On Children là loạt phim tâm lý xã hội nổi tiếng của Đài Loan, từng thắng nhiều hạng mục trong giải thưởng Chuông Vàng dành cho phim truyền hình. Loạt phim do nữ đạo diễn Trần Tuệ Linh chuyển thể dựa trên cuốn sách có tựa đề “Your Child Is Not Your Child” của tác giả Ngô Hiểu Lạc.
Cảnh báo: Đây là phim original trên Netflix được phân loại 18+ vì sự u ám, buồn thảm, với các yếu tố có thể gây nên cảm xúc tiêu cực cho người xem liên quan đến áp lực xã hội, sự áp bức của cha mẹ lên con cái hoặc ảnh hưởng của thảm kịch gia đình đối với sự phát triển của thanh thiếu niên. Các tình tiết trong phim có thể khơi dậy sự cảm thông hoặc trở nên rất ám ảnh tùy theo trải nghiệm cá nhân của chính bạn. Khán giả cân nhắc khi xem bộ phim này, kẻo xem xong buồn cả ngày.
Review phim On Children
On Children là loạt phim tâm lý xã hội nổi tiếng của Đài Loan, từng thắng nhiều hạng mục trong giải thưởng Chuông Vàng dành cho phim truyền hình. Loạt phim do nữ đạo diễn Trần Tuệ Linh chuyển thể dựa trên cuốn sách có tựa đề “Your Child Is Not Your Child” của tác giả Ngô Hiểu Lạc.
Cấu trúc loạt phim được làm với dạng hợp tuyển, bao gồm 5 tập với nội dung và các nhân vật khác nhau, mỗi tập trình bày một câu chuyện đau thương, đưa ra một bài học đắt giá khiến người xem phải suy ngẫm.
Nội dung phim là giả tưởng nhưng nó được truyền cảm hứng từ những vụ việc có thật mà tác giả Ngô Hiểu Lạc đã dành nhiều thời gian để ghi chép lại.
Bản thân Ngô Hiểu Lạc từng làm gia sư bán thời gian và đã tận mắt chứng kiến nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra trong các gia đình Đài Loan, từ đó cô viết nên những câu chuyện mang tính giáo dục cao để góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề trong xã hội, hoặc chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái đúng cách.
Các tập phim:
– Tập 1 (Mother’s Remote): Sau khi khám phá ra việc con trai mình gian lận trong bài kiểm tra. Người mẹ đơn thân sử dụng một thiết bị để kiểm soát cuộc sống của cậu bé. Tuy nhiên, hành động đó mang đến hậu quả khó lường.
– Tập 2 (Child of the Cat): Căng thẳng tột cùng dưới áp lực phải thi đậu vào đại học danh tiếng, cậu bé A Yan mang về nhà một cái hộp dựng những con mèo con bị bỏ rơi, cậu dường như bị kéo vào một chiều không gian song song đen tối.
– Tập 3 (Last day of Molly): Khi chứng kiến đứa con gái của mình tự kết liễu cuộc sống, một người mẹ bảo thủ buộc phải dùng công nghệ hiện đại để đi vào tâm tưởng của con gái, nhằm khám phá nguyên nhân thực sự sau cái chết.
– Tập 4 (Peacock): Cô bé nọ vào học trong một ngôi trường tư thục dành cho những học sinh ưu tú, tại nơi đây cô như bị ảo giác khi nói chuyện và có giao kèo khiến cuộc sống thay đổi mãi mãi với một con công biết nói trong sân trường.
– Tập 5 (ADHD is Necessary): Khi thấy thành tích học tập của đứa con gái ngày càng sa sút, một người mẹ đã dùng những biện pháp tàn nhẫn để tránh khỏi bị mất đi vị thế trong xã hội.
Nguyên văn tựa đề của loạt phim “On Children” và quyển sách “Your Child Is Not Your Child“ (tiếng Trung: 你的孩子不是你的孩子” – Nhĩ Đích Hài Tử Bất Thị Nhĩ Đích Hài Tử, dịch nghĩa: “Con Của Bạn Nhưng Không Phải Là Con Của Bạn”) đều bắt nguồn từ tựa đề và lời của bài thơ “On Children” do nhà thơ nổi tiếng người Lebanon Khalil Gibran viết, bài thơ như một lời khuyên nhủ dành cho các bậc cha mẹ về cách đối xử và nhìn nhận con cái mình, trong đó một đoạn có thể được dịch lời như sau:
“… Con của bạn nhưng không phải là con của bạn.
Chúng là những con trai và con gái của chính Sự Sống.
Chúng sinh ra thông qua bạn, chứ không đến từ bạn,
Và, vâng, chúng ở bên cạnh bạn, nhưng không thuộc về bạn.
Bạn có thể ban cho chúng sự yêu thương, nhưng không thể áp đặt suy nghĩ,
Bởi chúng có suy nghĩ của riêng mình.
Bạn có thể kềm giữ cơ thể, nhưng không giam cầm được linh hồn của con,
Bởi linh hồn chúng thuộc về ngôi nhà của tương lai,
Nơi đó bạn không thể ghé thăm, ngay cả trong giấc mơ của mình.
Bạn có thể cố trở nên giống chúng, chứ không thể bắt chúng giống mình được.
Bởi cuộc sống luôn tiếp tục chứ không bị níu kéo bởi ngày hôm qua…”
Trong câu thơ “Con của bạn nhưng không phải là con của bạn” thì từ “của” đầu tiên chỉ mối quan hệ cha mẹ và con cái, trong khi chữ “của” thứ hai lại tượng trưng cho sở hữu cách, sự ngộ nhận về tính chiếm hữu mà cha mẹ áp đặt lên con cái mình.
Nhà thơ muốn nhấn mạnh rằng trong mối quan hệ cha mẹ và con vốn không thể tồn tại sự áp đặt và các bậc phụ huynh cần phải nhận thức rất rõ sự khác biệt này.
Vì những sáng tác đầy giá trị, mang tính nổi loạn và lãng mạn, khơi dậy động lực nhằm khám phá và nhận thức chính bản thân của mỗi con người, Khalil Gibran không chỉ được xem là thiên tài văn học, ông còn được nhìn nhận như một nhà triết học, mặc dù vậy Gibran luôn từ chối danh xưng này. Khalil Gibran cũng là nhà thơ có sách bán chạy xếp thứ ba của mọi thời đại, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử.
Bài viết hữu ích
Review phim Cam (Kẻ Giả Danh): vén màn bí mật nghề diễn sex
Cam (Kẻ Giả Danh) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Daniel Goldhaber và biên kịch Isa Mazzei. Phim...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK