Giày Derby là món đồ thay thế hoàn hảo cho Oxford trong trang phục thường ngày. Không quá trang trọng nhưng vẫn đảm bảo được sự lịch lãm cùng tính thoải mái, ưu điểm đó khiến Derby là đôi giày tây thông dụng nhất của mọi nam giới.
Mở đầu
Theo quan sát của tôi, hầu hết chúng ta mặc định rằng tất cả giày tây đều như nhau dù mỗi đôi giày mang thiết kế riêng biệt. Quan điểm hẹp hòi này dẫn đến việc tủ giày nam giới chỉ có một hoặc hai đôi giày tây đen. Trên thực tế, giày tây không chỉ nằm ở phạm vi công sở, từ các sự kiện quan trọng đến những chuyến dã ngoại đều có sự đa dạng của chúng.
Tuy nhiên, chúng không phải tắc kè, không thể đổi màu đổi kiểu để thích nghi với từng môi trường và hoàn cảnh được. Vì vậy, bài viết lần này tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc kiểu giày ít trang trọng hơn hay nói cách khác là dành cho việc đi lại thường ngày – kiểu giày Derby.
Nguồn gốc của giày Derby
Câu chuyện bắt đầu từ bá tước Derby thứ XIV có bàn chân to khiến ông rất khó đi ủng, và thợ làm giày đã tạo ra một kiểu ủng ren hở để ông xỏ chân vào dễ dàng hơn. Năm 1872, tạp chí St. Crispin’s Magazine có mô tả “một đôi giày buộc dây mới tốt hơn so với người Oxonian vì đường may không gò bó bàn chân”.
Vào cuối thế kỉ XVIII , trong các cuộc chiến tranh thời Napoléon, một sĩ quan quân đội Phổ (nước Đức ngày nay) tên là Gebhard Leberecht von Blücher, Fürst von Wahlsett, đã thiết kế lại đôi giày ủng với đặc tính tiện lợi, dễ dàng, linh hoạt mang vào/tháo ra và có độ bền cao phục vụ quân đội sử dụng trong quá trình chiến đấu. Kiểu giày sau đó được đặt tên Blucher.
Blucher được xem là tiền thân của mẫu giày Derby. Ở Mỹ, thuật ngữ Derby và Blucher thường được thay thế cho nhau do chúng đều là những đôi giày có hệ thống ren hở. Trong khi Derby có 2 phần hông được khâu lại với nhau và phần mũi với phần lưỡi gà, thì giày Blucher có phần mui nhỏ được khâu vào phần mũi tạo ra hệ thống viền.
Phân biệt giày Derby và Oxford
Thực tế, giày Derby chỉ khác giày Oxford ở hệ thống dây buộc.
Đối với giày Oxford, phần hông được may đè lên mui giày, khi thắt dây phần mui đóng khít lại che khuất lỗ khoen (hệ thống viền kín).
Đối với giày Derby, phần mui được may đè lên phần hông giày, khi thắt dây phần mui dư một khoảng cách nhỏ giữa hai bên và thấy lỗ khoen (hệ thống viền hở).
Cấu trúc đế của giày Derby
Giống như giày Oxford, cấu trúc khâu Goodyear hay khâu Blake (Mckay) không ảnh hưởng nhiều đến kiểu dáng đôi giày. Đa số các loại giày tây đều được áp dụng 2 kiểu khâu này.
Giày Derby được sử dụng trong trường hợp nào
Trong văn hoá giày tây, giày có viền kín được coi là trang trọng hơn viền hở. Tuy nhiên, viền hở tạo cảm giác thoải mái, giúp đôi chân hạn chế sưng, mỏi. Vì vậy, giày Derby được xem là kiểu giày phục vụ cho việc đi lại thường ngày (casual). Nếu bạn muốn tiết kiệm, một đôi giày Derby nâu sẫm hoặc nâu đỏ rượu vang (burgundy) là sự lựa chọn an toàn.
Tương tự Oxford, một số giày Derby núp bóng trá hình dưới nhiều kiểu khác nhau: Plain Derby, Captoe Derby, Wingtips Derby/Brogue, Wholecut Blucher, Apron Toe, Moctoe Derby.
Cùng ngắm một số trang phục đẹp khi phối với giày Derby nhé.
Bài viết hữu ích
Monk-strap: đôi giày của những quý ông phóng khoáng
Monk-strap cũng giống như những loại giày tây khác, là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK