Tư duy bố mẹ đến đâu, thì điểm xuất phát của con nằm ở đó. Trừ khi phước của nó rất lớn, tuệ nó sáng thì mới đủ bứt phá ra khỏi cái thế giới tư duy mà bố mẹ nó đã cài rất sâu vào đầu nó từ lúc nhỏ.
Anh em nào từng nghiên cứu qua tâm lý học phân tích của Carl Jung (CJ) thì chắc đã có khái niệm về Shadows (vùng tối tâm hồn), Anima (cực âm, hay ‘phần đàn bà’) trong người đàn ông và Animus (cực dương, hay ‘phần đàn ông’) trong người đàn bà.
CJ cũng có khá nhiều bài phân tích tại sao phần vô thức bên trong mỗi bố mẹ sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực thế nào đến tâm hồn của đứa con. Nói đơn giản hơn, theo nhà Phật, tâm thức của bố mẹ đến đâu thì tâm thức đứa con sẽ bị giới hạn đến đó.
Còn giới hạn cụ thể thế nào thì tôi xin kể lại câu chuyện sau:
Tôi lại lấy chuyện vợ tôi và ổ bánh mì thịt quay. Cách đây cũng 7-8 năm, tôi với vợ đang đi bát phố thì thấy người ta xếp hàng mua bánh mì đông quá, nhìn kỹ, là bán bánh mì thịt quay. Tôi thì ăn nhiều lần rồi, vợ tôi thì mới ăn lần đầu tiên, thế là cho nàng thử.
Ăn xong, tối đó nàng đau bụng tào tháo rượt, ói đến xanh mặt, thế là thề không bao giờ đụng đến bánh mì thịt quay nữa. Không dừng ở đó, chỉ cần nghe ai chuẩn bị ăn bánh mì thịt quay ở chỗ đó là vợ tôi luôn nhắc, coi chừng đau bụng đấy.
Đó là một dạng lưu thông tin trong não, dưới dạng ‘định kiến’. Chúng ta tiếp xúc với một việc A hay một người B, trải nghiệm tốt hay xấu, hay bình thường, đều sẽ được lưu lại trong não bộ. Nó là cơ thế bình thường, khoa học gọi là triến trình não ghi nhớ, tâm lý học gọi là tiến trình tâm, còn tôi thì gọi là ‘cơ chế ra đòn’.
Không riêng vợ tôi, mà tất cả chúng ta đều bị. Đơn giản nhất chơi phây-bút, đứa nào hay comment cà khịa chúng ta thì não chúng ta sẽ lưu lại và định danh cho đứa đó ngay. Cứ thấy nó xuất hiện, tâm sân hận nổi lên > Tâm nó chi phối cảm xúc, enzym và hocmoon > cảm xúc với hocmoon lại điểu khiển nhịp thở và nhịp tim > khí lên não thay đổi > não chộp mẹ thông tin lưu trong quá khứ > thế là ra đòn ! Bố comment lại cho mày chết, không thì ghim sâu nặng hơn. Càng ghim thì phần shadows (bóng tối tâm hồn) càng kìm nén và càng có ‘thức ăn’ để phát triển to lên dần dần mà chúng ta không hề hay biết.
Cứ thế, mỗi ngày chúng ta lưu trữ rất nhiều trải nghiệm hay kinh nghiệm cục bộ về đối tượng và sự việc. Như chuyện vợ tôi ăn bánh mì thịt quay rồi đau bụng; nhưng ngay sau đó, lẽ ra vợ tôi nên tự đặt vài câu hỏi để tự lập trình lại tư duy, “tại sao người ta ăn bình thường không trúng, mà mình ăn lại trúng, do bụng mình yếu hay do ổ bánh mì ?! 100 người ăn thì có mấy người giống mình ?!”
Trở lại chuyện bố mẹ dạy con, nếu bố mẹ lấy những trải nghiệm cục bộ trong não mình để dạy con thì dần dần nó sẽ nhìn thế giới cực kỳ móp méo. Thằng Bố càng có kinh nghiệm xấu về cái gì, là y như rằng, càng dạy thằng con sâu về cái đó. Bố làm việc A luôn khó khăn, không sinh lợi, thì dạy thằng con đừng làm nghề đó hay ngành đó. Chứ ít ai đặt câu hỏi, cũng việc đó, có người vẫn giàu mà sao mình vẫn nghèo, phải tự hỏi ‘tại sao’ x 5 lần.
Cái khó nhất, bố mẹ lại chẳng nhận thức được những gì chúng ta đang biết trong đầu đều rất giới hạn. Cụ thể hơn, bố mẹ càng không nhận thức gì về phần shadows và phần âm/dương bên trong của mình đang như thế nào thì chúng ta càng dễ copy & paste nguyên si một cách vô thức lên tâm thức đứa con.
Đó là tại sao tư duy bố mẹ đến đâu, thì điểm xuất phát của con nằm ở đó. Trừ khi phước của nó rất lớn, tuệ nó sáng thì mới đủ bứt phá ra khỏi cái thế giới tư duy mà bố mẹ nó đã cài rất sâu vào đầu nó từ lúc nhỏ.
Còn về phần đàn bà (anima) trong mỗi thằng đàn ông, nó cũng tiến hóa theo thời gian. Bước đầu tiên trong thực hành là anh em phải trung thực, nhìn ra xem nó đang ở đâu, ở mức nào. Nói một cách dễ hiểu nhất, ‘phần đàn bà’, cực âm, anima đó, nó như 1 đứa con sống trong tâm hồn của anh em.
Anh em cần khắc ghi, mình không thể từ chối nó vì nó là đứa con của anh em. Con thì có đứa hư, đứa ngoan, đứa phá mình, đứa hỗ trợ mình. Cái hay là anh em có đủ kỹ luật, trí tuệ và tình thương để nuôi dưỡng đứa con đó trở thành 1 cánh tay đắc lực cho anh em hay không. Còn nếu để nó hư không kiểm soát thì nó sẽ kéo mình xuống tận đáy. Ở ngoài đời, đứa con thật (có hình tướng), khi nó hư, nó phá thế nào thì anh em chắc chứng kiến nhiều rồi.
Nên với tôi, cốt lõi của việc dạy con là “sửa mình” trước. Càng sửa càng thấy mình ngu là mình bắt đầu tiến bộ rồi đấy.
“Vì hoa, sửa đất – vì con, sửa mình” là vậy.
Chẳng ai hoàn hảo để làm bố mẹ cả.
Cả tôi, cũng không chắc dạy con được đến đâu, nhưng điều ít nhất mà tôi sẽ làm, là không lấy những giới hạn trong đầu tôi để nhồi vào đầu nó.
Cuộc đời nó hãy để nó tự khám phá, nó càng có tư duy phản biện, hiểu cách não và vô thức hoạt động sớm chừng nào, thì cả bố nó, nó cũng chỉnh được.
Bài viết hữu ích
Thư gửi con trai của ba, người đàn ông trong tương lai
Cuộc đời của con là do chính con quyết định. Ba và mẹ tin rằng con sẽ quyết định đúng,...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK