời trang cổ điển.
Nguồn gốc của giày Loafer
Chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của những đôi giày loafer nhé.
Xưởng giày Wildsmith Loafer và đôi giày lười của nhà vua
Vào thế kỉ XIX tại London (Anh), năm 1847, Matthew và Rebecca Wildsmith mở một xưởng giày dép Wildsmith Shoes chuyên sản xuất và sửa chữa ủng cho Kỵ binh.
Năm 1926, vua George VI đặt riêng một đôi giày có thể đi cả trong lẫn ngoài ngôi nhà của mình. Cháu trai của họ – Raymond Lewis Wildsmith đã nghĩ ra một thiết kế giày gót thấp không dây buộc, có thể xỏ vào/cởi ra tuỳ ý. Do chúng có nhiều điểm tương đồng so với giày Moccasin nên không biết liệu Raymond đã sao chép hay chỉ vô tình nghĩ ra để đáp ứng theo yêu cầu. Loafer sau đó phổ biến nhanh chóng và là một lựa chọn cho trang phục đi lại hàng ngày.
Giữa năm 1950, sự yêu thích đôi giày lười ngày càng được nhân rộng, chúng được chỉnh sửa và cải tiến trở nên thanh thoát hơn. Ở Mỹ, rất nhiều quý ông còn chọn giày lười có thể mặc chung với suit. Chiếc giày lười lúc này trở nên linh hoạt trong các sự kiện trang trọng.
Aurland Loafer – khởi nguồn cho một xu hướng
Đầu thế kỷ 20, thợ đóng giày Nils Gregoriusson Tveranger đã đến Bắc Mỹ vào năm 13 tuổi và dành 7 năm để học nghệ thuật đóng giày. Năm 1930, ông giới thiệu một thiết kế mới với phần gót được gọi là “Aurland moccasin” – sự pha trộn giữa giày da đanh của bộ lạc Iroquois (Bắc Mỹ) và giày da đanh của ngư dân ở quê hương mình, thị trấn Aurland (Na Uy).
Vào thời điểm đó, nhiều người Mỹ bắt đầu đi du lịch châu Âu, họ tình cờ bắt gặp và tò mò về những đôi giày này, rất thích thú và mua một đôi làm kỉ niệm. Tạp chí Esquire có nhắc “Loafer như là món phụ kiện được số đông ở Mỹ yêu thích”, là một mặt hàng chủ lực của Prep và Ivy Style.
Khoảng năm 1933, gia đình Spaulding (New Hampshire) bắt đầu sản xuất giày dựa trên Aurland Moccasin và đặt tên cho sản phẩm là “Loafer”. Thời điểm này, Loafer là tên gọi chung cho những đôi giày bệt ở Mỹ.
Năm 1940, nhà công nghiệp và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Arthur Gardner đã mua một đôi giày Aurland. Khi không thể nhận được hàng, ông đã yêu cầu đại sứ Na Uy cung cấp một bản phác thảo về đôi giày. Mặc dù Gardner không biết đôi giày được sản xuất ở đâu, nhưng vị đại sứ nhận ra rằng ông ta chắc hẳn đang ám chỉ giày Aurland. Thị trưởng địa phương đã tổ chức sản xuất và 3 tháng sau, 4 đôi giày đã được gửi đến Washington, D.C.
Các kiểu giày Loafer
Các kiểu giày Loafer nam thường gặp đó là: Penny Loafer, Tassel Loafer, Belgian Loafer. Ngoài ra còn rất nhiều kiểu dáng giày Loafer khác nhau như: Bit Loafer (Hazel Loafer), Slipper, Pump, Boat,… hay Driving Loafer với đế thấp hơn để phục vụ việc lái xe.
Giày Penny Loafer
Penny Loafer là kiểu phổ biển nhất trong rất nhiều biến thể của giày loafer nam.
Vào những năm 1950, một số học sinh đã gọi kiểu giày này là “người đi vay một xu”. Theo truyền thuyết, dải da nằm ngang chính là nơi để cất giấu những đồng xu (Penny). Học sinh thì giấu đồng xu để dành cho những buổi diễn thời trang, người khác thì giấu đồng xu cho những trường hợp khẩn cấp vẫn có tiền để gọi điện thoại công cộng.
Cái tên Penny được hình thành và trở nên quen thuộc với các “tín đồ” thời trang, là một người bạn đồng hành hoàn hảo cho người mới nhập môn Classic Menswear.
Loafer có thể phối với denim và khakis, quần shorts,.. có thể phá vỡ quy tắc nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch. Vào những năm 1930, Công tước Windsor tiên phong với dòng giày lười Penny, ông thường diện bộ cánh của mình với đôi Penny màu nâu trắng đan xen (Spectator Loafer).
Giày Tassel Loafer
Arthur Tarlow Sr Alden, đã đưa ra một yêu cầu giữ ren da và quả tua làm vật trang trí dựa trên bản mẫu. Ông tiếp tục lên bản phác thảo suốt hơn năm trời, cho ra mắt Tassel Loafer vào năm 1950 thông qua các cửa hàng Lefcourt và Morris. Năm 1957, Brooks Brothers tiếp cận Alden để mua bản quyền và tạo ra một dòng giày lười tua rua đặc biệt dành cho họ. Ngày nay, Tassel Loafer là độc quyền của Brooks Brothers.
Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của kiểu giày này. Alan Flusser đã tuyên bố chúng rất phổ biến với Ivy League lấy bối cảnh những năm 1920 (chưa xác thực). Bằng chứng cho thấy rằng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nam diễn viên điện ảnh người Mỹ Paul Lukas đã mua một đôi giày Oxford có ít tua ở cuối dây khi đi du lịch nước ngoài. Khi trở về Mỹ, anh ấy đã mang đôi giày này đến các thợ đóng giày ở New York, Farkas & Kovacs, yêu cầu họ làm một đôi khác tương tự. Không hoàn toàn hài lòng, Lukas đến Lefcourt (New York) và Morris Bookmakers (Beverly Hills). Trớ trêu thay, cả hai công ty này đều chuyển yêu cầu cho Công ty giày Alden.
Belgian Loafer / giày Bỉ
Vào những năm 1950, Henri Bendel, người có chuỗi cửa hàng dòng giày Chanel, Dior và Balenciaga từ Hoa Kỳ. Ông bán cửa hàng (1954) và mua hai nhà máy giày ở Bỉ (1956) để sản xuất giày lười cho nam và nữ. Chiếc ruy băng hình nơ nhỏ trên mũi giày đã cứu vớt ngành công nghiệp giày lúc bấy giờ. Bendel sau đó được phong tước Hiệp sĩ Leopold I (1964), làm Chỉ huy Hiệp sĩ Leopold II (1970). Sau này, giày Bỉ được xem là kiểu giày xa hoa trong những kiểu giày Loafer.
Đặc điểm chung của giày Loafer
- Loafer không có dây buộc. Nói cách khác, đó là một đôi giày trượt.
- Dáng giày thấp dưới mắt cá chân.
- Phần đế tách biệt với phần thân của giày.
- Gót tương đối thấp.
- Mũi giày có cấu tạo giống như giày Moccasin. (giày da đanh/ ở Việt Nam gọi là giày mọi)
- Tuỳ theo kiểu dáng, một số giày lười có một miếng da vắt ngang gọi là yên ngựa.
Sự khác nhau giữa giày Loafer và Moccasin
- Tất cả các loại giày lười đều có đế riêng biệt, đa số giày mọi có đế liền với thân.
- Giày Loafer có gót đế cao xác định như quy chuẩn giày tây, giày Moccasin thì không.
- Loafer không có hoạ tiết thêu, kết cườm hoặc các trang trí khác trên mũi, điều mà xảy ra trên giày Moccasin.
- Điều đáng nói là 2 loại giày này phát triển ở 2 lục địa khác nhau.
Cấu trúc đế của giày Loafers
Đế khâu Blake (Mckay) được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng mặc dù đôi khi vẫn có những đôi giày đế khâu Goodyear. Về giá thành, đế khâu Goodyear nhỉnh hơn một chút do công đoạn khâu phức tạp, bù lại chắc chắn và việc thay đế dễ dàng hơn so với đế khâu Blake.
Tất cả giày tây đều được dùng 2 loại đế thông dụng: đế da và đế cao su dainite. Riêng đế da đôi khi dán thêm một lớp dán cá giúp việc đi lại đỡ trơn trượt tuỳ theo yêu cầu khách hàng.
Tính ứng dụng của giày Loafers
Loafer không phải kiểu giày slip on, càng không phải là giày Moccasin, có thể do động tác xỏ chân vào giày giống nhau nên nhiều người thường nghĩ chúng là một.
Do có nét riêng biệt rõ ràng, một số kiểu giày Loafer hiện nguyên con qua từng mẫu giày như: Gucci Loafer, Buckle Loafer, Gents Loafer, James Loafer,…
Thực sự Loafer là một kiểu giày độc đáo. Cá nhân tôi cũng không thể đưa ra lời khuyên chính xác để phân định chúng thuộc tuýp ăn diện formal hay casual bởi sự linh hoạt mà chúng hiện hữu. Điều này không nằm hoàn toàn ở đôi giày nữa mà chúng sẽ phụ thuộc vào mục đích ăn vận của bạn.
Đó là điều tuyệt vời nhất của Loafer, đôi giày tây lịch lãm nhưng vô cùng thoải mái và phóng khoáng.
Về cách phối đồ với giày loafer nam, các bạn có thể tham khảo trong bài viết: Cách phối đồ với giày loafers nam để có một outfit hoàn hảo
Bài viết hữu ích
Giày của James Bond
Có một sự thật là James Bond không quá quan tâm đến giày... Khi tác giả Ian Fleming tạo hình...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK